Tag

Các quốc gia cùng chung tay hành động vì môi trường tự nhiên

Nhìn ra thế giới 04/06/2020 14:32
aa
TTTĐ - Đây chính là chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (5/6/2020), một trong những ngày quan trọng hàng đầu của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy nhận thức và hành động vì môi trường trên toàn thế giới. Trong những năm qua, Ngày Môi trường thế giới đã trở sự kiện toàn cầu, được hàng triệu người ở hơn 100 quốc gia, tổ chức tham gia.

Các quốc gia cùng chung tay hành động vì môi trường tự nhiên

Cháy và chặt phá rừng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng sinh học (Ảnh: Michalis Palis)

Bài liên quan

Ngày Môi trường thế giới năm 2019: Chung tay đẩy lùi ô nhiễm không khí

Người dân Ấn Độ chống chọi với nắng nóng lên đến 50 độ C

Các đại dương đang ấm lên, dự báo một năm thời tiết khắc nghiệt

Biến đổi khí hậu - hiểm họa khôn lường

Tuyết màu đỏ máu xuất hiện tại Nam Cực

80 sân bay trên thế giới có thể bị nhấn chìm do biến đổi khí hậu

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm nay là năm quan trọng đối với các quốc gia trong việc cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với việc tăng cường đồng loạt các biện pháp, hoạt động nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, bảo vệ tài nguyên nước. Đây là thời điểm mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và trái đất.

Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giá trị trực tiếp của đa dạng sinh học là những sản phẩm mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình.

Giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể mua bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người lại đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là làm giảm hay mất đi các chức năng của hệ sinh thái như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, giảm thiểu thiên tai và các hậu quả cực đoan về khí hậu. Từ đó, hệ thống kinh tế bị suy giảm do mất các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Suy thoái đa dạng sinh học sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người (Ảnh: Dylan Lowthian)
Suy thoái đa dạng sinh học sẽ dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người (Ảnh: Dylan Lowthian)

Theo các chuyên gia, khai thác quá mức nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường từ các hoạt động nông, lâm nghiệp, dân số gia tăng, biến đổi khí hậu… là nguyên nhân khiến tình trạng đa dạng sinh học ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1 - 6,4ºC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050. Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, cháy rừng, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn. Trong khi đó, nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.

Theo một báo cáo mang tính đột phá trong năm 2019 của nhóm nghiên cứu “Nền tảng chính sách khoa học liên Chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái" (IPBES), dự báo các diễn tiến tiêu cực hiện nay đối với các hệ sinh thái và đa dạng sinh học sẽ làm suy yếu tới 80% tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc liên quan đến nghèo đói, y tế, tiêu dùng, sản xuất bền vững, nước, đô thị, khí hậu, đại dương và đất đai.

Năm nay, Ngày Môi trường thế giới sẽ do Cộng hòa Colombia phối hợp với Cộng hòa liên bang Đức tổ chức.

Ông Jochen Flasbarth, Bộ trưởng Bộ Môi trường của Đức nhấn mạnh: “Không có thời điểm nào tốt hơn hiện nay để đến với nhau trên hành tinh này. Hành động chống biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học là hai mặt của một đồng xu. Chúng ta cần phát triển các chính sách nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài thực vật và động vật trên trái đất”.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm