
Cần có cơ chế quản lý và kiểm duyệt OTT xuyên biên giới
TTTĐ - Thời gian qua, các tổ chức OTT xuyên biên giới đang phát sóng phim, show truyền hình có chứa nhiều nội dung xuyên tạc lịch sử, bạo lực, khiêu dâm và kích động trên chính lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy nhiều ý kiến cho rằng cần có cơ chế rõ ràng, chặt chẽ để kiểm soát tình trạng trên.


Bế mạc SEA Games 31: Dư âm Việt Nam về cuộc hội ngộ đầy ấn tượng

“Sinh con, sinh cha” chia sẻ về chủ đề sức khỏe, hành vi, trí tuệ của trẻ 0 – 6 tuổi với hàng trăm gia đình tại Bình Định

Thành công của SEA Games 31 là minh chứng cho tương lai phát triển tốt đẹp thể thao khu vực

Thủ tướng Chính phủ: Một Đông Nam Á mạnh mẽ, đoàn kết đã được khắc họa xuyên suốt SEA Games 31
Dịch vụ OTT xuyên biên giới: Mối nguy lớn nếu không được kiểm soát chặt chẽ |
![]() |
Netflix hiện vẫn chưa được cấp phép tại Việt Nam |
Phớt lờ Luật An ninh mạng, trốn thuế…
Năm 2008, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, đối với hoạt động sản xuất, phát hành, phổ biến phim, Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường cung cấp dịch vụ này qua biên giới.
Tại điểm a, Khoản 1, Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP ngày 18/1/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy định các tổ chức OTT xuyên biên giới (ví dụ như Netflix - PV) khi tham gia cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền đều phải lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư và được sự chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trước khi cung cấp dịch vụ.
Thế nhưng, thực tế hiện nay các tổ chức OTT nước ngoài đều không lập hồ sơ xin cấp phép đầu tư, chưa được sự chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, mà vẫn cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới tới người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 ngày 12/6/2018, các tổ chức OTT xuyên biên giới đang thu thập thông tin người dùng tại Việt Nam, tiêu biểu như Netflix (khi họ đăng ký tài khoản và thanh toán dịch vụ như lưu tên, số điện thoại, email, thông tin thẻ thanh toán qua ngân hàng…) đều phải tiến hành đặt server lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cho đến nay, các OTT xuyên biên giới vẫn phớt lờ quy định này của Luật An ninh mạng.
Liên quan đến nghĩa vụ thuế, tại Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính có quy định các tổ chức OTT nước ngoài xuyên biên giới là đối tượng chịu thuế nhà thầu (bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) khi thực hiện cung cấp dịch vụ chiếu phim tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức OTT nước ngoài xuyên biên giới không thực hiện thủ tục kê khai, nộp thuế khiến Việt Nam thất thu thuế rất nhiều, bởi doanh thu của các đơn vị này ở thị trường Việt Nam rất lớn.
Nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu bổ sung quy định trong trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài không thực hiện nghĩa vụ thuế thì các doanh nghiệp có mua hàng của tổ chức nước ngoài thực hiện kê khai, khấu trừ nộp thay; Hoặc đối với cá nhân mua hàng của các nhà cung cấp nước ngoài thì các ngân hàng thương mại và tổ chức trung gian thanh toán sẽ khấu trừ nộp thay.
Với quy định này, các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức trung gian thanh toán tại Việt Nam có thể tự động khấu trừ thuế nhà thầu khi người dùng cá nhân tại Việt Nam thanh toán cho dịch vụ trên thông qua các thẻ thanh toán quốc tế
Lọt lưới kiểm duyệt
Một vấn đề nghiêm trọng khác là các tổ chức OTT xuyên biên giới phát sóng phim, show truyền hình được thuyết minh, phụ đề bằng tiếng Việt và các phim, show này hoàn toàn không qua kiểm duyệt nội dung. Hệ lụy là có rất nhiều phim, chương trình vi phạm nghiêm trọng về nội dung như xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, bạo lực, khiêu dâm… đã được các tổ chức này phát sóng.
Nếu hiểu các OTT TV xuyên biên giới (như Netflix) đang hoạt động phổ biến phim thì tất cả phim trước khi phổ biến phải có giấy phép được Cục Điện ảnh cấp. Nếu hiểu các tổ chức này đang cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì phim phải có quyết định phát sóng của Giám đốc Đài Truyền hình; Hoặc được biên tập bởi một đơn vị biên tập có thẩm quyền. Nếu hiểu các tổ chức này là kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ truyền hình trả tiền thì nội dung phải được biên tập theo Điều 19 Nghị định 06/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
Như vậy trong mọi trường hợp, Netflix và các tổ chức tương tự này đều phải thực hiện biên tập nội dung tại các cơ quan chức năng trước khi phát sóng nội dung của mình. Tuy nhiên đến nay các OTT TV này chưa bao giờ biên tập nội dung theo các quy định và tiêu chí do pháp luật Việt Nam đưa ra. Điều này dẫn đến rất nhiều sai phạm về nội dung của các tổ chức này trong thời gian qua.
Trong khi đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT TV trong nước phải tuân thủ rất kỹ nhiều quy định pháp luật, nghĩa vụ liên quan đến cấp phép hoạt động. Cụ thể, để hoạt động các OTT nội phải thông qua quy trình xin phép phức tạp, nội dung nhập khẩu, sản xuất, kiểm duyệt tuân thủ theo quy trình chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan; Chỉnh sửa, dịch và kiểm duyệt nội dung phát hành; Tỷ lệ giữa các kênh trong nước và các kênh nước ngoài; Nộp 10% thuế bản quyền, 5% thuế giá trị gia tăng và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp…
Ngoài ra, các đơn vị OTT nội sẽ bị xử lý ngay nếu có bất kì vi phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức Việt Nam. Trong khi đó, nội dung không được biên tập từ các đơn vị nước ngoài gây rủi ro rất lớn về mặt văn hóa, nhận thức đến hàng triệu người dân Việt Nam.
![]() |
Nhiều đơn vị OTT xuyên biên giới nằm ngoài vòng kiểm duyệt, chứa nhiều nội dung thô tục, bạo lực và vi phạm pháp luật Việt Nam |
Trả lời đại biểu Trương Trọng Nghĩa tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 10/11/2020, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, luật pháp, trong khi một số nền tảng xuyên biên giới không nộp thuế, không tuân thủ luật pháp Việt Nam; Đây là sự cạnh tranh không cân bằng…
Đề cập hình thức phổ biến phim trên không gian mạng trong cuộc thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Đoàn Kiên Giang) cho rằng, dù Điều 22 Luật Điện ảnh (sửa đổi) quy định về việc phổ biến phim trên không gian mạng nhưng vẫn còn một khoảng trống rất khó kiểm soát bởi khối lượng phim trên không gian mạng là quá lớn.
"Do đó, công tác tiền kiểm gặp nhiều khó khăn nhưng nếu chỉ hậu kiểm thì không thể kiểm soát được những bộ phim có nội dung độc, hại, không thu hồi được phim có nội dung xấu", ông Tuấn nhấn mạnh.
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét việc các tổ chức nước ngoài cung cấp thông qua dịch vụ ứng dụng viễn thông xuyên biên giới vào thị trường Việt Nam phải thực hiện thủ tục về đăng ký cấp phép hoạt động theo quy định và tất cả nội dung trước khi cung cấp tại Việt Nam phải thông qua khâu biên tập, biên dịch, kiểm duyệt. Nếu chưa tuân thủ quy định về thủ tục, điều kiện cấp phép thì không cho tham gia cung cấp dịch vụ vào thị trường Việt Nam.
Đồng thời, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật kèm theo chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định về kiểm duyệt nội dung theo Luật Điện ảnh và Luật Báo chí đối với tất cả các phim, chương trình truyền hình; Quy định việc kê khai doanh thu (phí dịch vụ và doanh thu quảng cáo kê theo) phát sinh tại Việt Nam để áp dụng đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế tương tự như đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cần đưa các dịch vụ cung cấp nội dung xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt; Đồng thời tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về cạnh tranh…
Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung và ban hành nghị định mới quy định cụ thể muốn cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ làm thủ tục xin cấp giấy phép và thực hiện một số quy định liên quan đến biên tập nội dung.
“Việc kiểm duyệt này là phải chặt chẽ, khách quan. Nội dung các dịch vụ này đều phải tuân thủ theo Luật Báo chí và Luật Điện ảnh và luật liên quan. Khi nội dung của dịch vụ OTT muốn được phát hành phải có giấy phép cơ quan có thẩm quyền, được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình địa phương biên tập”, ông Hùng nói.
Ngoài ra, Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng, cần có quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT nền tảng xuyên biên giới phải cam kết tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu không tuân thủ thì cần có chế tài để tạo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo nên sự công bằng và bảm đảm cho thuần phong mỹ tục, văn hóa, các lĩnh vực khác và những lợi ích khác mà Việt Nam cần được tôn trọng, bảo vệ.

“Sinh con, sinh cha” chia sẻ về chủ đề sức khỏe, hành vi, trí tuệ của trẻ 0 – 6 tuổi với hàng trăm gia đình tại Bình Định

Nghệ An: Hám lợi 2 triệu đồng nhận 20 năm tù

Huyện Mê Linh vinh danh "cô gái vàng Karate"

Meey Land chia sẻ giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho lĩnh vực bất động sản

Bổ nhiệm ông Ngô Hồng Sơn giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội

Xiaomi và Leica Camera công bố hợp tác chiến lược dài hạn
Công nghệ số 23/05/2022 12:44

Xiaomi Việt Nam chính thức mở bán Redmi 10 5G cùng ưu đãi hấp dẫn
Công nghệ số 19/05/2022 16:59

TikTok ra mắt giải pháp Branded Mission: Thúc đẩy sự hợp tác giữa thương hiệu và cộng đồng nhà sáng tạo nội dung
Công nghệ số 19/05/2022 14:43

Khai trương “Hệ thống phần mềm du lịch thông minh tỉnh Quảng Nam” vào ngày 19/5
Công nghệ số 18/05/2022 15:09

Ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam
Công nghệ số 17/05/2022 12:36

Cisco đứng thứ Nhất bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Công nghệ số 14/05/2022 16:07

Xiaomi Việt Nam ra mắt phiên bản đặc biệt Redmi 10 2022
Công nghệ số 13/05/2022 11:30

HP tiếp tục đánh dấu kỷ lục trong nỗ lực bảo vệ khách hàng và đối tác
Công nghệ số 10/05/2022 12:07

Số hóa giúp hàng Việt Nam phủ diện rộng
Công nghệ số 06/05/2022 17:07

Đội ngũ TikTok tăng cường các tính năng an toàn nhằm bảo vệ cộng đồng
Công nghệ số 06/05/2022 15:42

Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai tại Việt Nam
Công nghệ số 06/05/2022 11:26

Qualcomm ra mắt Wi-Fi 7 Networking Pro - nền tảng Wi-Fi 7 thương mại có khả năng mở rộng lớn nhất thế giới
Công nghệ số 05/05/2022 12:38

POCO vươn tầm cao mới với phiên bản POCO F4 GT cao cấp
Công nghệ số 04/05/2022 20:20

Huyện Mê Linh đẩy mạnh chuyển đổi số
Công nghệ số 30/04/2022 08:16

TikTok chính thức ra mắt TikTok Shop tại Việt Nam
Công nghệ số 28/04/2022 14:59
Đọc nhiều

Lái xe tử vong trong cabin ô tô lúc rạng sáng

Bát nháo phân bón giả, kém chất lượng tại thị trường phía Nam

Cao Bằng: Hai xe máy tông vào nhau, 4 người bị thương

Nghệ An: Bắt giữ đối tượng mua bán ma túy thủ sẵn súng AK47 bên người

Cao Bằng: Hai đối tượng nghiện ma túy, trộm cắp... "sa lưới"

“Mẹ sẽ không còn bị ai chê cười nữa đâu, vì con đã là thủ khoa rồi”

Sẵn sàng cháy hết mình cùng đội tuyển Việt Nam trong trận đấu cuối cùng tại SEA Games 31

Trộm cắp tài sản công ty cũ, nhóm đối tượng bị người dân bắt tại trận
Đáng chú ý

Khơi dậy và phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng để hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô

Học Bác về ý chí tự lực, tự cường: Tiền đề của độc lập, động lực của phồn vinh

Phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm của quy hoạch đô thị

Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch và phát triển đô thị
Rao vặt

Hé lộ “tọa độ hoàng kim” được săn tìm tại Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire

Hãng dược mỹ phẩm nào được giới trẻ yêu thích hiện nay?

Luật Dầu khí sửa đổi mở cánh cửa cho hành trình phát triển năng lượng quốc gia

Vinschool - Bệ phóng giúp học sinh sẵn sàng vươn ra thế giới

SABECO chung tay mang đến giá trị tích cực cho xã hội
