Tag
Vụ việc Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”

Cán bộ trả lời “đúng quy trình”, công dân muốn đối thoại với lãnh đạo

Bạn đọc 29/09/2022 09:00
aa
TTTĐ - Để tiếp tục thông tin về vụ việc Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô làm việc với Ban quản lý đình và UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội.
“Tỏa IV” tại VCCA: Cuộc đối thoại của người trẻ với tự nhiên “Tỏa IV” tại VCCA: Cuộc đối thoại của người trẻ với tự nhiên
Hà Nội: Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng” Hà Nội: Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”

Người dân khẳng định đất lịch sử, có đơn thư nhưng vẫn được cấp sổ đỏ

Sau khi nhận được trả lời của UBND phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) về nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ tại khu vực đình Hoàng Mai - đóng chân trên địa bàn, các cụ phụ lão, Ban Quản lý di tích cho rằng, đại diện chính quyền phường trả lời sai, chưa đủ sức thuyết phục để công dân thấy vấn đề được giải quyết một cách thoả đáng.

Ông Nguyễn Duy Quý, Nguyên Trưởng tiểu ban quản lý đình Hoàng Mai - người có hơn 20 năm là đại biểu Hội đồng Nhân dân phường Hoàng Văn Thụ khẳng định rằng, ông nắm rất rõ nguồn gốc đất ở khu di tích lịch sử này. Toàn bộ giấy tờ sổ gốc khi bàn giao công tác ông đã nhận đầy đủ. Giấy tờ đó rất có giá trị từ năm 1970 đến nay. Thời gian gần đây nhất là năm 2018 có quy định của thành phố Hà Nội cấp sổ đỏ cho các nơi thời tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn thành phố. Đình Hoàng Mai cũng nằm trong diện được xét cấp sổ đỏ.

Thực hiện chỉ đạo này, UBND phường Hoàng Văn Thụ đã đến làm việc với đình Hoàng Mai và đo đạc lại để cấp giấy chứng nhận. Việc đo đạc của UBND phường không tiếp thu ý kiến của người dân, tự làm, tự triển khai, dù không được người dân chấp thuận nhưng vẫn làm. Ông Quý cho biết: “Sau cuộc đo đạc đó, UBND phường có tổ chức một cuộc họp mời các cụ vào phường họp để triển khai. Nội dung cuộc họp có kết luận “Đề nghị tạm dừng cấp sổ đỏ tại phường Hoàng Văn Thụ”. Tuy nhiên, biên bản lại không có giá trị, tức là UBND phường vẫn làm, cho khu vực đình là đất công. Trong khi di tích có bản đồ thể hiện rất rõ đây là đất lịch sử. Sau buổi họp đó, UBND phường bất chấp triển khai cấp sổ đỏ cho gia đình cụ Lê Thới vào năm 2019.

Ông Nguyễn Duy Quý, Nguyên Trưởng tiểu ban Quản lý đình Hoàng Mai chỉ thực địa đất đi tích hiện có gia đình cụ Lê Thới ở
Ông Nguyễn Duy Quý, Nguyên Trưởng tiểu ban Quản lý đình Hoàng Mai chỉ thực địa đất đi tích hiện có gia đình cụ Lê Thới ở

Sau khi biết sự việc trên, các thành viên Ban Quản lý đình Hoàng Mai làm đơn thông báo tới UBND phường và từ đó đến nay rất nhiều đơn từ gửi đi đến UBND phường, cũng như các cấp chính quyền, thành phố Hà Nội và Trung ương nhưng chưa được hồi âm. Việc làm ngang nhiên này rất trớ trêu khi lịch sử, giấy tờ rõ ràng, song UBND phường vẫn bất chấp mọi thứ đó để làm việc bất bình. Bản thân gia đình cụ Thới cũng ghi nhận mảnh đất hiện tại ở khu vực đình mà họ đang ở là đất ở tạm và muốn được giải quyết ổn thoả".

Theo các cụ gắn bó với đình, suốt 3 năm xảy ra vụ việc này, mãi đến ngày 26/8/2022, UBND phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai tổ chức đối thoại với các cụ ở đình nhưng không thành. Sau đó, UBND phường đã thay đổi nhân sự Ban Quản lý đình Hoàng Mai nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó ông Nguyễn Duy Quý phải thôi làm Trưởng tiểu ban quản lý đình Hoàng Mai.

Các cụ trong Ban Quản lý đình Hoàng Mai bày tỏ, Ban Quản lý đình mong muốn được đối thoại với lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai về vụ việc này và được xem lại toàn bộ hồ sơ xét cấp sổ đỏ cho gia đình cụ Lê Thới. Bên cạnh đó, đề nghị quận giải thích về việc khi Ban Quản lý đình Hoàng Mai có hỏi quận nội dung cấp sổ đỏ nhà cụ Thới lại nhận được câu trả lời về nhà người khác ở khu vực này…

Địa phương liệu có đang trốn tránh trách nhiệm?

Trả lời về vấn đề đất của Đình Hoàng Mai, ông Nguyễn Viết Cửu, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàng Mai cho biết, theo quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân đến kê khai, nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND phường. Sau đó UBND phường thẩm tra lại toàn bộ nội dung, khi thấy đảm bảo mới chuyển chuyển hồ sơ đến UBND quận.

Một trong số đơn thư của các cụ trong Ban Quản lý đình Hoàng Mai
Một trong số nhiều đơn thư của các cụ trong Ban Quản lý đình Hoàng Mai

“Hoàn thành các thủ tục trên, Phòng Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào tờ trình và hồ sơ đi kèm. Sau khi đọc tất cả nội dung trong hồ sơ kèm và tờ trình đó, chúng tôi thấy không có tranh chấp dữ kiện. Trong thời gian đó có thể mình công khai nhưng người dân không biết, không phải công dân nào cũng ở nhà vào thời điểm đó. Theo quy định của pháp luật chỉ công khai 15 ngày, công khai dán niêm yết, sau 15 ngày không có đơn thư khiếu nại gì thì UBND phường có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chuyển về UBND quận”, ông Nguyễn Viết Cửu nói.

Về việc người dân muốn đối thoại với lãnh đạo quận, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàng Mai cho biết, theo đúng quy trình, người dân đến gửi đơn và đặt lịch, phòng tiếp công dân sẽ trình lên lãnh đạo xem, bố trí thời gian và sẽ hẹn lịch lại với người dân.

Một cán bộ tham gia trả lời báo chí cùng đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàng Mai cho biết thêm: “Nếu chưa thoả đáng, người dân có thể khiếu kiện lên cấp cao hơn. Nếu cơ quan chức năng kết luận là chúng tôi sai, chúng tôi sẽ làm thủ tục trả lại đất đình cho bà con”…

Thiết nghĩ, vấn đề khiếu kiện kéo dài đã lâu, điều đáng nói là đất đình không phải là đất dành cho cá nhân ai mà là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân nơi đây. Nếu chính quyền phường Hoàng Văn Thụ và quận Hoàng Mai không tiếp tục đối thoại, không có cách thức giải quyết, trả lời cụ thể, thoả đáng thì chuyện kiện cáo sẽ vẫn còn kéo dài, gây nhiều tâm tư, nhức nhối, vậy liệu có “an dân”?!.

Đình Hoàng Mai (đóng chân tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) là di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1994. Trong di tích này còn giữ được nhiều hiện vật cổ như hoành phi, cửa võng, hương án, long ngai, bài vị, tượng thánh và các bộ cồng chiêng, bát bửu… Kiến trúc và trang trí mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn. Không gian linh thiêng này cần được chính quyền địa phương và cộng đồng chung tay bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo.

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm