Tag

“Chữa” cho được “căn bệnh” trì trệ để đón dòng đầu tư mới

Thời sự 08/06/2020 20:19
aa
TTTĐ - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (đoàn Hải Phòng) khẳng định, Việt Nam có cơ hội đón dòng đầu tư mới. Do đó Thủ tướng yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết tâm chấn chỉnh những nhược điểm cố hữu, đặc biệt là “chữa” cho được “căn bệnh” trì trệ, sợ trách nhiệm.

“Chữa” cho được “căn bệnh” trì trệ để đón dòng đầu tư mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội chiều 8/6

Bài liên quan

Quảng Nam: Cần loại bỏ chủ đầu tư yếu kém, cứu thị trường bất động sản

Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA

Chiều 8/6, Quốc hội thảo luận tại tổ xung quanh báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Điều chỉnh vốn đầu tư công nếu địa phương giải ngân chậm

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (đoàn Cần Thơ) cho rằng, trên cơ sở đánh giá diễn biến tình hình những tháng đầu năm và tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, dù Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid-19 nhưng những đối tác kinh tế lớn của Việt Nam vẫn đang phải căng mình chống dịch, vấn đề là phải cố gắng để không bị giảm tăng trưởng quá nhiều.

“Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận là không thể nào đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 6,8 - 7% năm 2020 như mục tiêu đặt ra. Cũng chắc chắn rằng ngân sách không thể thu được, thậm chí hụt thu hơn 100.000 tỷ đồng theo các dự án”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Vì thế, để đảm bảo các yếu tố vĩ mô, theo Chủ tịch Quốc hội, nợ công phải ở phạm vi an toàn. Đồng thời Quốc hội nên giao Chính phủ có điều chỉnh trong điều hành. Chẳng hạn như điều chỉnh chi tiêu cục bộ, ở địa phương nào, bộ ngành nào mà không giải ngân được vốn đầu tư công làm chậm trễ thì Chính phủ sẽ được quyền điều chỉnh cục bộ…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu thảo luận tại tổ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu thảo luận tại tổ

Ngoài ra, cần chuyển từ kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn hay còn gọi nền kinh tế không rác thải. Đây đang là xu hướng của thế giới trong thời đại 4.0 mà Việt Nam cần sớm bắt nhịp. Cùng với đó phát triển kinh tế số với chính sách xã hội hoá; phát triển kinh tế du lịch và các dịch vụ khác...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (đoàn Hải Phòng) khẳng định, Việt Nam có cơ hội đón dòng đầu tư mới. Do đó Thủ tướng yêu cầu mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết tâm chấn chỉnh những nhược điểm cố hữu, đặc biệt là “chữa” cho được “căn bệnh” trì trệ, sợ trách nhiệm.

Liên quan đến nhiệm vụ giải ngân đầu tư công, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, bộ nào, địa phương nào không làm tốt sẽ điều chuyển vốn đi chỗ khác, đồng thời xử lý trách nhiệm.

Thủ tướng cũng lưu ý rằng trong lúc toàn cầu vẫn đang chìm trong khó khăn, Việt Nam vẫn phải đối phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung cầu và mất đi khoảng 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, Thủ tướng mong muốn Quốc hội đồng lòng với Chính phủ để kiên trì giải quyết những tồn đọng cũ, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững.

Đánh giá cao các biện pháp phục hồi kinh tế mà Chỉnh phủ đã triển khai trong thời gian qua, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, để phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch, việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô phải đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, phải giúp doanh nghiệp giữ được chân người lao động và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Thêm vào đó, cần đẩy nhanh thị trường nội địa, thúc đẩy cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Về dài hạn, cần tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, nhất là tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, tăng đầu tư cho doanh nghiệp trọng điểm và tập trung phát triển kinh tế tư nhân.

Hỗ trợ y tế, du lịch

Các ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ
Các ĐBQH TP Hà Nội thảo luận tại tổ

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, dịch Covid-19 tạo ra những hậu quả nặng nề cho ngành y tế như ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khoẻ người bệnh khi có tới 30-50% số người bệnh không đến bệnh viện mà tự khám chữa bệnh tại nhà; nguồn thu bệnh viện bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới đời sống đại đa số cán bộ nhân viên.

Từ phân tích trên, ông Tuấn đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị y tế để đảm bảo thu nhập, động viên tinh thần cho các cán bộ, nhân viên y tế thời gian tới; đồng thời kiểm soát tốt hơn trong mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu; thay đổi cơ chế bảo hiểm để có thể thực hiện khám chữa bệnh từ xa, khám chữa bệnh tại nhà hoặc tại các khu cách ly…

Cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ, đại biểu Nguyễn Quốc Bình đề xuất 5 giải pháp phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch Covid-19. Đó là: Cần có chính sách mạnh mẽ để phát triển vùng nguyên liệu trong nước để đảm bảo hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam, tránh phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài. Đây vừa là yêu cầu vừa là cơ hội để kinh tế Việt Nam phát triển hài hoà, ổn định và tự cường.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hình thành và phát triển công nghiệp chế biến để duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đảm bảo hàng hoá nông nghiệp sản xuất ra có kế hoạch ổn định, vững chắc; chuyển từ kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn hay còn gọi nền kinh tế không rác thải; phát triển kinh tế số với chính sách xã hội hoá; phát triển kinh tế du lịch và các dịch vụ khác...

Còn theo đại biểu Nguyễn Quốc Hưng, ngành cần hỗ trợ phục hồi nhất hiện nay là du lịch. Đại biểu khẳng định, đất nước ta rất đẹp, nhu cầu du lịch của dân rất cao, giải pháp nào để kích cầu, phục hồi nhanh du lịch nội địa thì ngành du lịch cần phải chủ động đề xuất, cùng với đó là sự trợ lực của nhà nước. Song song với đó, cần đánh giá được thị trường lao động sau đại dịch Covid-19 để có giải pháp, không phải chỉ là việc hỗ trợ người lao động mất việc trong ngắn hạn, mà căn cơ phải là vấn đề việc làm dài hạn của người lao động.

Đọc thêm

Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới Tin tức

Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ Tin tức

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

TTTĐ - Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ Tin tức

Hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ

TTTĐ - Nhấn mạnh khối lượng công việc trước mắt đặt ra còn rất lớn, Bí thư Thành ủy đề nghị, các đồng chí Thành ủy viên, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Tạo cơ hội "giữ chân" người lao động tham gia bảo hiểm xã hội Tin tức

Tạo cơ hội "giữ chân" người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Chiều 27/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô trước tháng 5/2024 Tin tức

Hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô trước tháng 5/2024

TTTĐ - UBND TP sẽ tập trung hoàn thiện bảo đảm chất lượng cao nhất bản Quy hoạch và xong trước tháng 5 để thành phố báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
Tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn Tin tức

Tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn

TTTĐ - Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hiệp hội doanh nghiệp Đông Phương (Trung Quốc) do ông Bàng Cương Chí, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn An Trí làm trưởng đoàn.
Xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược Tin tức

Xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, đáp ứng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhiều đại biểu đồng tình với quy định nồng độ cồn “bằng 0” Tin tức

Nhiều đại biểu đồng tình với quy định nồng độ cồn “bằng 0”

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, sáng 27/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, hội nghị đã thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bổ sung ngân sách hỗ trợ đầu tư trường học, di tích Tin tức

Bổ sung ngân sách hỗ trợ đầu tư trường học, di tích

TTTĐ - Ban Cán sự Đảng UBND TP đề xuất chấp nhận chủ trương cho phép các địa phương tiếp tục nghiên cứu, rà soát báo cáo Thành ủy, HĐND TP xem xét bổ sung ngân sách TP hỗ trợ đầu tư cho một số dự án trường học, y tế, di tích, hạ tầng kỹ thuật tại địa bàn còn khó khăn.
Điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nhân sự

Điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

TTTĐ - Huyện Xuyên Mộc và Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã có quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự.
Xem thêm