Tag

Cây miền Nam trồng trên đất ruộng miền Trung, lão nông thu hàng trăm triệu mỗi năm

Nông thôn mới 25/06/2020 17:41
aa
TTTĐ - Trong khi nhiều nông dân trong vùng chật vật với việc cải tạo đất phèn để trồng lúa thì ông Nguyễn Tống một mình một kiểu trồng cây ăn trái có xuất xứ từ vùng Nam Bộ trên mảnh đất xứ Quảng nắng gió.

Cây miền Nam trồng trên đất ruộng miền Trung, lão nông thu hàng trăm triệu mỗi năm

Bài liên quan

Kết nối tiêu thụ nông sản trực tiếp: Từ vườn cây đến siêu thị

Về An Giang, “tròn mắt” xem nông dân làm du lịch cộng đồng

Thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên

Tập huấn triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2020 khu vực phía Bắc

Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc

Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ

"Nhịp cầu nhà nông" - kênh thông tin hữu ích giúp nông dân làm giàu

Sau 3 năm vun trồng, ông Nguyễn Tống (SN 1972, thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã biến những diện tích đất trồng lúa năng suất thấp trở thành "vườn trái cây Nam Bộ" sum suê quả ngọt gây ấn tượng với du khách.

Nhìn về phía những hàng cây nặng chĩu quả, ông Tống cho biết: “Năm 2017, tôi thấy Quảng Nam là vùng có khí hậu rất thích hợp với việc trồng cây ăn quả của miền Nam. Do đó, tôi quyết định lấy giống cây ăn quả miền Nam về trồng trên mảnh đất này”.

Vườn cây miền Nam của ông Tống
Vườn cây miền Nam của ông Tống

Bước đầu phát triển mô hình, ông Tống gặp không ít khó khăn về nguồn vốn và cải tạo đất. Ông đi vay mượn khắp nơi để xoay sở tình hình. Tuy nhiên, ông đi đến đầu cũng đều bị từ chối. Hỏi ra mới biết, không ai tin vào mô hình này sẽ thành công. Bởi ở đây là đất sình, lầy không thích hợp với loại cây ăn quả có xuất xứ từ vùng Nam Bộ.

Phớt lờ những ý kiến trái chiều, ông Tống đã biến sự chê cười thành động lực để thực hiện mô hình. Từ đó, ông bắt đầu xây dựng bản kế hoạch cụ thể để thuyết phục nhà đầu tư.

Sau một thời gian, ông nhận được tin tưởng từ bà Hồ Thị Lộc và ông Hồ Đình Hải (người dân xã Đại Minh, huyện Đại Lộc). Cả 3 người đã cùng nhau góp vốn mở rộng trang trại.

Vốn đã có kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây ăn quả, ông Tống thuê hẳn 3 hec-ta đất để thực hiện. “Tôi nghĩ làm ăn là mình phải liều. Nếu không liều, không thử thách bản thân, cái gì cũng sợ sệt thì không bao giờ thành công được”, ông Tống chia sẻ.

Để có thể trồng được cây ăn quả, ông đã đi đến nhiều nơi để tìm hiểu những mô hình cải tạo đất thành công.

Ông đã thành công trong việc tăng độ phì nhiêu của đất bằng cách rải phân bón hữu cơ và giảm độ phèn bằng vôi.

Nhờ vậy mà sau 3 năm, vườn cây ăn quả rộng 3 héc-ta của ông Tống đã phủ kín màu xanh mướt. Số cây ăn quả cũng rất đa dạng, với hơi 30 loại khác nhau.

“Ổi đang là cây kinh tế chủ lực của vườn. Bình quân mỗi ngày, vườn của tôi cung cấp ra thị trường từ 100 đến 150kg trái. Đợt cao điểm, cây ổi có thể cho năng suất từ 300 - 400kg/ngày. Nếu thời tiết thuận lợi thì mỗi tháng tôi có thể thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng”, ông Tống thông tin.

Ngoài mô hình trồng “cây ăn quả miền Nam trên đất miền Trung”, ông Tống còn kết hợp thêm mô hình du lịch sinh thái tại vườn. Tuy mới đưa vào hoạt động nhưng du khách rất thích thú và quan tâm. Bởi du khách không chỉ có thể ăn trái cây tại vườn mà được tận tay chăm sóc cây trồng.

“Tôi nghĩ người ta cũng như mình, muốn biết trái này có sạch hay không và được trồng ra sao. Vì vậy, tôi mới mở mô hình du lịch này” ông Tống nói.

Không chỉ có nguồn thu nhập cao, mô hình của ông Tống còn đem lại việc làm cho lao động địa phương. Nhờ vậy, đời sống của một số người dân khó khăn cũng đã ổn định hơn.

Được biết, trong thời gian tới, ông Tống có dự định mở rộng mô hình thêm 10 hec-ta đất. Diện tích đất này, ông tập trung vào mô hình trồng cây nông nghiệp hữu cơ, hướng đến khách du lịch nước ngoài.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm