Tag

Cải thiện môi trường nông thôn: Giải pháp quan trọng trong phòng tránh dịch bệnh

Môi trường 03/11/2020 08:00
aa
TTTĐ - Tháng 11/2018, Bộ Y tế phê duyệt Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường: Lan tỏa lối sống đẹp Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý môi trường Những giá trị vàng từ môi trường sống xanh
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cùng đoàn công tác đi kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cùng đoàn công tác đi kiểm tra việc thực hiện vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn

Đề án nhằm mục tiêu tăng cường triển khai có hiệu quả các hoạt động thông tin, truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn góp phần củng cố, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Bộ, ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn nhằm phòng chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tại Thủ đô Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội rất chú trọng truyền thông cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định các nội dung hoạt động cụ thể như: Tiến hành đánh giá thực trạng công tác truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố.

Xây dựng kế hoạch truyền thông tại các tuyến; lồng ghép các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn vào các chương trình, dự án có liên quan như Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, dinh dưỡng, phòng chống dịch, truyền thông giáo dục sức khỏe.

Xây dựng, phát triển các tài liệu và thông điệp truyền thông gắn với hoạt động truyền thông chung của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và phù hợp với đối tượng truyền thông.

Tổ chức, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội triển khai các hoạt động truyền thông vận động chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và thực hành của người dân nông thôn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn. Tăng cường chất lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt tại các khu vực còn khó khăn.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và Sở Y tế về công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã hối hợp với Trung tâm Y tế quận huyện Giám sát vệ sinh môi trường phòng chống dịch tại 9 lễ hội ở 8 quận huyện (Đống Đa, Hà Đông, Tây Hồ, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh); Giám sát Vệ sinh môi trường tại 13 đầu mối giao thông tại 6 quận huyện (Hoàng Mai Đống Đa, Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Gia Lâm).

Trung tâm đã giám sát công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh tại 65 trường khối Đại học thuộc 19 quận, huyện (Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thanh Oai, Hoài Đức, Thanh Trì, Sơn Tây, Thạch Thất);

Giám sát công tác vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh tại 60 trường khối mầm non, phổ thông tại các quận, huyện, thị xã; Giám sát vệ sinh môi trường phòng chống dịch mùa mưa bão tại 60 xã phường; Giám sát thực trạng nhà tiêu hộ gia đình tại 54 xã thuộc 18 huyện ngoại thành.

Các quận, huyện đã xây dựng kế hoạch về Vệ sinh môi trường năm 2020, triển khai hoạt động điều tra cơ bản Vệ sinh môi trường; phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly và trong cộng đồng.

Theo báo cáo mới đây nhất của CDC Hà Nội cho thấy, ngay từ cuối năm 2019, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành Kế hoạch hoạch về phòng, chống dịch thành phố Hà Nội năm 2020, trong đó chú trọng đến việc chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập và các dịch bệnh lưu hành như Sởi, Sốt xuất huyết, Tay chân miệng.

Ban hành Kế hoạch phòng chống dịch (PCD) ngành Y tế năm 2020, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cùng từng đơn vị trong ngành. Các đơn vị trong ngành cũng chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tại đơn vị căn cứ theo tình hình thực tế.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế đã tham mưu UBND thành phố quyết liệt chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các quận huyện thị xã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Riêng đến trước thời điểm ngày 6/3/2020, Ban chỉ đạo PCD thành phố đã họp 15 buổi và ban hành trên 30 văn bản chỉ đạo cụ thể trên 300 nội dung trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh;

Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang, không tụ tập nơi đông người… Tính đến ngày 13/10/2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đã được kiểm soát, đã qua 56 ngày liên tiếp Hà Nội không ghi nhận thêm bệnh nhân mắc mới tại cộng đồng.

Đối với công tác phòng chống các dịch bệnh khác, UBND thành phố ban hành Kế hoạch, phân công rõ trách nhiệm của các Sở, ban ngành, UBND các quận huyện thị xã. Tính đến 29/6/2020, cả 30/30 UBND quận huyện thị xã đều đã phê duyệt và ban hành đề án chủ động phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh khách.

Trước tình hình dịch bạch hầu có diễn biến phức tạp tại khu vực Tây Nguyên và tình hình dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng nhanh, UBND thành phố đã có Công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và bạch hầu.

Từ kết quả của công tác truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố đã thu về những “trái ngọt” trong công tác phòng chống dịch bệnh. Trong 9 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố cơ bản đang được kiểm soát tốt, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Toàn thành phố không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh nguy hiểm như Mers-CoV, Ebola, Cúm A/H5N1, Cúm A/H7N9. Các dịch bệnh lưu hành khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi,… vẫn được kiểm soát, hầu hết số mắc đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.

Tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó đạt nhất và thường đạt cuối cùng trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để đạt được tiêu chí môi trường, các địa phương cần hoàn thành 8 chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%; đạt yêu cầu về xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo "3 sạch” đạt từ 70% trở lên; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt từ 60% trở lên; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%.

Theo phản ánh của các địa phương, trong tiêu chí môi trường có một số chỉ tiêu không được định tính, định lượng rõ ràng mà chủ yếu về cảm quan nên thực tế triển khai và công tác đánh giá tại các địa phương không đồng đều, thiếu bền vững ngay cả đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn. Điển hình như chỉ tiêu yêu cầu về xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp và an toàn. Mặc dù, các địa phương đã tích cực triển khai đa dạng các hoạt động bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan nông thôn nhưng kết quả nhiều nơi đạt được chỉ mang tính chất thời điểm chứ chưa tạo được chuyển biến thực chất trong cả nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư để có thể duy trì được kết quả bền vững. Ranh giới giữa nước sạch và nước hợp vệ sinh còn chưa rõ ràng nên nhiều xã mới chỉ đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh chứ chưa đạt tiêu chuẩn nước sạch.

Bên cạnh đó, xuất phát điểm về hạ tầng BVMT nông thôn trước khi triển khai xây dựng NTM rất thấp, các công trình bảo vệ môi trường hầu như chưa được đầu tư xây dựng dẫn đến việc thực hện chỉ tiêu chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, trong khi mật độ dân cư gia tăng liên tục, cơ sở hạ tầng để xử lý các vấn đề môi trường lại không thay đổi, hoặc thay đổi không kịp, hoặc thiếu quy hoạch… dẫn tới sự gia tăng rác thải và nước thải sinh hoạt. Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu hiện nay ở hầu hết các vùng nông thôn là chôn lấp và đốt tự do gây ảnh hưởng tới môi trường. Nước thải sinh hoạt cũng đổ thẳng ra mương, rãnh, ao, hồ. Nhiều hộ gia đình còn tổ chức chăn nuôi ngay trong khu vực dân cư, xả chung nước thải chăn nuôi theo hệ thống nước thải sinh hoạt mà không được xử lý.

Hiện nay, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chưa thật sự được coi trọng, dịch vụ vệ sinh môi trường chưa phát triển đúng mức. Hiện, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn chỉ mới đạt khoảng 40% - 55%. Phần lớn chất thải rắn được thu gom và xử lý bằng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh chiếm diện tích lớn. Trong khi mô hình xử lý, thu gom rác chủ yếu là giao các tổ tự quản của thôn, xã trong khu dân cư, vận chuyển đến điểm tập kết và doanh nghiệp thu gom vận chuyển từ các điểm tập kết về khu xử lý tập trung của huyện, thành phố. Do phương tiện xe gom không đủ, không đúng quy cách, thời gian thu gom không thống nhất… dẫn tới rác tồn đọng trong khu dân cư. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự thay đổi về lâu dài theo hướng chuyên nghiệp trong việc thu gom, xử lý rác thải.

Vấn đề xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay đang gặp nhiều bất cập, việc quy hoạch không hợp lý đã dẫn đến tình trạng mỗi xã có một lò đốt chất thải, hay những bãi chôn lấp chất thải nhưng không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Việc đầu tư công tác quản lý chất thải sinh hoạt nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, gây khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế, xã hội, tự nhiên từng địa phương, từng vùng miền. Mặt khác, các địa phương cũng gặp khó khăn về nguồn nhân lực, công nhân tham gia vận hành không đủ kiến thức chuyên môn vận hành lò đốt, chưa tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật nên không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Việc này dẫn đến khả năng không kiểm soát được chất thải thứ cấp phát sinh, đồng thời không phù hợp với mục tiêu xây dựng các khu xử lý chất thải tập trung.

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm ở nông thôn do chất thải của các nhà máy, làng nghề, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp... làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Người dân ở các vùng nông thôn thường xuyên phải đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

Xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý chất thải là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Phong trào xã hội hóa hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn đã phát triển ở nhiều địa phương nhưng hoạt động kém hiệu quả và không bền vững. Trên cơ sở kết quả điều tra thực địa đánh giá những tồn tại trong các mô hình tổ chức dịch vụ quản lý chất thải nông thôn, bài viết đã đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách; tổ chức quản lý; công nghệ, kỹ thuật; giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

Cơ quan chức năng cần xây dựng qui chế quản lý, hương ước, qui ước nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn. Thực hiện chính sách khuyến khích và các biện pháp chế tài trong quản lý chất thải nông thôn. Đồng thời ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn; Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các loại hình dịch vụ, kết hợp giữa các cấp trong quản lý chất thải nông thôn. Nâng cao năng lực quản lý của địa phương: Thực hiện phân công trách nhiệm quản lý Nhà nuớc giữa các cấp trong quản lý chất thải nông thôn. Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ môi trường. Nâng cao vai trò của mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

Ngoài ra, việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nông thôn vô cùng quan trọng. Các đại phương cần truyền thông về quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý chất thải; Huy động đóng góp về tài chính, nhân lực; Huy động cộng đồng tham gia các dịch vụ quản lý chất thải nông thôn; Xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn tổ chức dịch vụ, kỹ năng giám sát cộng đồng dân cư trong quản lý chất thải nông thôn.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Trung đoàn 720 tích cực giúp dân chống hạn Môi trường

Trung đoàn 720 tích cực giúp dân chống hạn

TTTĐ - Từ tháng 10/2023 đến nay, khu dự án kinh tế - quốc phòng Trung đoàn 720 (Binh đoàn 16) đóng quân trên địa bàn xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, chưa có mưa. Để đảm bảo cho các loại vườn cây không bị thiệt hại, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 720 đã bàn nhiều biện pháp, huy động tối đa phương tiện, các nguồn nước tại chỗ.
Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Nam Bộ tiếp tục diễn ra. Ngày 27-28/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; thời điểm diễn ra nắng nóng từ 12-15 giờ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.
Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng Môi trường

Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng

TTTĐ - Bãi bồi ven sông Thu Bồn qua Gò Nổi, thị xã Điện Bàn thời gian qua bị các đối tượng ngang nhiên trộm cát khiến người dân và chính quyền vào cuộc.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26-27/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%; thời gian xảy ra nắng nóng từ 12-15 giờ.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh” Môi trường

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

TTTĐ - Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại Môi trường

Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại

TTTĐ - Lực lượng chức năng Bộ Công an phối hợp với các đơn vị tại tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra đột xuất khuôn viên khu B, nhà máy xử lý chất thải thông thường và nguy hại thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nơi có dấu hiệu chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại.
Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá Môi trường

Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá

TTTĐ - Mỏ cát ĐB2B tại thị xã Điện Bàn chưa thăm dò khoáng sản vừa được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào danh mục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác Môi trường

Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25-26/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 45-50%.
Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre Môi trường

Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre

TTTĐ - Nhân Ngày Nước thế giới 22/3, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh đoàn Bến Tre, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng 2 hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn cho người dân.
Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng Môi trường

Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng

TTTĐ - Mặc dù chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng xuống hành lang đường, hệ thống đê điều, sông ngòi, đất nông nghiệp… Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra công khai, gây nhức nhối trong dư luận.
Xem thêm