Tag

Chính phủ đề xuất giữ lại quỹ bình ổn giá xăng dầu

Tin tức 19/09/2022 19:30
aa
TTTĐ - Theo nhận định của Chính phủ, tại thời điểm này giá xăng dầu diễn biến vẫn rất thất thường, khó dự báo nên cơ chế Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn rất cần thiết để điều hành giá trong nước nhằm hạn chế những biến động lớn về giá.
Hỗ trợ phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp Quỹ bình ổn xăng dầu "không cho ai" mà phục vụ lợi ích người tiêu dùng
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc thừa uỷ quyền của Chính phủ đọc tờ trình về dự thảo Luật Giá (sửa đổi)
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022 để cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Theo tờ trình của Chính phủ, chính sách về bình ổn giá đã đề xuất nội dung danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá sẽ được giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết trên cơ sở các nguyên tắc chặt chẽ được quy định tại Luật; Đồng thời, tăng cường phân công, phân cấp, rõ trách nhiệm trong việc triển khai bình ổn giá trên phạm vi cả nước và trên địa bàn.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu có cơ chế đặc thù; Việc trích lập, sử dụng được thực hiện gắn với các kỳ điều hành giá nhằm tạo bước đệm, hạn chế mức tăng, giảm giá đột biến, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội.

Qua đánh giá chi tiết cho thấy tại thời điểm này giá xăng dầu diễn biến vẫn rất thất thường, khó dự báo nên cơ chế quỹ vẫn rất cần thiết để điều hành giá trong nước nhằm hạn chế những biến động lớn về giá.

Về vấn đề cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết có 2 loại ý kiến.

Đa số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu vì cho rằng Quỹ là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Quang cảnh phiên họp
Quang cảnh phiên họp

Trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, còn có sự điều hành của Nhà nước, khi quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn thông qua giá cơ sở thì việc bỏ Quỹ hiện tại là chưa phù hợp.

Thực tế, thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò điều hòa, góp phần giảm được tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động của giá. Từ đó, đã giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống người dân.

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng mô hình Quỹ bình ổn để ổn định giá xăng dầu trong nước trong những tình huống biến động khó dự báo.

Xuất phát từ lý do trên, tại thời điểm hiện nay, khi giá xăng dầu thế giới còn biến động khó lường, với điều kiện chống chịu hiện tại của Việt Nam, khi chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước còn tương đối dài (10 ngày) thì trước mắt vẫn cần thiết phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Trong khi đó, một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu vì Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và nguồn hình thành được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/1 lít). Mặc dù không phải tiền NSNN, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành.

Trên thực tế, khi thời điểm giá xăng dầu tăng cao như thời gian vừa qua, trường hợp Quỹ bị âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi từ Quỹ, thậm chí là vay ngân hàng bù vào. Còn khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập Quỹ, bù đắp cho phần Quỹ âm trước đó, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Trường hợp cần điều tiết giá xăng dầu, Nhà nước có thể sử dụng những công cụ khác như thuế, phí hoặc có biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho những đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ giá xăng dầu tăng cao, đó cũng là công cụ điều tiết chủ yếu mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng.

Việc quy định chung chung là Quỹ bình ổn giá như trong dự thảo luật có thể chưa chặt chẽ, dẫn đến phát sinh các quỹ khác.

Nói về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ cần có báo cáo đánh giá tác động đề xuất giữ Quỹ bình ổn giá, do đây là vấn đề còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu lý do đề nghị giữ Quỹ là qua đánh giá tác động thời gian qua, Quỹ có tác động tích cực và lợi ích lớn, đặc biệt trong biến động giá xăng dầu của năm 2022.

Ông nhấn mạnh đây là công cụ hữu ích, nếu chỉ dựa vào giảm thuế và phí thì chỉ được trong ngắn hạn, còn dài hạn rất khó khăn.

Đọc thêm

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản Tin tức

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp và có cuộc làm việc với ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 Tin tức

Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 15 diễn ra hôm nay (29/3), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét, thông qua các nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam Tin tức

WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ Tin tức

Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Tiếp thu các ý kiến góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển theo định hướng giao thông công cộng; các quy định về thử nghiệm có kiểm soát, thí điểm các mô hình mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn

TTTĐ - Quý I/2024, TP Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 Quy hoạch lớn để tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TP trong thời gian tới.
Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển Tin tức

Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh mới với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội đã đề xuất, kiến nghị quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững. Trong đó, huy động và phát huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa…
Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới Tin tức

Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ Tin tức

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

TTTĐ - Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới

TTTĐ - Trong 2 ngày 26 - 27/3, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Đại tá Dương Thế Võ, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Xem thêm