Thứ tư 29/03/2023 14:16 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam

Nông thôn mới -
In bài viết

TTTĐ - Nông nghiệp là ngành kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong GDP ngày càng giảm, song nông nghiệp vẫn giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an ninh, an sinh, an dân của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Ngành Nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ, bền vững hơn Phát triển kinh tế xanh, Bạc Liêu đi nhanh, bền vững Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp hiện đại

Thời gian qua, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu được áp dụng trong các lĩnh vực như: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp đã mang lại những kết quả khả quan. Đã có nhiều nông dân xuất sắc, dẫn dắt hàng triệu hội viên nông dân cùng chuyển đổi số. Nhiều nông dân đã thu được tiền tỷ trên chính những mảnh vườn, thửa ruộng, vuông tôm, chuồng trại của mình.

Nhận thức rõ được ý nghĩa và vai trò của chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, hiện nay, các địa phương, doanh nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất; Cung cấp dịch vụ nông nghiệp, tiêu thụ nông sản... Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý mà còn giúp các nhà sản xuất, kinh doanh nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của thị trường và đây là xu hướng tất yếu để phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất

Là vùng có tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, thời gian qua, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long bước đầu đã hình thành hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thúc đẩy chuyển đổi số vào lĩnh vực này. Việc chuyển đổi số trong nông nghiệp đã giúp các nhà nông, doanh nghiệp tiếp cận cách làm mới để hòa nhịp xu thế phát triển, từ đó cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Với sự quan tâm, xây dựng ngành nông nghiệp, đặc biệt là việc thúc đẩy chuyển đổi số của các cấp lãnh đạo, nhà nghiên cứu và người làm nông nghiệp, tại những địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao được đầu tư ngày càng nhiều hơn, chuyên sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Kết quả đã có nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0 tiêu biểu như: Mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel; Mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và ứng dụng điện toán đám mây; Mô hình điều khiển tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên lúa và vườn cây ăn trái; Mô hình cảm biến điều khiển môi trường chuồng trại chăn nuôi; Mô hình cảm biến môi trường nuôi thủy sản...

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam
Chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững

Nhấn mạnh về vai trò của chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ: Giá trị của chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ là câu chuyện ứng dụng công nghệ tạo thêm những giá trị thặng dư cho nền kinh tế, mà là giúp hàng chục triệu hộ nông dân tiếp cận, cập nhật tri thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới, sẵn lòng thay đổi, để hòa nhịp xu thế phát triển của đất nước.

Chuyển đổi số ngành nông nghiệp về lâu dài phải bắt đầu từ nông dân và phải dựa trên nền tảng số, dữ liệu số. Mọi chính sách phải hướng đến nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã. Ở chiều ngược lại, nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng phải tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Đồng thời, người đứng đầu phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, cách làm phù hợp, bám sát thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của nền nông nghiệp Việt Nam để đạt hiệu quả cao, sức lan tỏa rộng và mang lại lợi ích cho nhiều nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”

Thực hiện Chiến lược Chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo việc triển khai xây dựng hệ thống nền tảng số của ngành nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”.

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp như xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng góp phần giải quyết bài toán “đúng, đủ, sạch, sống” trong dữ liệu vùng trồng, thời điểm xuống giống, thu hoạch, sản lượng, chất lượng, truy xuất nguồn gốc, về yêu cầu của thị trường, về giá cả… dần thay đổi phương thức từ “quản lý thủ công” sang “quản lý dựa vào công nghệ số”. Đây là bước tiến quan trọng của ngành trong việc xây dựng các nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, giúp đổi mới quản lý ngành nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

“Việc ứng dụng khoa học công nghệ, cuộc Cách mạng 4.0 để thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp không hề có công thức chung, phải được điều chỉnh để phù hợp cho từng địa phương, trang trại và hộ nông dân. Tùy hoàn cảnh, đặc điểm và cả ngân sách của đơn vị, địa phương mà có thể chỉ cần áp dụng công nghệ đến mức phù hợp, cho đến khi nào cần thì có thể đưa công nghệ ứng dụng ở mức cao hơn, phù hợp hơn với mô hình cũng như hoàn cảnh cụ thể. Muốn chuyển đổi số thành công, trước tiên phải hình thành được đội ngũ nông dân có thể làm chủ được công nghệ, biết áp dụng chuyển đổi số”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Có thể nói rằng, chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ hội, “chìa khóa” để hiện thực hóa mục tiêu nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Chuyển đổi số không phải là cải tiến, mà là sự sáng tạo mang tính “xóa bỏ” cách làm cũ. Mỗi bước đi cần thận trọng, với điểm xuất phát thấp, nguồn lực hạn chế, chuyển đổi số nông nghiệp không được phép sai lầm.

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam
Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ hội, “chìa khóa” để hiện thực hóa mục tiêu nông dân sản xuất nông sản chất lượng

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp cần phải làm ngay, nhưng phải từng bước chắc chắn và làm không ngừng. Tất cả mọi khâu, mọi công việc cần phải số hóa đồng loạt. Mỗi chủ thể phải biết cần làm gì trước, công nghệ nào ứng dụng trước, tránh lạm dụng xảy ra quá tải và lạc hướng.

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lựa chọn hai lĩnh vực đột phá là trồng trọt và chăn nuôi để đẩy mạnh chuyển đổi số. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh việc hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số...

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ xây dựng chương trình khung đào tạo về công nghệ số, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với kế hoạch cụ thể và những bước đi thận trọng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đón nhận cơ hội chuyển đổi số để tạo ra những bước đổi mới cơ bản cho nông nghiệp Việt Nam.

Khắc Nam
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

TTTĐ - Khái niệm vườn cà phê ba tầng sinh thái để chỉ trong vườn từ lâu vốn chỉ được trồng độc canh cây cà phê thì nay lại có thêm các cây khác như: Sầu riêng, bơ, tiêu hay cây điều cùng chung sống trên cùng 1 hàng cà phê.
Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn

Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn

TTTĐ - Điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) của thành phố Hà Nội là hai sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng thuộc nhóm sản phẩm “dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.
Hà Nội phấn đấu có 5 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội phấn đấu có 5 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 17/3, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU cùng đoàn công tác thành phố đã kiểm tra thực tế mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Đông Anh; Chủ trì hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo quý I-2023 về việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình 04-CTr/TU trong năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2020-2025; Thảo luận một số cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tìm giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm

Tìm giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm

TTTĐ - Nhằm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trước tình trạng giá lợn hơi, gia cầm, con giống đang giảm cũng như tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế, ngày 16/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy hợp tác công tư trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi.
Tin khác
[Xem thêm]
Hải Dương cần phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, bảo đảm kết nối giữa nông thôn với đô thị

Hải Dương cần phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, bảo đảm kết nối giữa nông thôn với đô thị

TTTĐ - Chiều 15/3, tại TP Hải Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, kết hợp triển lãm thành tựu xây dựng nông thôn mới và trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Khơi dậy tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội: Khơi dậy tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị báo cáo đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022. Tại Hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã công nhận kết quả đánh giá phân hạng năm 2022 cho 518 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.
Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) là địa phương đầu tiên của thành phố đã đăng ký thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên cả 8 lĩnh vực. Đến hết năm 2022, xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 76 triệu đồng/người/năm. Xã có mô hình thôn thông minh Vân La.
Bưởi Diễn Đức Hậu Lưu Quang: Sản vật tinh tuý của vùng đất Chương Mỹ

Bưởi Diễn Đức Hậu Lưu Quang: Sản vật tinh tuý của vùng đất Chương Mỹ

TTTĐ - Khai thác lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, các thành viên Hợp tác xã nông nghiệp sạch Đức Hậu Lưu Quang (Thôn Trung Cao, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã tập trung phát triển, nâng cao chất lượng cây bưởi Diễn với mục tiêu đưa loại quả này thành sản phẩm OCOP, được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô biết đến.
Quê hương mới của cà phê vối

Quê hương mới của cà phê vối

TTTĐ - Tổng diện tích của 20 tỉnh có trồng cà phê vào năm 2022 là 710.590ha, riêng 5 tỉnh ở Tây nguyên đã chiếm đến 639.000ha (89,93%); Trong đó trên 85% là cà phê vối. Kim ngạch xuất khẩu từ 1,77 triệu tấn đã mang lại cho đất nước khoảng 4 tỷ USD.
Đồng Nai: Di dời hơn 3.000 cơ sở khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Đồng Nai: Di dời hơn 3.000 cơ sở khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều cơ sở chăn nuôi “mọc” lên ở những khu vực không được phép đã gây ô nhiễm, làm xáo trộn đời sống người dân. Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định yêu cầu hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi phải di dời ra khỏi nơi không được phép trước ngày 1/1/2025.
Xem phiên bản di động