Thứ ba 19/03/2024 09:31 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Hà Nội

Ca mắc thủy đậu tăng mạnh

Tin Y tế -
In bài viết

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 10 - 17/3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 70 trường hợp mắc thuỷ đậu.

Số ca mắc thủy đậu trong năm 2017 tăng gần 50% Cảnh báo bệnh thuỷ đậu vào mùa Phòng ngừa bệnh thủy đậu khi thời tiết giao mùa Ghi nhận nhiều trường hợp học sinh mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thuỷ đậu "vào mùa"

Tuần trước đó Hà Nội cũng ghi nhận 112 ca thuỷ đậu. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 548 ca thuỷ đậu, trong khi cùng kỳ năm 2022 có 4 ca. Trong đó, số mắc ghi nhận cao ở nhóm tuổi mầm non (36,5%) và tiểu học (38%).

Bệnh nhân thuỷ đậu ghi nhận tại 18/30 quận huyện, trong đó một số quận, huyện có số mắc cao, dẫn đầu là Chương Mỹ với 230 ca, tiếp đến là Mê Linh với 69 ca, Ba Vì (60 ca), Nam Từ Liêm (56 ca), Mỹ Đức (42 ca).

Ca mắc thủy đậu tăng mạnh
Ghi nhận nhiều trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non và tiểu học mắc thuỷ đậu

Theo nhận định của CDC Hà Nội, so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc thủy đậu ghi nhận năm 2023 tăng cao, bệnh nhân ghi nhận phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

Thống kê trên cả nước, trong 2 tháng 1-2/2023, cả nước ghi nhận gần 3.200 ca mắc thuỷ đậu, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter (gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn). Virus có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Đáng lo ngại, thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan.

Ca mắc thủy đậu tăng mạnh
Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.

Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tuỷ, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Hoặc 1 số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí là tử vong.

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau: Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan;

Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7-10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh;

Mọi người thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Đặc biệt, phụ huynh nên tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi. Theo các chuyên gia của CDC Hoa Kỳ, tiêm 2 liều vắc xin thủy đậu cơ bản có thể loại trừ được tới 98% nguy cơ mắc bệnh.

Vắc xin không thể bảo vệ hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc thủy đậu nhưng giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu mắc.

Khi trẻ mắc thủy đậu, cha mẹ cần giữ sạch sẽ các phần tổn thương trên da và cho con dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Phụ huynh nên lưu ý tuyệt đối không được dùng các thuốc không rõ nguồn gốc để bôi lên các vết mụn nước; Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung đủ nước cho con.

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu ở trẻ em, các loại thuốc và phương pháp chỉ có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh.

Trong trường hợp nghi ngờ trẻ mắc thủy đậu, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất. Tại đó, chuyên gia sẽ thăm khám và chẩn đoán xác định tình trạng thủy đậu ở trẻ.

Trong trường hợp bệnh nặng, có nguy cơ biến chứng, trẻ sẽ được chuyên gia chỉ định nhập viện điều trị. Còn nếu thủy đậu nhẹ, trẻ sẽ được chuyên gia chỉ định điều trị tại nhà, dưới sự chăm sóc của bố mẹ.

Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Thoát “án tử” do kết quả khám bệnh nhầm lẫn

Thoát “án tử” do kết quả khám bệnh nhầm lẫn

TTTĐ - Ngỡ ngàng với chẩn đoán theo dõi ung thư đại tràng tại bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh nhân quyết định vượt chặng đường gần 500km từ Quảng Ninh đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) mang theo hy vọng thoát “án tử” đang rình rập.
Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys hợp tác thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ và Strasys hợp tác thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

TTTĐ - Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và Strasys - đơn vị tư vấn hàng đầu về phân tích và đổi mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Anh đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng lâm sàng.
Xây dựng giá mới của 10.000 dịch vụ y tế

Xây dựng giá mới của 10.000 dịch vụ y tế

TTTĐ - Bộ Y tế, Bộ Tài chính sẽ xây dựng giá dịch vụ đúng, tính đủ trong khám chữa bệnh. Hiện có 10.000 dịch vụ y tế trong danh mục kỹ thuật đang được thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong nước.
Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, những tuần gần đây, Hà Nội tiếp tục ghi nhận rải rác các ca mắc sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2024 cho đến nay, TP ghi nhận 513 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Tin khác
[Xem thêm]
Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u tim

Xuyên đêm cứu sống bệnh nhân u tim

TTTĐ - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật xuyên đêm cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân bị u nhầy nhĩ phải rất lớn, dọa lấp van ba lá.
Những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa đông xuân

Những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa đông xuân

TTTĐ - Sau tháng Giêng, thời tiết chuyển mùa từ Đông sang Xuân, các bệnh lý đường hô hấp, truyền nhiễm nguy hiểm thường dễ lây lan. Đặc biệt với những người lớn tuổi mắc các bệnh mãn tính dễ gặp biến chứng của bệnh do tâm lý chủ quan… cũng có nguy cơ gia tăng.
Bệnh viện “kêu cứu” do việc thanh toán thủy tinh thể bị tạm dừng

Bệnh viện “kêu cứu” do việc thanh toán thủy tinh thể bị tạm dừng

TTTĐ - Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt tỉnh An Giang vừa có công văn gửi Sở Y tế và UBND tỉnh An Giang “cho ý kiến chỉ đạo” việc thanh toán công nợ mua thủy tinh thể nhân tạo trúng thầu thực hiện đầu tháng 7/2023 nhưng sau đó quyết định trúng thầu bị tạm dừng cho đến nay. Vụ việc hy hữu có nguyên nhân do giải quyết khiếu nại quá chậm khi tổ chức đấu thầu vật tư y tế công khai qua mạng quốc gia.