Tag

Chống tham nhũng để gìn giữ thanh danh của Đảng

Bình luận 27/07/2020 11:13
aa
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải “đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân”. Hơn 90 năm qua, mặc dù Đảng ta rất quan tâm tới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cũng như đấu tranh phòng, chống tham nhũng, song trong thực tiễn, nguyên tắc căn cốt này không phải ở đâu, lúc nào cũng giữ được. Đi liền với đó là một bộ phận không nhỏ đảng viên không giữ được phẩm chất đạo đức, đã có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới uy tín, thanh danh của tổ chức Đảng.

Cách đây gần 10 năm, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011) đã cảnh báo: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”. Sau 5 năm nỗ lực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tình hình có chuyển biến hơn, song như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đánh giá: “Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.

Hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ngày càng rõ nét hơn với những minh chứng cụ thể, thuyết phục.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến cuối năm 2019, đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỷ đồng và hơn 897ha đất; kiến nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng… Trong 6 tháng đầu năm 2020 - năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, công tác chống tham nhũng tiếp tục đạt được nhiều kết quả: Khởi tố mới 143 vụ án với 399 bị can về các tội tham nhũng, lợi dụng chức vụ trục lợi. Các cơ quan tố tụng, thi hành án dân sự cả nước đã thu hồi được trên 37.000 tỷ đồng.

Cùng với thời gian, nhận định “tham nhũng tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước” càng là chính xác khi cả nước đã thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (hai Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang…

1313 dscf7318
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chủ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, ngày 25-7-2020.

Cùng với thời gian, những hành vi tham nhũng cũng được nhận diện rõ nét hơn: Không chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ăn chặn, ăn bớt của công hay vòi vĩnh đòi hối lộ; cũng không chỉ sử dụng chức vụ được giao cố ý làm trái các quy định của pháp luật để trục lợi…; mà còn có sự móc nối, liên kết nhiều đối tượng ở nhiều cơ quan khác nhau với những hành vi rất đáng lo ngại cho sự trong sạch của một bộ máy hành chính như vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, các vụ án liên quan tới tráo bài thi (diện tài liệu mật) nâng điểm thi ở Sơn La, Hà Giang…

Xét xử nghiêm minh, đã tạo ra sự cảnh tỉnh, răn đe quan trọng đem lại một kết quả đầy tích cực và ý nghĩa - như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá vào tháng 1-2020: “Tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm”.

Một câu hỏi đặt ra: Chống tham nhũng mạnh mẽ như vậy, liệu có tạo ra tâm lý “sợ mắc khuyết điểm mà không dám làm việc” không?

Câu trả lời từ thực tế là: Không!

Bởi lẽ những năm qua, tại nhiều bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp từng có cán bộ bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị truy tố trước pháp luật về tội tham ô, tham nhũng, lớp cán bộ thay thế vẫn lãnh đạo địa phương, đơn vị, ngành, vượt qua nhiều khó khăn thử thách to lớn, tạo ra những kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân… cùng cả nước phát triển toàn diện.

Bởi lẽ, bên cạnh công tác xử lý nghiêm minh “không ngoại lệ, không có vùng cấm” thì việc phòng ngừa tham nhũng được Đảng ta đặc biệt chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thường xuyên tiến hành có tác dụng uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, ngăn chặn sự phát tác của chủ nghĩa cá nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên.

Bởi lẽ, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo ra cơ chế để phòng ngừa xảy ra tham nhũng: Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hơn 80 văn bản nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng. Quốc hội ban hành 63 luật, pháp lệnh, 66 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 611 nghị định, 532 nghị quyết, 197 quyết định. Đáng lưu ý, mới đây nhất, tại phiên họp Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống tham nhũng ngày 25-7, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, cần khẩn trương hoàn thành ban hành một văn bản rất quan trọng là Quy định về khuyến khích và bảo vệ cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng” đang dần hoàn thiện!

Chống tham nhũng là hoạt động quan trọng loại bỏ đi những tật bệnh, ung nhọt để cơ thể Đảng tinh khôi, mạnh mẽ hơn.

Và chống tham nhũng còn góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Mục tiêu hàng đầu trong chống tham nhũng lúc này như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, đó là: “Vừa phải chống tham nhũng có hiệu quả, vừa tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp”.

Chống tham nhũng hiệu quả lúc này, là không để lọt vào cấp ủy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng.

Chống tham nhũng hiệu quả lúc này, là thiết thực ngăn chặn suy thoái, góp phần nâng cao đạo đức cách mạng cho mỗi cán bộ, đảng viên, gìn giữ thanh danh của Đảng ta.

Chống tham nhũng hiệu quả lúc này, là để tăng thêm niềm tin vào Đảng ta, để những ngày đại hội Đảng các cấp cũng thật sự là ngày hội của toàn dân.

Tin liên quan

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo Bình luận

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Xem thêm