Tag

Các nhà khoa học tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu

Nhìn ra thế giới 07/11/2019 16:18
aa
TTTĐ - Vừa qua, hơn 11.000 nhà khoa học đến từ 153 quốc gia đã cùng đưa ra một tuyên bố để cảnh báo trái đất đang phải đối mặt với “tình trạng khẩn cấp về khí hậu”.

Các nhà khoa học tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu

Biến đổi khí hậu còn góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn. Ảnh: CNN

Tính cấp thiết của biến đổi khí hậu

Việc nhiều nhà khoa học cùng sử dụng khái niệm tình trạng khẩn cấp để nói về vấn đề biến đổi khí hậu đã cho thấy sự cấp bách của vấn đề. Tuyên bố trên được công bố trên tạp chí BioScience nhân kỷ niệm 40 năm ra đời Hội nghị Khí hậu thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Geneva năm 1979.

Trong nhiều thập kỷ, các Chính phủ và tổ chức môi trường trên thế giới đều nhận thấy hành động chống biến đổi khí hậu là cấp thiết. Tuy nhiên, lượng khí thải nhà kính vẫn tiếp tục tăng.

William Ripple, giáo sư sinh thái học tại Đại học Oregon và là tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: “Các nhà khoa học có trách nhiệm thông báo cho nhân loại về bất kỳ mối đe dọa to lớn nào. Chúng tôi đã cùng nhau tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu vì nó đang diễn biến nhanh và phức tạp hơn dự kiến. Nhiều người cảm thấy như thời gian sắp hết để có thể hành động”.

Theo thống kê,105 con voi chết trên khắp Zimbabwe trong mùa hạn hán năm nay. Ảnh: AP
Theo thống kê,105 con voi chết trên khắp Zimbabwe trong mùa hạn hán năm nay. Ảnh: AP

Trong tuyên bố trên, các nhà khoa học đã cho thấy phạm vi thay đổi rộng lớn trong các hoạt động của con người ở mức toàn cầu trong bốn thập kỷ qua, gồm: Lượng khí nhà kính phát thải đáng kể, lượng tiêu thụ thịt, tăng trưởng dân số, di chuyển bằng đường hàng không nhiều hơn, giảm số lượng cây xanh bao phủ…

Trong đó, những quốc gia giàu nhất thế giới chịu trách nhiệm cho lượng khí nhà kính phát thải cao trong lịch sử.

Theo một báo cáo mới được công bố bởi Quỹ sinh thái toàn cầu, kế hoạch của hầu hết các quốc gia trong thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là không đủ để làm chậm biến đổi khí hậu.

Vì vậy, theo các nhà khoa học, các biện pháp sau cần được thực hiện ngay tức thời để giảm bớt các tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Đó là: Thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo; Giảm thải đáng kể các chất thải gây ô nhiễm; Bảo vệ hệ sinh thái của trái đất; Xây dựng một nền kinh tế phi carbon; Ăn ít thịt hơn và ổn định tăng dân số toàn cầu.

Hậu quả nhãn tiền

Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên đang làm tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực tan chảy. Theo ước tính vào tháng 1/2019, băng trên biển ở Bắc Cực chỉ đạt trung bình 13,56 triệu ki-lô-mét vuông, tức là thấp hơn mức trung bình dài hạn trong giai đoạn 1981- 2010 khoảng 860.000 ki-lô-mét vuông và chỉ cao hơn một chút so với mức thấp kỷ lục của tháng 1/2018.

Tỷ lệ tan băng tại Nam Cực cũng tăng cao gấp ba lần chỉ trong một thập kỷ. Nếu tính tổng cộng ở cả hai cực, mỗi năm có khoảng 666 tỷ tấn băng tan thành nước, đổ ra các đại dương.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Environmental Research Letters cho thấy, tình trạng tan băng tại Bắc Cực khiến cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước đổ ra các đại dương. Hiện tượng băng tan ở tốc độ ngày càng cao đã khiến mực nước đại dương dâng lên hơn 1mm mỗi năm.

Người đàn ông ngồi đợi giải cứu khỏi nước lũ ở Patna, bang Bihar, Ấn Độ ngày 1/10. Ảnh: Reuters
Người đàn ông ngồi đợi giải cứu khỏi nước lũ ở Patna, bang Bihar, Ấn Độ ngày 1/10. Ảnh: Reuters

Lớp băng vĩnh cửu đang tan dần đã hé lộ những bí mật ẩn giấu. Bên cạnh các hóa thạch là lượng khí thải carbon và metan khổng lồ, thủy ngân độc hại và các bệnh thời xa xưa. Lớp băng vĩnh cửu giàu hữu cơ chứa khoảng 1.500 tỷ tấn carbon.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng, hiện tượng băng tan ở Bắc Cực có thể dẫn đến việc giải phóng các dịch bệnh nguy hiểm từ thời cổ đại và các loại vi trùng, vi khuẩn vốn đã ngủ yên trong lớp băng hàng triệu năm nay.

Biến đổi khí hậu còn góp phần gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn. Bằng chứng là cơn bão nhiệt đới Idai vào đầu năm 2019 đã gây ra lũ lụt tàn khốc, cướp sinh mạng của hàng trăm người ở Mozambique, Zimbabwe và Malawi.

Tại Ấn Độ, do nạn phá rừng, diện tích ao hồ suy giảm và biến đổi khí hậu, nước này đã phải hứng chịu mưa lũ khốc liệt nhất trong 25 năm qua. Theo dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ, từ tháng 6 - 10/2019 đã có 1.600 người thiệt mạng vì mưa lũ.

Tình trạng hạn hán ở Zimbabwe đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đàn voi của nước này khi đã có hơn 100 cá thể chết vì kiệt sức. Ngựa vằn, hà mã cũng không ngoại lệ. Thời điểm này là mùa khô tại Zimbabwe và tình hình hạn hán năm nay tệ hơn rất nhiều vì lượng mưa năm ngoái giảm mạnh, thậm chí lưu lượng nước của các con sông cũng giảm.

Khí hậu tại Australia cũng đã thiết lập một kỷ lục mới với 36 tháng liên tiếp có ngưỡng nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình dài hạn. Đất nước Australia vừa trải qua tháng 10 nóng nhất trong lịch sử với nhiệt độ trung bình cao hơn 2,17 độ C so với mức trung bình dài hạn.

Biến đổi khí hậu, trong đó có hiện tượng đại dương ấm lên, La Nina ít xuất hiện khiến độ ẩm trong không khí giảm và ít mây hơn làm nhiệt độ tại khu vực Thái Bình Dương gia tăng là những nguyên nhân chính gây thay đổi thời tiết tại Australia.

Một số vùng nông thôn có nguy cơ cạn kiệt nước ngọt vào năm 2020 do không có mưa. Doanh thu từ sản xuất nông nghiệp của Australia năm 2019 dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm qua.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) dự báo, năm 2019 đang trên đà lập kỷ lục trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.

Bài liên quan

Trái đất nóng lên thêm ít nhất 3 độ C vào cuối thế kỷ

Tuần lễ Ngoại giao Khí hậu châu Âu 2019 hướng tới giới trẻ

10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu

Ethiopia lập kỷ lục trồng trên 200 triệu cây xanh trong một ngày

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm