Tag

Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)

Văn học 17/12/2016 15:02
aa
(TTTĐ) - Tối hôm đó Đàm rán 1 con cá trắm và thổi 1 nồi cơm nếp để thắp hương báo cáo với bố. Anh quyết tâm sau 10 năm để tang bố sẽ lập nghiệp thành công và lo cho các em có gia thất.

Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)

Chuyện đời một đại gia: Quãng đời lăn lóc (Kỳ 1)


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Anh tự thề với mình là sẽ để tang bố 10 năm. Đây là 1 cách để tang âm thầm nhưng quyết liệt. Cuối mỗi ngày, trước khi đi ngủ, Đàm đều thắp hương trên bàn thờ của bố và trò chuyện với ông.

“Bố ơi! Bạch đàn lớn rất nhanh. Có cây là có tiền. Trước đây con dại quá, cứ nghĩ phải ra nước ngoài mới sống được, nhưng không phải thế. Ở đây còn sống tốt hơn. Cứ có đất, có nước là sống được”.

“Hôm nay con vừa bán 10 triệu đồng tiền củi cành và đã gửi về cho mẹ 5 triệu đồng. Bây giờ mẹ cũng đỡ vất vả nhiều rồi”. “Thằng Kiên và thằng Cường thi Đại học không đỗ. Con định đưa chúng nó lên đây làm. Ở đây nhiều việc và việc gì cũng có thể kiếm được tiền”.

Đại để nội dung những cuộc trò chuyện của Đàm với hương hồn bố anh là như vậy. Tất cả chỉ là chuyện công việc, chuyện gia đình, nó rất thật và đầy tình cảm.

Kiên và Cường là 2 em trai của Đàm. Ở làng anh, rất ít người thi đỗ đại học. Vả lại lớp trẻ ở làng cũng không thiết tha với đại học nhiều lắm. Biết bao người đỗ đại học trong cả nước đang thất nghiệp, vậy cố sức để dành 1 tấm bằng cử nhân mà làm gì.

Không vào đại học, con trai con gái ở làng kéo nhau vào miền Nam làm thuê. Các khu công nghiệp ở Bình Dương, ở Đồng Nai đang cần hàng vạn người lao động trẻ khỏe.

Những lao động khỏe nhất bỏ làng đi làm thuê hết. Ruộng bỏ hoang không có người cày cấy. Làng còn lại toàn người già và trẻ con. Nếu Đàm không lo việc làm cho 2 em thì chúng nó cũng sẽ bỏ làng đi vào Nam làm thuê.

Khi quyết định đưa 2 em lên làm việc, trong óc Đàm đã hình thành những khối lượng công việc lâu dài dành cho chúng nó.

Đất trồng bạch đàn của Đàm nằm trên 2 quả đồi kề nhau. Giữa 2 quả đồi đó là thung lũng. Chỉ cần thuê 2 ca máy ủi và 2 ca máy xúc đắp 1 con đập nối 2 quả đồi với nhau thì Đàm sẽ có 1 cái ao cá khá rộng.

Anh sẽ nuôi cá trắm cỏ trong ao này. Đây là loại cá có sức sống mạnh nhất, lớn nhanh nhất, ít bệnh tật. Thức ăn của cá trắm cỏ cũng đơn giản, chỉ là cỏ và cây chuối rừng băm ra, ném xuống ao là cá đã có cái ăn rồi.

Kiên và Cường lên đây sẽ trông coi cái ao cá này. Hàng ngày cắt cỏ và băm cây chuối cho cá ăn. Cá giống thả xuống ao sau 3-4 tháng là đã có thể ăn được rồi. Chỉ cần 1 cọng cỏ non móc vào lưỡi câu ném xuống ao, một lúc sau giật lên là đã có 1 con trắm.

Đầu cá và lòng ruột dùng để nấu riêu, còn mình và đuôi cá thì kho với riềng hoặc rán lên làm thức ăn. Trước đây, Đàm có mơ ước cũng không trông thấy những món cá ngon như thế. Đã nghĩ là làm, tính Đàm như vậy.

Cái ao cá đã hiện lên đúng như trong trí tưởng tượng của Đàm. Nước trong xanh, nhìn rõ cả bóng đồi bạch đàn soi xuống nước. Đàm thả cá giống xuống. Kiên và Cường hàng ngày chăm sóc ao cá.

Cá lớn rất nhanh. Đêm nằm trong nhà đã bắt đầu nghe tiếng cá quẫy. Nhưng lứa cá ấy mất sạch. Ba anh em đêm lắng tai nghe không còn tiếng cá quẫy nữa. Cắt cỏ ném xuống ao cũng không thấy cá ăn. Cá đi đâu hết? Và kẻ nào đã trộm hết cá trong ao?

Đàm thức thật khuya để rình. Hóa ra kẻ trộm là lũ rái cá. Thế là 3 anh em phải mua dây thép mắt cáo về bao kín quanh ao để ngăn bọn rái cá. Đàm còn đặt nhiều bẫy dưới chân bờ rào thép. Và cứ vài hôm 3 anh em lại có 1 nồi thịt rái cá.

“Bây giờ thì không thể mất cá được nữa rồi. Và chúng ta sẽ thắng”. Đàm nói với 2 em như vậy. Và đúng như thế. Vụ cá năm đó Đàm thu được hơn 300 triệu đồng.

Anh đưa cho Kiên và Cường mỗi đứa 100 triệu đồng và nói rất nghiêm khắc: “Không được tiêu pha bừa bãi. Ra Ngân hàng gửi tiết kiệm và đem sổ tiết kiệm về đây cho anh xem. Các em rồi cũng phải lập nghiệp và cũng cần đến vốn. Vì thế không được chi tiêu theo kiểu bóc ngắn cắn dài. Khi cần tiền tiêu vặt thì hỏi anh chứ không được rút tiết kiệm ra để tiêu”.

Tối hôm đó Đàm rán 1 con cá trắm và thổi 1 nồi cơm nếp để thắp hương báo cáo với bố. Anh quyết tâm sau 10 năm để tang bố sẽ lập nghiệp thành công và lo cho các em có gia thất.

Nhưng điều này Đàm không trò chuyện với bố. Anh chỉ báo cáo với bố những việc đã làm được, còn những dự định thì anh không nói mà chỉ âm thầm thực hiện.

Một buổi chiều 3 anh em rủ nhau đi tắm sông. Nhìn những chiếc bè gỗ lừ lừ trôi trên sông, Đàm nói với Kiên và Cường: “Chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền từ những bè gỗ này đấy. Phải làm 1 bến gỗ để mở dịch vụ mua bán tre bương và gỗ.


Chuyện đời một đại gia: 10 năm đeo băng đen (Kỳ 2)

Thấy bè gỗ trôi trên sông, Đàm lập kế hoạch kinh doanh.

Tập kết gỗ phải có bến. Nếu để gỗ dọc bờ sông thì 1 trận lũ sẽ mất hết. Phải làm bến để tập kết gỗ mới không bị mất. Và việc này tốn khá nhiều công sức. Phải chọn 1 khúc sông cong rồi nạo vét và xẻ đất mới thành cái bến gỗ. Việc này máy móc không làm được. Anh sẽ thuê người làm”.

Việc làm bến gỗ phải mất 1 tháng mới xong. Sau đó Đàm lên thượng nguồn tìm hiểu giá gỗ, giá tre bương và đặt các nhà bè đưa gỗ và tre bương về bến. Anh bắt đầu kinh doanh gỗ và tre bương.

Ô tô tải từ dưới xuôi lên mua gỗ và tre bương của anh ngày càng nhiều. Lợi tức thu được từ kinh doanh gỗ khá cao. Ngoài việc buôn bán gỗ và tre bương, Đàm còn tổ chức sản xuất đồ gỗ.

Trong làng thanh niên lập nghiệp có một số người biết nghề mộc. Đàm bàn với những người này hợp sức cùng anh tổ chức một xí nghiệp sản xuất đồ gỗ gia dụng. Những gốc cây lớn trong rừng tưởng chỉ vứt đi giờ Đàm cho đào về, đục đẽo, chạm trổ tạo thành những chiếc bàn gỗ rất độc đáo.

Đây là những bộ bàn ghế bằng gỗ tự nhiên nguyên khối, có thể để hàng trăm năm không hư hỏng. Mặt hàng này bán cho những người nhiều tiền và bán rất chạy.

Đàm nói với Kiên và Cường: “Ngoài việc nuôi cá và trông coi xưởng mộc, các em nên tranh thủ học lấy nghề mộc. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Có nghề trong tay, không lo bị đói. Trong tương lai gần, các em phải tổ chức mỗi đứa 1 xưởng gỗ độc lập và phát triển kinh tế, nuôi vợ con bằng cái xưởng ấy. Khi mấy đứa con gái ở nhà đi lấy chồng hết, anh sẽ đón mẹ lên đây. Ba anh em mình được ăn uống đầy đủ, sinh hoạt thoải mái, nhưng mẹ ở nhà không dám ăn miếng ngon, không dám tiêu quá 100.000 đồng. Phải đưa mẹ lên đây để chăm sóc thì mẹ mới khỏe ra và sống lâu được”.

Sắp đến ngày giỗ lần thứ 10 của bố, Đàm bàn với các em: “Lần giỗ này anh sẽ làm to hơn mọi năm, vì đây là giỗ năm chẵn của bố. Anh sẽ mang về 1 con lợn lửng và 10 con gà đồi để làm giỗ bố. Nhưng cả 3 anh em không thể về hết được. Chú Cường phải ở lại để trông ao cá và 2 đồi bạch đàn. Làm giỗ xong, anh và chú Kiên sẽ lên ngay”.

Đối với Đàm ngày giỗ lần thứ 10 của bố rất quan trọng. Đó là ngày anh cởi bỏ cái băng đen đeo ở ngực suốt 10 năm nay. Đó cũng là dịp anh báo cáo với bố về 10 năm lập nghiệp của anh. Mười năm lao động cật lực anh đã có 2 đồi bạch đàn, 1 ao cá và 1 xưởng mộc. Tiền trong tài khoản của anh ở Ngân hàng đã lên tới nhiều tỷ đồng.

Bước đầu anh đã lo được việc làm ổn định cho 2 đứa em trai và chúng nó cũng bắt đầu có vốn liếng riêng. Đứng trước bàn thờ của bố, Đàm thì thầm rất lâu. Và 2 mắt anh đỏ hoe.

Mọi người đang ăn cỗ thì Cường gọi về. “Có 1 đoàn cán bộ của huyện và mấy người nữa đến đo đạc và khảo sát khu đất của mình và những khu lân cận. Hình như chính quyền địa phương định xây dựng 1 khu công nghiệp ở đây. Xong việc anh lên ngay để chủ đầu tư bàn với anh về việc đền bù”.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Xem thêm