Tag

Cần định hướng cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Nông thôn mới 26/10/2018 18:19
aa
TTTĐ- Ngày 26/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề về sản xuất nông nghiệp được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến.

Cần định hướng cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Đại biểu Quốc hội Triệu Thị huyền, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội trường

Bài liên quan

Quốc hội thảo luận về kinh tế- xã hội: Lo thất thoát, lãng phí trong đầu tư

Dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần rà soát, tránh "vênh" với Luật tiếp cận thông tin

Kinh tế- xã hội đất nước có nhiều khởi sắc

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Báo cáo của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đặc biệt là báo cáo riêng đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, báo cáo đã đánh giá khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đặc biệt không né tránh những yếu kém, hạn chế, bất cập trong chỉ đạo quản lý và điều hành.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry – tỉnh Bạc Liêu, cho rằng, trong nửa nhiệm kỳ qua, tuy tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức, việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ vừa phải tập trung cho thúc đẩy tăng trưởng, vừa phải khắc phục những yếu kém của nền kinh tế như nợ xấu, nợ công, lạm phát, ô nhiễm môi trường... Nhưng các chỉ tiêu đạt được khá toàn diện trên 3 lĩnh vực, về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều đạt cao so với cùng kỳ. Bày tỏ ấn tượng với nhiều con số trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội, nữ đại biểu cho rằng nền kinh tế của Việt Nam chúng ta có nhiều nét khởi sắc: chỉ số tăng trưởng là 6,89%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; hiệu quả đầu tư, chỉ số ICO giai đoạn 2016 - 2018 là 6,32%, mặc dù còn cao hơn so với một số các nước trong khu vực nhưng đã thấp hơn so với giai đoạn trước; cơ cấu nguồn thu ngân sách theo tính bền vững hơn; thu nội địa chiếm gần 82% trong tổng thu cân đối ngân sách. Đây là sự nỗ lực rất lớn của bộ, ngành, của Chính phủ cũng như trong toàn hệ thống chính trị.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Trần Trí Quang – tỉnh Đồng Tháp, cũng nhận định, những thành quả vượt trội về kinh tế - xã hội mà nước ta đã đạt được trong năm 2018 đã tạo được niềm tin sâu sắc trong xã hội. Tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,6%, đóng góp 8,8 mức tăng trưởng chung đã khẳng định cơ cấu nông nghiệp nông thôn đã dịch chuyển đúng hướng. Tạo dựng nền tảng vững chắc cho cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định ngày càng vững chắc. Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt được nhiều kết quả quan trọng. An ninh chính trị, trật tự an toàn được đảm bảo. Nhiều hiệp định song phương, đa phương diễn ra và các nước ký kết mở ra triển vọng với nhiều thị trường rộng lớn. Nhân dân, cử tri đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương trong thời gian qua.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyên Thanh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long

Cần định hướng cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra đối với kinh tế- xã hội nước ta trong thời gian tới. Cụ thể, chất lượng tăng trưởng ít được cải thiện, nền kinh tế dựa vào vốn, tài nguyên, sức lao động, đầu tư nước ngoài. Nền nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu vẫn là gia công. Sản xuất nông nghiệp chưa phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Nền nông nghiệp còn chịu nhiều rủi ro về thị trường, dễ bị tổn thương. Nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ, chế biến thô là phổ biến. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chưa thật sự lan tỏa trong nền kinh tế. Những hạn chế đó không chỉ đánh mất lợi thế mà đang hình thành những yếu tố bất lợi trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và trước cuộc cạnh tranh thương mại, bảo hộ mậu dịch diễn biến khó lường.

Để khắc phục hạn chế của năm 2018, ngoài các giải pháp mà Chính phủ đưa ra, các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn về thể chế, về nguồn lực, cơ sở hạ tầng trong tái cơ cấu nông nghiệp, như việc sửa đổi chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất. Việc chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, trồng cây ăn trái mang hiệu quả nhiều hơn. Bên cạnh đó, đề nghị các bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể và quyết liệt hơn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Cung cấp thông tin làm rõ một số vấn đề về nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, tái cơ cấu nông nghiệp qua tổng kết 5 năm cho thấy, cơ cấu lại ngành đang đi đúng hướng, sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng; nông sản đã xuất khẩu đi 180 quốc gia. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu đạt 200 tỷ USD trong 5 năm. Các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng... từng bước đều áp dụng công nghệ cao phù hợp với quy mô, quản trị. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, 5 năm trước, giá gạo Việt Nam ở mức rất thấp, thì bây giờ đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ... đảm bảo cơ cấu, giá trị. Năm 2018, xuất khẩu gạo cao nhất về lượng, giá trị. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, hết tháng 6/2018 giá gạo Việt Nam là 450.000 USD một tấn, trong khi Thái Lan là 430.000 USD và Ấn Độ là 410.000 USD.

Liên quan tới phát triển nông thôn mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nêu rõ một số thách thức mà nếu không cẩn trọng sẽ dẫn tới thực trạng tăng khoảng cách giàu nghèo tại các nơi vùng sâu, vùng xa khi thưc hiện nông thôn mới. Dù vậy, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Quốc hội, hơn 40% số xã đã đạt chỉ tiêu nông thôn mới. Theo Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện tình hình diễn biến thời tiết năm tới sẽ chuyển sang El Nino nên sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Do vậy ngay tại thời điểm này chúng ta cần phải có ý, có giải pháp ngay để củng cố và giữ những thành quả đã đạt được trong năm 2019.

Cũng quan tâm đến vấn đề sản xuất nông nghiệp, đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn- tỉnh Nam Định, cho rằng, Chính phủ cần quan tâm hiệu quả liên kết giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế người dân vẫn phải trả lời "nuôi còn gì, trồng cây gì?" và phần lớn họ trồng, chăn nuôi theo kinh nghiệm, những người xung quanh. Vì thế việc nuôi, trồng sản phẩm nông nghiệp mang tính theo phong trào, không có đầu ra. Theo đại biểu, việc trả lời câu hỏi này thực tế là thuộc trách nhiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý. Đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn cho rằng, cần xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản Việt thông qua các cuộc thi công khai tôn vinh chất lượng sản phẩm nông nghiệp và đặc biệt quan tâm định hướng sản xuất cho nông dân.

Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, ngày mai, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận ở hội trường về các vấn đề về kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ. Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ tham giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm./.

Tin liên quan

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm