Tag

Cách sơ cứu trẻ sặc sữa an toàn tránh trường hợp tử vong đáng tiếc

Tin Y tế 11/03/2023 10:39
aa
TTTĐ - Các bác sĩ khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 2 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim, nghi do sặc sữa.
Cảnh báo ngộ độc, suy thận cấp do uống vitamin D quá liều ở trẻ nhỏ Không nên tự ý xét nghiệm cúm B cho trẻ nhỏ Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết Cảnh báo trẻ nhỏ dễ bị hóc các loại hạt trong dịp Tết

Theo lời kể của gia đình, bệnh nhi là con thứ 3 trong gia đình, đẻ non 32 tuần, cân nặng lúc sinh 1.1kg, sau sinh đã được tầm soát sức khỏe tại bệnh viện và không phát hiện dấu hiệu bất thường, tăng cân phù hợp với lứa tuổi. Trước ngày nhập viện trẻ không có dấu hiệu bất thường.

Trước đó, sáng 21/2, trẻ được mẹ cho bú sữa bình 2 lần vào thời điểm 5h và 6h sáng, nhưng bú ít, trớ sữa, quấy khóc, bụng chướng. Khoảng 9h trẻ được phát hiện tím tái, kích thích không có phản xạ, được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung Ương.

BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, được cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay. Các bác sĩ đặt nội khí quản thấy đọng ít sữa trong khoang miệng nhưng không thấy sữa trong đường thở, Xquang phổi cho thấy tổn thương nhu mô phổi bên phải lan tỏa.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Dịch dạ dày có nhiều sữa chưa được tiêu hóa (dù sau ăn 4 tiếng). Kết quả chụp Xquang bụng chướng hơi, các quai ruột chứa dịch, đây cũng có thể là kết quả sau ngừng tim, nhưng cũng có thể là một tình trạng viêm ruột từ trước đó làm cho em bé dễ bị sặc, dễ trớ hơn trẻ khỏe mạnh bình thường.

Theo BSCK2 Phạm Thị Thanh Tâm, sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Đây là hiện tượng sữa trào vào đường thở khiến trẻ khó thở, tím tái có thể gây ngừng thở. Nếu không sơ cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng tính mạng cho trẻ.

Theo các bác sĩ sặc sữa là một trong những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi. Vì thế, các cha mẹ cần chú ý xử lý đúng cách theo các bước sau.

Các biện pháp cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh
Các biện pháp cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh

Nếu trẻ còn ho được, phụ huynh nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ; Khuyến khích để trẻ ho; Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ.

Nếu trẻ không ho được, nhưng còn tỉnh, phụ huynh làm theo các bước sau: Cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi, giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng; Sử dụng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước; Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ; Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi, giữ đầu thấp hơn cơ thể; Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1 giây, cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.

Cuối cùng, phụ huynh lặp lại chu kỳ 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến trẻ thở lại hoặc khi trẻ không đáp ứng.

Nếu trẻ bất tỉnh, người lớn cần lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế (gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quì tùy theo điều kiện.

Ngay sau đó, phụ huynh lập tức ép tim - thổi ngạt cho trẻ. Cách esp tim: Vị trí 1/2 dưới xương ức, chiều sâu 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực, 30 lần ép tim - 2 lần thổi ngạt (Nếu chỉ có 1 mình); 15 lần ép tim - 2 lần thổi ngạt (Nếu có trên 2 người cấp cứu).

Cách thổi ngạt miệng - miệng hoặc thổi ngạt miệng - mũi cho trẻ: Thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần. Nếu lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu. Phụ huynh tiếp tục cấp cứu tại chỗ đến khi trẻ hồng trở lại hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả phẫu thuật nhờ công nghệ đột phá Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả phẫu thuật nhờ công nghệ đột phá

TTTĐ - Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã tổ chức thành công hội thảo y khoa "Ứng dụng kính vi phẫu thế hệ mới trong phẫu thuật: Từ tốt đến tốt hơn” vào ngày 23/3. Sự kiện đã mở rộng ranh giới trong lĩnh vực công nghệ y tế và phẫu thuật, thu hút sự tham gia của các bác sĩ uy tín từ nhiều bệnh viện trên toàn quốc và Hà Nội.
Xử lý triệt để ngay khi xuất hiện ca nghi mắc sởi, rubella Tin Y tế

Xử lý triệt để ngay khi xuất hiện ca nghi mắc sởi, rubella

TTTĐ - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát bệnh sởi.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao Sức khỏe

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.
Phẫu thuật phụ khoa trên bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm hiếm gặp Tin Y tế

Phẫu thuật phụ khoa trên bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm hiếm gặp

TTTĐ - Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân V.T.L (33 tuổi, Ninh Bình) bị xuất huyết âm đạo. Đáng chú ý, bệnh nhân có tình trạng đường thở khó do tiền sử chấn thương hàm mặt từ nhỏ nhưng không được điều trị.
Hoại tử ngón tay vì điện giật Tin Y tế

Hoại tử ngón tay vì điện giật

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã điều trị thành công ca bệnh bị hoại tử nhiễm trùng nặng ngón tay trái sau tai nạn điện giật khi sửa bình nóng lạnh.
Mắc ung thư phổi vì thói quen mỗi ngày một bao thuốc lá Tin Y tế

Mắc ung thư phổi vì thói quen mỗi ngày một bao thuốc lá

TTTĐ - Bị đau đầu, chóng mặt, ho liên tục một tháng không khỏi, nam bệnh nhân (53 tuổi, Hà Nội) đi khám sức khỏe tổng quát và bàng hoàng phát hiện ung thư phổi di căn não từ thói quen mỗi ngày một bao thuốc lá kéo dài suốt 30 năm nay.
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1 Tin Y tế

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1

TTTĐ - Chiều tối 24/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa tử vong.
Đề xuất xây dựng văn bản cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử Tin Y tế

Đề xuất xây dựng văn bản cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử

TTTĐ - Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết đang lấy ý kiến chuyên gia, đề xuất xây dựng chính sách cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới, trong đó có thuốc lá điện tử.
Hà Nội chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh Tin Y tế

Hà Nội chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 1073/SYT-NVY về việc chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Phẫu thuật căng da mặt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm Tin Y tế

Phẫu thuật căng da mặt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

TTTĐ - Mới đây, một cụ bà 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP HCM. Đáng nói, đây không phải là trường hợp đầu tiên tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt.
Xem thêm