Tag

Cần quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân

Tin tức 21/04/2022 11:53
aa
TTTĐ - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.
Tin tức trong ngày 31/7: Huy động cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia phòng, chống dịch
Sáng 21/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình phiên họp thứ 10. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp

Sáng 21/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Lấy người bệnh làm trung tâm

Về sự cần thiết của dự án luật, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngày 23/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh. Luật khám bệnh, chữa bệnh ra đời đã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, luật đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết.

Về mục tiêu, dự án luật nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh; Tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 102 điều, thêm 1 chương (chương IX) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

Về nội dung cơ bản của dự thảo Luật, ông Long cho biết, để khắc phục những hạn chế, bất cập, Bộ Y tế đã xây dựng nội dung dự án Luật theo hướng "lấy người bệnh làm trung tâm" thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề.

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, cần cân nhắc về sự cần thiết của việc quy định không điều chỉnh các “hoạt động dự phòng, nâng cao sức khỏe do ngân sách nhà nước chi trả” do vừa thừa, vừa thiếu và chưa bao quát.

Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí việc quy định kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh. Tuy nhiên, Chính phủ cần xác định thời điểm tiến hành chính thức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh cho phù hợp và khả thi; Làm rõ cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh.

Bà Thúy Anh cho rằng dịch vụ khám chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám chữa bệnh vẫn cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá.

Theo Luật Giá, Nhà nước chỉ định khung giá và mức giá dịch vụ khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý giá dịch vụ khám chữa bệnh và việc quản lý giá dịch khám chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.

Dự thảo luật đã không còn quy định về Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh như luật hiện hành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, cần duy trì quỹ này theo tinh thần “nâng cao hiệu quả Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo” nêu tại Nghị quyết 20/NQ/TW; Nghiên cứu cơ chế quản lý các nguồn viện trợ, tài trợ cho các cơ sở khám chữa bệnh thông qua quỹ để đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người dân

Phát biểu ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, phần lớn nội dung hồ sơ dự án luật đã được hoàn thiện, bổ sung theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó, có nhiều điểm tích cực, cập nhật được nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn khám, chữa bệnh. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tiến hành đánh giá, tổng kết và bổ sung đánh giá tác động, đặc biệt là về nguồn nhân lực cũng như tài chính đối với những chính sách có thay đổi về nội dung hoặc phát sinh nội dung mới của dự án luật. Rà soát, đánh giá đầy đủ về thủ tục hành chính với từng đối tượng chịu sự tác động; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm khắc phục những vấn đề nóng, những bất cập trong thời gian qua của luật hiện hành.

Về một số nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần thể chế hóa cụ thể hơn nữa chủ trương xã hội hóa gắn với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong khám, chữa bệnh; Đề nghị Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu sửa đổi, quy định mang tính nguyên tắc, căn cơ, có tính đột phá về tài chính y tế để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đối với nội dung về giá dịch vụ khám, chữa bệnh, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, dịch vụ khám, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, do vậy, thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám, chữa bệnh vẫn cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá. Nhà nước chỉ định khung giá và mức giá dịch vụ tại cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh và việc quản lý giá dịch vụ đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.

Bên cạnh đó, cần làm rõ các quy định tài chính về khám, chữa bệnh giữa các cơ sở khám, chữa bệnh vì mục tiêu nhân đạo, có phí nhưng vì mục tiêu phi lợi nhuận, khám chữa bệnh theo nhu cầu… qua đó, khuyến khích hình thành các trung tâm khám chữa bệnh hiện đại, chất lượng cao, thu hút người bệnh tham gia. Bên cạnh quản lý tốt giá dịch vụ, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong mua sắm, phân bổ, sử dụng nguồn lực y tế, cần thể hiện rõ trong luật quan điểm bảo vệ người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, tránh thương mại hóa hoạt động này.

Về hệ thống tổ chức cơ sở khám, chữa bệnh, dự án Luật quy định về hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm cả Nhà nước và tư nhân được tổ chức thành ba cấp: khám, chữa bệnh ban đầu; khám, chữa bệnh cơ bản; khám, chữa bệnh chuyên sâu. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc cải cách hệ thống khám, chữa bệnh là cần thiết, tuy nhiên, dự thảo cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và mối liên hệ của các cấp khám, chữa bệnh nhằm xác định các chuyên môn kỹ thuật tương ứng; quy định lộ trình thay đổi cách thức phân cấp khám, chữa bệnh nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện và nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế nêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW.

Đọc thêm

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản Tin tức

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp và có cuộc làm việc với ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 Tin tức

Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 15 diễn ra hôm nay (29/3), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét, thông qua các nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam Tin tức

WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ Tin tức

Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Tiếp thu các ý kiến góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển theo định hướng giao thông công cộng; các quy định về thử nghiệm có kiểm soát, thí điểm các mô hình mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn

TTTĐ - Quý I/2024, TP Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 Quy hoạch lớn để tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TP trong thời gian tới.
Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển Tin tức

Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh mới với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội đã đề xuất, kiến nghị quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững. Trong đó, huy động và phát huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa…
Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới Tin tức

Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ Tin tức

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

TTTĐ - Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Tiếp tục tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo các luật Tin tức

Tiếp tục tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo các luật

TTTĐ - Chiều 27/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 đã bế mạc sau 2 ngày làm việc.
Xem thêm