Thứ ba 19/03/2024 10:10 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Bộ Y tế đề nghị giám sát chặt người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch Marburg

Tin Y tế -
In bài viết

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có Công văn số 1452/BYT-DP về việc tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh Marburg gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tại trường họcBảo đảm sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra73 ngày liên tiếp, nước ta không ghi nhận ca tử vong do COVID-19Một tuần cả nước ghi nhận 83 ca mắc COVID-19

Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Marburg gây ra. Đây là loại vi rút lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, gây sốt xuất huyết và xuất huyết nghiêm trọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể. Vật chủ ban đầu chứa vi rút Marburg là dơi ăn quả châu Phi, có tên gọi Rousettus aegyptiacus.

Bệnh cũng có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hay với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc hoặc chết do vi rút Marburg. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày.

TS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh kiểm tra công tác phòng chống dịch, bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay Nội Bài.
Ảnh minh họa

Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. Hiện bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.

Bộ Y tế đánh giá, đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50%, có thể lên tới 88%). Marburg được phân loại thuộc nhóm A trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm của nước ta.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Marburg, không để lan truyền vào Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh, tại cộng đồng và cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, từ đó, điều tra dịch tễ.

"Lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch ở khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày", Bộ Y tế nêu rõ.

Ngoài ra, Sở Y tế các địa phương cần phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán. Nếu có ca bệnh, cần quản lý và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.

Bộ Y tế cũng lưu ý, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đề nghị tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn.

"Các tỉnh, thành phố cần chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch", Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát và các biện pháp phòng chống, lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm an toàn; tiếp nhận mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định bệnh Marburg từ các địa phương.

Các đơn vị này phải tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh; rà soát, củng cố đội phản ứng nhanh tại đơn vị, sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp ghi nhận trường hợp nghi ngờ, mắc tại các địa phương.

Trước đó, vào giữa tháng 2/2023, Guinea Xích Đạo (một quốc gia nằm ở bờ biển phía Tây của Trung Phi) đã xác nhận đợt bùng phát bệnh đầu tiên do vi rút Marburg sau cái chết của ít nhất 9 người ở tỉnh Kie Ntem phía Tây đất nước này.

Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Thoát “án tử” do kết quả khám bệnh nhầm lẫn

Thoát “án tử” do kết quả khám bệnh nhầm lẫn

TTTĐ - Ngỡ ngàng với chẩn đoán theo dõi ung thư đại tràng tại bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhân quyết định vượt chặng đường gần 500km từ Quảng Ninh đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) mang theo hy vọng thoát “án tử” đang rình rập.
Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys hợp tác thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys hợp tác thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

TTTĐ - Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và Strasys - đơn vị tư vấn hàng đầu về phân tích và đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Anh đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng lâm sàng.
Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u tim

Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u tim

TTTĐ - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật xuyên đêm cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân bị u nhầy nhĩ phải rất lớn, dọa lấp van ba lá.
Tin khác
[Xem thêm]
Bệnh viện “kêu cứu” do việc thanh toán thủy tinh thể bị tạm dừng

Bệnh viện “kêu cứu” do việc thanh toán thủy tinh thể bị tạm dừng

TTTĐ - Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt tỉnh An Giang vừa có công văn gửi Sở Y tế và UBND tỉnh An Giang “cho ý kiến chỉ đạo” việc thanh toán công nợ mua thủy tinh thể nhân tạo trúng thầu thực hiện đầu tháng 7/2023 nhưng sau đó quyết định trúng thầu bị tạm dừng cho đến nay. Vụ việc hy hữu có nguyên nhân do giải quyết khiếu nại quá chậm khi tổ chức đấu thầu vật tư y tế công khai qua mạng quốc gia.