Thứ ba 06/06/2023 19:40 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn

Nông thôn mới -
In bài viết

TTTĐ - Điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) của thành phố Hà Nội là hai sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng thuộc nhóm sản phẩm “dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.

Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho chương trình OCOP Thúc đẩy tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP qua kênh TikTok Bưởi Diễn Đức Hậu Lưu Quang: Sản vật tinh tuý của vùng đất Chương Mỹ Thịt, cá OCOP 3 sao của nhà nông Hà thành Hà Nội: Khơi dậy tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP

Hai điểm dịch vụ du lịch đầu tiên được công nhận sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Chương trình OCOP) được triển khai từ năm 2018 đến nay đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Sau 5 năm triển khai, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai hiệu quả nhiều sản phẩm, trong đó có nhóm sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.

Tính đến nay, cả nước đã có gần 80 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thực tế cho thấy, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP là hướng đi hiệu quả. Đặc biệt, bộ Tiêu chí về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch đã có nhiều định hướng gắn với xây dựng Nông thôn mới.

Đối với Hà Nội, năm 2022, thành phố đã có 2 sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng thuộc nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch". Đó là điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).

Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn
Điểm du lịch khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm)

Thực tế cho thấy, phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình OCOP là hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn, đặc biệt là bộ Tiêu chí về dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch đã có nhiều định hướng gắn với xây dựng Nông thôn mới như: Cơ sở hạ tầng, môi trường, văn hóa, tổ chức cộng đồng…

Trên cơ sở kết quả đạt được, cả nước phấn đấu đến năm 2025, mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 1 điểm du lịch nông thôn được công nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương; Phấn đấu mỗi huyện Nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù.

Theo các chuyên gia, sản phẩm OCOP liên quan du lịch nông thôn còn nhiều dư địa phát triển nhưng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Cần tránh tình trạng hình thức, phong trào vì thực tế đã xuất hiện các sản phẩm cẩu thả, chỉ chú trọng gắn mác.

Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có khả năng tích hợp các giá trị từ kinh tế, văn hóa, xã hội, cảnh quan, môi trường sinh thái đến "bếp ăn". OCOP phải trở thành một phần thú vị trong các sản phẩm du lịch của mỗi chuyến đi và điểm đến của du khách.

Muốn vậy, cần tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; Chú trọng đánh giá, phân hạng sản phẩm trước và sau khi được công nhận nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể đối với người tiêu dùng. Cần có thêm nhiều quy định chặt chẽ, chế tài nghiêm khắc hơn về trách nhiệm của cơ quan quản lý, người đứng đầu, cơ sở kinh doanh du lịch, các điểm đến nếu để xảy ra tình trạng sản phẩm OCOP giả mạo, kém chất lượng.

Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn
Du khách tham quan một vườn hoa, cây cảnh tại xã Hồng Vân

Việc các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP là hướng đi đúng để chuẩn hóa và phát triển. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội. Khi sản phẩm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP sẽ được nhiều du khách biết đến…

Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ những điểm có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống; Xây dựng cơ chế và thực hiện chính sách về hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn, làng nghề; Chính sách thu hút doanh nghiệp vào đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; Xúc tiến quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa; Hỗ trợ đào tạo cho người dân làm du lịch... Qua đó tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển, trở thành sản phẩm OCOP của Thành phố.

THANH TÙNG
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Bổ sung nhóm chính sách xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Bổ sung nhóm chính sách xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực

TTTĐ - Đó là một trong các ý kiến được đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức sáng nay (6/6).
Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 3/6, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quyết định công nhận điểm du lịch Yên Mỹ. Cũng dịp này, xã Yên Mỹ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Cụm di tích đền Nhà Bà và nhà thờ họ Đặng.
Tin khác
[Xem thêm]
Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

TTTĐ - Công ty Sitto Việt Nam đã đưa ra giải pháp giúp cây sầu riêng vùng nhiễm mặn Cái Lách, Bến Tre được tăng cường sự hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng tốt nhất, giảm sự hấp thụ Na+ của cây và giảm sự lưu tồn nồng độ muối trong đất, qua đó giúp phục phục hồi rễ và kích tạo cơi đọt để phục hồi cây đạt hiệu quả...
Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc

Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc

TTTĐ - Công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) thời gian qua đã tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn, làm thay đổi dần diện mạo vùng quê. Các công trình cơ sở hạ tầng, đường làng đã được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống người dân cải thiện rõ rệt.
Nức lòng bí xanh thơm Ba Bể

Nức lòng bí xanh thơm Ba Bể

TTTĐ - Đặc điểm quý của bí xanh thơm Ba Bể (Bắc Kạn) là tất cả thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Quả bí khi chế biến có độ dẻo, mùi thơm, vị đậm, ngậy béo... là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, nó càng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xem phiên bản di động