Chủ nhật 26/03/2023 09:08 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Bộ Y tế hướng dẫn phát hiện, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em

Tin Y tế -
In bài viết

TTTĐ - Bộ Y tế có Quyết định số 359/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em”.

Để người khuyết tật tạo nên những giá trị nghệ thuật Quận Hoàn Kiếm: Tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên hòa nhập xã hội Nhiều học sinh khuyết tật tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng "Xuân ấm áp - Tết chia sẻ" mang yêu thương tới trẻ em khuyết tật huyện Sóc Sơn

Theo tài liệu hướng dẫn "Phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em" do Bộ Y tế vừa ban hành, Bộ Y tế dẫn chứng báo cáo của Tổng cục Thống kê về điều tra quốc gia Người khuyết tật Việt Nam ước tính Việt Nam có khoảng 1,2 trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17 (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ < 6 tuổi có tỉ lệ khuyết tật (chiếm 1,39% trẻ cùng độ tuổi).

Loại khuyết tật phổ biến nhất ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là khuyết tật về vận động chiếm 22,4% và khuyết tật về nói chiếm 21,4% tổng số trẻ khuyết tật.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ em là do khuyết tật bẩm sinh (chiếm 55%-64,6%) và do bệnh tật (chiếm 23,5%-29,1%).

Hướng dẫn gồm 2 tài liệu cơ bản: Tài liệu 1 hướng dẫn tổ chức thực hiện phát hiện sớm - can thiệp sớm và tài liệu 2 hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng khuyết tật thường gặp.

Đối với tài liệu 1 về hướng dẫn tổ chức thực hiện phát hiện sớm - can thiệp sớm, Bộ Y tế chỉ rõ tầm quan trọng của phát hiện sớm và can thiệp sớm có tác động tích cực tới trẻ, gia đình và xã hội tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật hội nhập xã hội và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việc phát hiện sớm - can thiệp sớm gồm 5 bước như sau: Thứ nhất, nhận biết sớm là quan sát được những dấu hiệu đầu tiên gợi ý sự phát triển của trẻ có thể có nguy cơ hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi.

Thứ hai, phát hiện sớm là sự nhận diện một cách hệ thống các dấu hiệu bất thường về phát triển, thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi, các công cụ sàng lọc để phát hiện sớm các bất thường sẽ được thành viên gia đình, cộng đồng hoặc các nhà thực hành về y tế hoặc giáo dục thực hiện. Kết quả sàng lọc chưa phải là chẩn đoán, trẻ cần được khám chuyên khoa để có chẩn đoán cuối cùng.

Thứ ba, chẩn đoán là sự xác định các khiếm khuyết về phát triển hoặc bất thường về thể chất, giác quan, tâm thần và hành vi do các nhà chuyên môn chuyên ngành sâu thực hiện.

Thứ tư, tập huấn bao gồm các hoạt động có mục tiêu nhằm tác động tới trẻ và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ.

Thứ năm, hướng dẫn cha mẹ và gia đình là các huấn luyện và tư vấn cho cha mẹ trẻ và thành viên gia đình như giúp phát hiện và chấp nhận trẻ, giúp có đáp ứng phù hợp với hành vi của trẻ, hướng dẫn và tư vấn về các hoạt động kích thích phát triển, tập luyện đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết.

Đối với tài liệu 2 hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng khuyết tật thường gặp gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe - nói; Chậm phát triển ngôn ngữ; Khuyết tật về nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật về trí tuệ và các khuyết tật khác.

Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Kêu gọi hiến máu hiếm cứu bệnh nhân nguy kịch

Kêu gọi hiến máu hiếm cứu bệnh nhân nguy kịch

TTTĐ - Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết từ Tết đến nay, viện nhận được đề nghị dự trù cung cấp máu và chế phẩm máu nhóm hiếm từ các bệnh viện lên đến 180 đơn vị. Trong khi con số này của cả năm 2022 chỉ là 350. Điều này đặt áp lực lớn cho Viện, Trung tâm Máu quốc gia, Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc.
Ca hiến tạng thứ 100 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp hồi sinh bốn cuộc đời

Ca hiến tạng thứ 100 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp hồi sinh bốn cuộc đời

TTTĐ - Trưa 23/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Bệnh viện Việt Đức) công bố ca lấy, ghép mô, tạng thứ 100 từ người cho chết não. Bệnh viện đã thực hiện đồng thời lấy, ghép 4 tạng cho 4 bệnh nhân gồm tim, gan, 2 thận và nhiều mô khác, nguồn tạng từ nam thanh niên 32 tuổi ở Việt Yên (Bắc Giang) bị TNGT chết não hiến tặng.
Tin khác
[Xem thêm]
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật

TTTĐ - Thực hiện dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa phương góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân, năm 2023 toàn quận Hà Đông phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm tối thiểu 0,1% so với năm 2022.
Nâng cao tầm vóc Việt, cải thiện chất lượng dân số

Nâng cao tầm vóc Việt, cải thiện chất lượng dân số

TTTĐ - Ban Chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Chương Mỹ triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội trên địa bàn huyện năm 2023 với mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người Chương Mỹ đến năm 2030 nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người dân trên địa bàn.
Ca mắc thủy đậu tăng mạnh

Ca mắc thủy đậu tăng mạnh

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 10 - 17/3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 70 trường hợp mắc thuỷ đậu.
Xem phiên bản di động