Tag

Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 5/2015

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 10/04/2016 05:03
aa
TTTĐ - Chiều nay 27/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2015, làm rõ nhiều nội dung được báo chí và dư luận xã hội quan tâm.

Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 5/2015

TTTĐ - Chiều nay 27/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2015, làm rõ nhiều nội dung được báo chí và dư luận xã hội quan tâm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên cho biết, cùng ngày, Chính phủ đã tiến hành họp thường kỳ tháng 5, nghe và cho ý kiến về tình hình KT-XH trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm, bàn giải pháp điều hành cho những tháng còn lại trong năm.

Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 5/2015

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2015.

Chính phủ đánh giá trong 5 tháng đầu năm, tình hình KT-XH tiếp tục chuyển biến và đạt được kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, nhưng cũng có một số mặt xuất hiện những diễn biến rất đáng quan ngại. Bạn bè quốc tế cũng tiếp tục nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam theo hướng lạc quan. Nhiều chỉ số tiếp tục tăng, như sản xuất công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo tăng cao, CPI tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước. Tín dụng cũng tăng mạnh do nhu cầu sản xuất của người dân. Doanh nghiệp hoạt động khởi sắc hơn, số phá sản đóng cửa ít đi, số mở mới và phục hồi tăng lên.

Khó khăn nhất trong 5 tháng qua là sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, 20 năm rồi mới xuất hiện tình trạng hạn hán như hiện nay, gây khó khăn, ảnh hưởng đến người dân, gia súc, cây trồng ở một số địa phương. Mặt khác, nông dân còn gặp khó khăn bởi sản xuất được mùa nhưng giá cả có khi không được, nhưng quan trọng nhất là tiêu thụ khó khăn. Chính phủ đã bàn rất sâu, tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục để hạn chế tối đa ảnh hưởng.

Về phương hướng, giải pháp sắp tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra từ đầu năm, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, theo sát tình hình, điều hành cho tốt, không để ảnh hưởng, biến động lớn, nhất là lãi suất, tỷ giá. Hai là tập trung thực hiện các khâu đột phá đã đề ra trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phát huy các nguồn lực để phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Ba là tập trung thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khắc phục hạn chế hiện nay. “Thủ tướng nhấn mạnh rằng phải rà soát lại tất cả thể chế, thủ tục, việc nào cần thì tiếp tục làm nhưng rút ngắn thời gian cho người dân như Nghị quyết 19 yêu cầu. Việc nào không còn phù hợp thì sửa hoặc đề nghị sửa, cái nào chưa quy định thì bổ sung. Với tinh thần này, tại phiên họp, Chính phủ cũng bàn việc chỉnh sửa 3 Nghị định có liên quan đến cải cách DNNN”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.

Cuối cùng, tập trung giải quyết cho được những gì hiện nay DN, nông dân đang gặp khó khăn và có kiến nghị, không để tồn đọng gây bức xúc như một vài nơi vừa qua.

Hiện nay chúng ta bị ảnh hưởng bởi lượng khách du lịch nước ngoài giảm, Chính phủ có bàn có những giải pháp đồng bộ hơn, khắc phục hạn chế yếu kém trong lĩnh vực này. Trong đó, để tạo thuận lợi nhất cho du khách, Chính phủ có bàn vấn đề mở visa, khi bàn thì có nhiều ý kiến nhưng đến giờ này chưa kết luận cụ thể là sẽ mở cho nước nào, cần thêm thời gian để xem xét trước khi quyết định.

PV Song Đào (Báo điện tử Tổ quốc): Liên quan tới ý Bộ trưởng vừa nói về liều lượng thông tin về du lịch quốc gia, thời gian qua khách du lịch nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng, trong đó có khách từ Trung Quốc. Vậy giải pháp mà Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho du lịch trong mối quan hệ với Trung Quốc cũng như các vấn đề khu vực như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Hôm nay Chính phủ họp có bàn về nội dung rất quan trọng là các giải pháp đẩy mạnh du lịch. Có 3 vấn đề, thứ nhất là tạo thuận lợi cho du khách, tùy theo mối quan hệ của ta với các nước mà cân nhắc để tạo thuận lợi. Thứ hai là tham mưu cho Thủ tướng ra một chỉ thị khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này để làm sao việc phát triển du lịch đi liền với các lĩnh vực văn hóa, đời sống, quảng bá hình ảnh Việt Nam với du khách. Muốn làm tốt thì ngành Du lịch cũng đề nghị xây dựng quỹ xúc tiến du lịch như các nước đang làm.

Tôi đánh giá rất cao sự cố gắng thời gian qua của các phóng viên để đưa các hình ảnh về Việt Nam ra thế giới. Thủ tướng cũng đánh giá rất cao. Nhưng chúng ta vẫn làm chưa tốt việc làm thế nào cho du khách đã đến Việt Nam rồi muốn quay trở lại. Chính phủ đã bàn 5-6 nội dung, sau này sẽ có báo cáo cụ thể hơn.

PV Văn Thành (báo Tuổi trẻ TPHCM): Xin được hỏi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng hai câu hỏi. Thứ nhất, xin Bộ trưởng cho biết vì sao đến nay vẫn chưa có quy hoạch trạm thu phí BOT. Và như nhiều báo thời gian qua đưa tin thì nhiều trạm thu phí đặt sai vị trí. Vậy đối với những khoản tiền trạm thu phí đã thu trong những năm qua trong điều kiện đặt sai vị trí như thế thì sẽ xử lý như thế nào?

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng: Thứ nhất, chủ trương của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết 13 của Hội nghị Trung ương 4 là chúng ta phải đẩy nhanh việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong đó có việc xây dựng hệ thống giao thông tương đối đồng bộ theo hướng hiện đại nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Và thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ chỉ đạo hết sức quyết liệt coi việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá để tháo điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng. Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt Bộ GTVT triển khai thực hiện đầu tư xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông. Chính việc có chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành liên quan, các địa phương, chúng ta có thể đánh giá hạ tầng giao thông của nước ta trong 4 năm qua có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều công trình hiện đại, nhiều bến cảng, sân bay, đường cao tốc, các tuyến quốc lộ, những cây cầu lớn, đẹp và hiện đại đã đi vào hoạt động. Theo đánh giá 2 năm một lần của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2010 hạ tầng giao thông của chúng ta xếp thứ 113, năm 2012 chúng ta xếp thứ 90 và đến năm 2014 chúng ta xếp thứ 74, tăng 29 bậc của 2014 so với 2010. Rõ ràng là với việc chúng ta sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước, vốn TPCP và vốn huy động xã hội hóa, chúng ta tạo nên sự thay đổi diện mạo bộ mặt giao thông. Chính vì vậy góp phần thực hiện tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, giảm chi phí vận tải, góp phần tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng 29 bậc chỉ số rõ ràng góp phần rất mạnh mẽ vào tăng năng lực của nền kinh tế.

Tuy nhiên chúng ta cũng thấy để đẩy mạnh xã hội hóa phải có cơ chế chính sách cho nhà đầu tư thu hồi vốn. Và để triển khai đầu tư các dự án thì Bộ GTVT đã kết hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, các địa phương thực hiện việc đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước. Việc đặt trạm thu phí thực hiện theo Thông tư 159 của Bộ Tài chính. Trong quy định này, trạm thu phí cách nhau 70km, nếu không đủ 70km thì trước khi lập trạm thu phí phải có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính và UBND các địa phương. Lâu nay chúng ta hiểu nhầm là 70km mới là đúng, còn dưới 70km là sai. 70km cũng đúng, dưới 70km cũng đúng nhưng phải có sự thỏa thuận trước mới được đầu tư.

Việc thực hiện đặt các trạm thu phí là hoàn toàn đúng theo quy định. Tuy nhiên, vị trí một số trạm thu phí nhỏ hơn 70km vì có mấy lý do. Thứ nhất là đầu tư công trình tập trung, ví dụ năm 2008, quyết định đầu tư cầu Đồng Nai, rồi đầu tư cầu Cổ Chiên và vừa thông xe, đi rút ngắn được 70km từ Trà Vinh lên Bến Tre. Làm một cây cầu cho nên không thể đảm bảo được 70km, vì vậy, cầu Cổ Chiên cách trạm thu phí cầu Rạch Miễu hơn 50km nhưng hoàn toàn theo đúng quy định chứ không phải sai và vị trí đặt trạm phải có sự thỏa thuận giữa địa phương với Bộ Tài chính thì Bộ GTVT mới ra quyết định đặt trạm.

Có một loại nữa là trạm thu phí cự li khoảng 70km nhưng nếu đặt đúng 70km thì lại vào giữa thành phố, giữa thị xã hoặc giữa khu dân cư nên theo đề nghị của địa phương, Bộ GTVT phải thỏa thuận với nhà đầu tư, với địa phương, với Bộ Tài chính để đặt sân siu một chút trong cự ly chung là 70km nhưng ở vị trí thuận lợi hơn cho người dân và vẫn hoàn toàn đúng theo quy định.

Còn vấn đề quy hoạch trạm thu phí, cùng với việc đẩy nhanh xã hội hóa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương xây dựng quy hoạch các trạm thu phí trên cả nước. Việc xã hội là giải pháp thực hiện lâu dài, nằm trong chiến lược phát triển tổng thể giao thông vận tải, cũng như trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vì vậy cần có quy hoạch tổng thể các trạm thu phí trên toàn quốc. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTV đã giao cho Viện Chiến lược GTVT triển khai xây dựng quy hoạch này và hiện nay về cơ bản quy hoạch đã xong, đang lấy ý kiến các cơ quan của Bộ cũng như đánh giá tác động của quy hoạch này. Sau khi hoàn chỉnh đầy đủ, lấy ý kiến của các địa phương, các bộ, ngành, chúng tôi sẽ trình Chính phủ phê duyệt và thực hiện. Nhưng cũng xin nói rõ thế này, Thông tư 159 quy định đặt trạm thu phí không căn cứ vào quy hoạch vì quy hoạch đặt trạm thu phí là chỉ đạo mới đây của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, tháng 6/2014. Đây là phần bổ sung, hoàn toàn tách bạch với quy định đặt trạm thu phí. Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chúng tôi đang tích cực triển khai.

Tóm lại, tôi khẳng định tất cả những trạm thu phí đang được đặt hiện nay là phù hợp đúng với quy định của Thông tư 159.

PV Khánh Huyền (Trung tâm Tin tức VTV 24): Được biết 5 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản của chúng ta giảm cả kim ngạch và sản lượng so với năm 2014, xin được hỏi Bộ Công Thương có những giải pháp gì để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong thời gian sắp tới? Hiện nay, vải thiều đang bước vào vụ thu hoạch, Bộ Công Thương đã có kế hoạch như thế nào để việc tiêu thụ vải thiều sẽ không còn ùn ứ như là tiêu thụ dưa hấu hay thanh long trong thời gian gần đây?

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản có sự giảm sút. Hiện nay, những thị trường lớn, thị trường chính của chúng ta như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sụt giảm trong khi một số thị trường chúng ta nghĩ rằng rất tiềm năng thì chưa phát huy được. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông-thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm bị sụt giảm. Còn biện pháp làm thế nào để tăng kim ngạch xuất khẩu thì không phải đến giờ chúng ta mới bàn mà việc này Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành có những biện pháp từ rất lâu. Trước hết, chúng ta phải mở rộng các thị trường thông qua việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Vừa qua Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và chúng ta bước đầu giành được một số thành công hết sức đáng mừng. Chúng ta đã ký với thị trường Hàn Quốc, trong mấy ngày nữa sẽ ký hiệp định với Liên minh Thuế quan. Trong thời gian rất gần, có thể ký với EU và rất hy vọng trong thời gian gần nhất chúng ta ký được Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều đó mang lại lợi ích hết sức lớn cho các mặt hàng của Việt Nam, trong đó có hàng nông sản. Ví dụ chúng ta ký được với Hàn Quốc vừa qua thì rất nhiều mặt hàng thuế suất đưa vài thị trường này bằng 0%. Rất nhiều thị trường khác, ví dụ Liên minh Thuế quan rồi EU, sắp tới cũng tương tự như vậy.

Thứ hai, chúng ta đẩy mạnh rất nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước. Chính phủ đã hết sức quan tâm, bước đầu tăng kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó có chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Trong nước, chúng ta cũng đẩy mạnh nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa và kể cả thị trường miền núi, biên giới, hải đảo.

Một việc nữa mà chúng ta đã làm và cần phải đẩy mạnh hơn là cung cấp thông tin thị trường, thông tin về từng sản phẩm để các DN chủ động. Chúng ta đã thống nhất là Nhà nước, Chính phủ chỉ hỗ trợ thôi, còn người quyết định các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu chính là DN. Thời gian qua, Chính phủ, Nhà nước hỗ trợ bằng rất nhiều biện pháp nhưng các DN cần phải cố gắng hơn.

Một điểm nữa góp phần tăng cường xuất khẩu hàng nông sản là chúng ta phải đẩy mạnh chất lượng hàng hóa xuất khẩu của chúng ta. Vừa qua, một mặt chúng ta đã làm tốt việc đó thông qua rất nhiều chương trình, với sự hợp tác quốc tế hoặc trong nước, làm nghiêm ngặt hơn về chất lượng các sản phẩm chúng ta xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều hạn chế, nhiều sản phẩm của chúng ta ra nước ngoài nhưng một số sản phẩm có chất lượng không tốt làm ảnh hưởng đến nhiều DN khác có những sản phẩm, mặt hàng tương tự nhưng không ký hợp đồng được nữa. Việc này không những Bộ Công Thương mà các đơn vị, địa phương, bộ, ngành đều có trách nhiệm nâng cao sản lượng của những sản phẩm xuất khẩu của chúng ta.

Về mặt hàng vải thiều, đây là một trong những mặt hàng nông sản mà vừa qua phương tiện thông tin đại chúng cũng như các DN, người dân hết sức quan tâm, thậm chí là bức xúc. Vừa rồi Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cũng đã đề cập rằng có tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá lại mất mùa”. Tại sao như vậy thì đó là thực tế thị trường, hết sức tự nhiên. Ví dụ khi được mùa thì rõ ràng sản lượng tăng lên, cung và cầu có sự thay đổi thì đương nhiên có việc giảm giá. Ở đây, quan trọng là phải xác định người nông dân, những người trồng trọt không có bất cứ lỗi nào cả vì người ta luôn có quyền trồng gì trên mảnh đất của họ. Thứ hai, người ta cũng mong muốn luôn mang lại lợi ích cao nhất từ việc trồng trọt, từ việc phát triển trên mảnh ruộng của mình.

Các cơ quan Nhà nước đã làm rất nhiều. Ngay từ đầu, Bộ NN&PTNT cần có quy hoạch tổng thể. Muốn có quy hoạch thì chúng ta phải có những cánh đồng mẫu lớn, phải tập trung được đất để có thể đưa công nghệ vào sản xuất với năng suất cao để tạo ra giá thành mang tính chất cạnh tranh. Khi đó mới có thể xuất khẩu cạnh tranh với những nước xung quanh chứ chưa nói đến những thị trường xa xôi như châu Mỹ, châu Mỹ La tinh với những sản phẩm chất lượng rất tốt nhưng giá cả hết sức cạnh tranh.

Mặt hàng vải thiều năm ngoái là một điển hình khi vừa được mùa, vừa được giá nhờ rất nhiều biện pháp chúng ta đã làm. Một mặt chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, không tập trung vào thị trường Trung Quốc. Nếu như mọi năm trước năm 2014, thường chúng ta xuất khẩu khoảng 60-70% sang thị trường Trung Quốc nhưng năm 2014 chúng ta chỉ xuất khoảng 40-45% còn chúng ta tập trung vào những thị trường khác. Đặc biệt chúng ta đã mở rộng ngay tại thị trường VN và đưa vào nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, nơi người dân chưa có điều kiện thưởng thức vải thiều, với giá hết sức hợp lý. Ngay từ năm 2015, Bộ Công Thương đã có chương trình, làm được những việc trực tiếp và đã bàn bạc với các tỉnh có liên quan đến mặt hàng vải thiều như Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương. Một mặt, tổ chức hội nghị kết nối; hiện nay chúng tôi đã làm và khoảng 1 tuần nữa, sẽ tiếp tục kết nối giữa TPHCM và các tỉnh, thành phố phía Nam cho tất cả các đơn vị và các DN lớn có nhu cầu. Vụ vải thiều thời gian rất ngắn nên cần phải rất nhanh chóng đưa vào các tỉnh, thành phố phía Nam. Còn ở nước ngoài, chúng tôi đã có hẳn chương trình do tổ chức xúc tiến nhập khẩu của Chính phủ Hà Lan tài trợ nhằm đưa vải thiều vào các nước EU, đặc biệt là Hà Lan, Đức…

PV Hoàng Tuân (Tạp chí Ngày nay UNESCO): Đề nghị Bộ Tài chính sớm tổ chức đối thoại với các nhà khoa học nhằm giải tỏa hiểu nhầm mà các tờ báo là đối tác của Bộ KH&CN thời gian qua đã phê phán liên quan đến cơ chế tài chính dành cho KHCN nhưng không cho người quản lý tài chính nào được giải thích trên báo chí.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Về kiến nghị Bộ Tài chính sớm đối thoại để người dân, các cấp, ngành hiểu cơ chế tài chính đối với KHCN như thế nào cũng như Bộ đã tạo điều kiện, cùng đồng hành với KHCN thực hiện chủ trương phát triển KHCN của Nhà nước, chúng tôi ghi nhận ý kiến này và sớm tổ chức đối thoại để cùng chia sẻ cơ chế chính sách về tài chính KHCN với mục tiêu thúc đẩy KHCN phát triển.

PV Kênh VITV: Vừa qua, NHNN khẳng định trong năm nay không điều chỉnh tỷ giá trong bối cảnh room 2% đã hết. Tuy nhiên, hôm qua, đồng USD tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 8 năm so với đồng yên Nhật. Xin đại diện NHNN lý giải tại sao NHNN vẫn quyết định giữ room 2% trong năm nay?

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Ngay từ đầu năm, NHNN cũng đã dựa trên những căn cứ, cơ sở các chỉ tiêu kinh tế của Quốc hội và Chính phủ giao cũng như những dự báo về kinh tế vĩ mô tiền tệ trong và ngoài nước và đã đề ra định hướng biên độ điều hành năm 2015 tối đa là 2%. Trong gần 5 tháng qua, NHNN đã 2 lần điều chỉnh tăng tỷ giá với tổng cộng là 2%. Trong năm 2015, tức là từ nay tới hết năm, chúng tôi vẫn định hướng tiếp tục biên độ điều hành tỷ giá tăng tối đa không quá 2%. Cơ sở chúng tôi đưa ra như vậy dựa trên nhiều phân tích, đánh giá về tác động của tỷ giá đối với diễn biến kinh tế vĩ mô cũng như đứng trên lợi ích tổng thể của quốc gia để đưa ra biên độ như vậy.

Đồng USD trên thị trường tiền tệ-tài chính thế giới biến động hằng ngày, hằng giờ. Ví dụ, sau 18/3 và tiếp đến là 27/4, khi Fed cung cấp thông tin về cuộc họp điều hành chính sách tiền tệ, USD quay đầu giảm, trái xu hướng tăng của đầu năm. Tất cả những vấn đề đánh giá tác động của tỷ giá đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chúng tôi đều căn cứ trên cơ sở đánh giá tổng thể số liệu NHNN chủ trì trên cơ sở phối hợp với các bộ, ngành.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành theo hướng ổn định, chúng tôi sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường, thực hiện phối hợp đồng bộ các giải pháp, cũng như công cụ và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá theo biên độ đề ra.

PV

Theo VGP

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ

TTTĐ - Đến thời điểm này, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội - Chủ đầu tư dự án đường Vành đai 4 là đơn vị giải ngân đầu tư công cao nhất TP. Hà Nội cam kết, khẳng định, đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ theo lời hứa với Quốc hội và Chính phủ.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tiến độ

TTTĐ - Tính đến cuối năm 2023, thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố đã phê duyệt và thu hồi đất 763,86/791,21ha (đạt 96,54%). Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất.
Đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Thời sự

Đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 11/1, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Vành đai 4

TTTĐ - Quá trình triển khai dự án Vành đai 4 của ba địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên rất bài bản, phối hợp chặt chẽ có sự vào cuộc nhiệt tình, trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương, sự ủng hộ của người dân. Các địa phương đang triển khai đồng loạt các mũi thi công trong tháng 1/2024.
Tăng tốc triển khai dự án đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Tăng tốc triển khai dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị, lãnh đạo UBND TP tăng cường đi cơ sở, trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các địa phương, nhà thầu để tập trung tháo gỡ vướng mắc, đề cao kỷ cương, kỷ luật, tranh thủ từng ngày để tăng tốc triển khai dự án.
Phê duyệt dự án thành phần 3 - đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Phê duyệt dự án thành phần 3 - đường Vành đai 4

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4 Thời sự

Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Xác định tầm quan trọng của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 trong năm 2024 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 trong năm 2024

TTTĐ - Chiều 14/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2024.
Thường Tín chi gần 1.200 tỷ đồng phục vụ dự án Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thường Tín chi gần 1.200 tỷ đồng phục vụ dự án Vành đai 4

TTTĐ - Tính đến ngày 12/12, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã chi gần 1.200 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án Vành đai 4.
Đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Công trường xây dựng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh) với 8 mũi thi công đang đồng loạt triển khai, gấp rút đẩy nhanh tiến độ.
Xem thêm