
Chuyện lạ lùng về giếng nước linh thiêng chữa "mất sữa" ở Sơn Tây
TTTĐ - Sự linh nghiệm của giếng “sữa” bắt nguồn từ một truyền thuyết từ lâu đời và đến nay, chuyện đó đã trở thành điều khó tin nhưng có thật tại Đường Lâm (Sơn Tây).
Người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ các hoạt động văn hóa, du lịch tại Sơn Tây Thị xã Sơn Tây tuyên truyền phòng cháy chữa cháy cho phụ huynh, học sinh |
Giếng linh thiêng dưới chân núi Cấm
Giếng “sữa” (thôn Cam Lâm, Đường Lâm, Hà Nội) nằm trong quần thể đền Mẫu, tọa lạc sâu hun hút trong một thung lũng nhỏ bên dưới chân đồi Cấm. Giếng “sữa” khá nhỏ, đường kính chừng 100cm, sâu không quá 150cm, miệng giếng được xây bằng đá ong. Giếng thuộc dạng thiên thành, tức là xuất hiện một cách tự nhiên, do mạch nước trào lên mặt đất.
Theo các cụ cao niên, trước kia, giếng chỉ là một ang nước nhỏ, nằm sát các thuở ruộng. Nước trào từ dưới lòng đất lên, không bao giờ cạn, luôn trong vắt. Khoảng năm 70 của thế kỷ trước, sau một trận lũ, ruộng đồng xung quanh bị cuốn trôi hết. Cả khu vực thung lũng tan hoang, chỉ còn mạch nước vẫn chảy đều đặn và trong vắt. Để bảo vệ cho mạch nước, mà bây giờ gọi là giếng “sữa”, người dân Đường Lâm đã kiến thiết nên miệng giếng và dựng một miếu nhỏ bên cạnh để thờ cúng như hiện nay.
![]() |
Giếng "sữa" chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ |
Truyền thuyết về giếng “sữa” không nhất quán, có nhiều dị bản. Tuy nhiên, hầu hết các vị cao niên ở Đường Lâm đều thống nhất rằng, khả năng chữa bệnh mất sữa của chiếc giếng đặc biệt này xuất phát từ thời Ngô Quyền (vị trí của giếng “sữa” chỉ cách lăng Ngô Quyền chừng trên 100m).
Chuyện rằng, hồi đó loạn lạc, dân chúng đói khát, khổ sở, có nhà bỏ con để chạy loạn. Một bà lão hành khất chống gậy lang thang qua đất mảnh đất này thấy đứa bé còn đỏ hỏn bị bỏ ngang đường. Thương tình, bà bế đứa nhỏ theo. Đến địa phận đất Chuông Sa (tên gọi khác của vùng đất này - PV) thì đứa bé đói quá nên khóc ròng không sao dỗ được.
Không có nhà dân nào xung quanh để xin cho đứa bé miếng nước, bà phải cố dỗ dành. Bỗng đâu chiếc gậy của bà cắm xuống mảnh đất mềm thì một dòng nước trào tóe lên. Bà mừng quá lấy nước cho đứa bé uống thì đứa bé nín khóc và ngủ ngon lành. Kể từ đó, bà ở lại đây sống và nuôi đứa bé. Khi bà mất, Nhân dân lập miếu thờ và giếng nước có từ đó.
Ban phát sự độ trì của Mẫu tới các bà mẹ "mất sữa"
Theo chia sẻ của những người dân làng Đường Lâm, mỗi ngày có hàng chục người từ các vùng lân cận và tỉnh xa đến xin nước tại giếng “sữa”. Đồng thời, cũng có hàng chục người khác đến làm lễ tạ vì người thân đã khỏi bệnh mất sữa. Thậm chí, nước lấy ở Giếng “sữa” có thể dùng để nấu cháo cho người mẹ, đồng thời có thể đun sôi để nguội, uống thay nước lọc hàng ngày. Sử dụng theo cách này, chắc chắn sữa sẽ “về”.
![]() |
Người dân xin nước tại giếng "sữa" |
Gặp chúng tôi tại giếng “sữa”, chị Trần Phương Thảo (ở Sơn Tây, Hà Nội) cho biết đến đây để lễ tạ và xin nước về cho bạn. Người bạn này mới đẻ con trai được mười ngày nhưng không có sữa. Đứa bé khát sữa nên rất quấy, cả ngày cứ khóc ngằn ngặt. Gia đình bạn đã chạy chữa nhiều nơi, cho bà mẹ trẻ uống nhiều thứ thuốc, kể cả thuốc Tây đắt tiền nhưng không hiệu quả.
Vì biết chuyện công năng đặc biệt của giếng “sữa” từ lâu, chị Thảo đã đến đây để xin nước. Ba ngày trước, chị đã xin về hai chai (loại 1 lít) cho bạn. Quả nhiên, người bạn này đã bắt đầu có sữa, tuy không nhiều nhưng đủ cho con bú và rất phấn khởi. Lần này, chị Thảo mang hẳn một can 20 lít đến giếng để lấy nước.
Báu vật của làng cổ Đường Lâm
Về tác dụng đặc biệt của giếng “sữa”, hiện tại chưa có một kết luận khoa học nào. Năm 1965, một đoàn các nhà khoa học đã đến lấy nước ở đây về nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ra sao thì không được thông báo đến người dân.
![]() |
Đền Mẫu và giếng "sữa" là điểm thu hút đặc biệt đối với khách du lịch gần xa đến Sơn Tây |
Đối với những người dân Đường Lâm, họ không cần một kết luận khoa học để chứng minh rằng giếng “sữa” quả nhiên có tác dụng kỳ lạ đối với căn bệnh mất sữa của phụ nữ. Điều đó đã được chứng minh hàng trăm năm qua, bởi hàng ngàn người phụ nữ đã sử dụng và khỏi bệnh mất sữa nhờ nước ở giếng này.
“Chúng tôi vẫn tin rằng, Mẫu đã ban cho giếng này khả năng mang sữa về cho người phụ nữ vì không muốn những đứa trẻ khát sữa, những người mẹ không có sữa để nuôi con. Đấy là tấm lòng của Mẫu. Người dân Đường Lâm đã được chọn để phân phát, chia sẻ phúc đức đó cho tất cả mọi người”, bà Sót tâm sự.

“Di sản” đáng sống trên những mảnh đất cù lao
Phóng sự 23/01/2023 09:00

Quảng Nam: Sức sống mới nơi “miền đất lở”
Phóng sự 22/01/2023 10:29

Hương vị Tết nơi những làng nghề trăm tuổi
Phóng sự 21/01/2023 08:00

Nghệ An: Tìm được bố đẻ sau 5 năm mất tích
Phóng sự 18/12/2022 17:15

Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến chống ma túy, phá bỏ cây thuốc phiện
Phóng sự 14/12/2022 10:00

Thay đổi thói quen, nhận thức của người dân về tác hại của cây thuốc phiện
Phóng sự 28/11/2022 10:00

Danh nhân Nguyễn Ý - vị tiến sỹ đầu tiên được khắc tên trên bia đá Văn miếu Huế
Phóng sự 19/11/2022 10:13

Chuyện lạ lùng về giếng nước linh thiêng chữa "mất sữa" ở Sơn Tây
Phóng sự 11/10/2022 08:45

Bài 4: Vì một thành phố nghĩa tình, để không ai bị bỏ lại phía sau
Phóng sự 01/10/2022 08:00

Bài 3: Du lịch vươn mình, bứt phá
Phóng sự 30/09/2022 08:00

Bài 2: Trên đà hồi phục, phát triển, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua phía trước
Phóng sự 29/09/2022 08:00

Bài 1: “Hồi sinh” sau những đau thương
Phóng sự 28/09/2022 08:00

Sacombank xây nhà văn hóa cộng đồng tặng cho người dân tộc Cờ Lao
Phóng sự 17/09/2022 19:52

Xóm cà phê bên "đường ray tử thần": Nguy hiểm rình rập, cần quyết liệt dẹp bỏ
Phóng sự 16/09/2022 15:48

Nâng cao mức sống và thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Phóng sự 03/09/2022 20:49
Đọc nhiều

Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng

Ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lại tiếp tục tăng

Kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn năm 2023

Dấu ấn sức trẻ quận Hai Bà Trưng trong tiến trình chuyển đổi số

Hàng vạn du khách đến khai hội chùa Hương

Đảm bảo y tế phục vụ các sự kiện tiêu biểu

403 trường hợp khám, cấp cứu vì tai nạn pháo nổ trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão

Thơ xuân nối dài mùa Xuân
Đáng chú ý

Thủ tướng: "Làm ngày làm đêm", triển khai nhanh nhất dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động Tết trồng cây Xuân Quý Mão

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đẩy mạnh hợp tác công tư để thu hút nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông vận tải

Nghiên cứu xây dựng tuyến đường kết nối giữa cao tốc Nội Bài-Lào Cai và cao tốc Phú Thọ-Tuyên Quang

Tạo dựng thành quả, niềm tin từ kỷ cương, trách nhiệm
Rao vặt

Du lịch Việt rộn ràng đầu xuân

EVN cung cấp điện an toàn, ổn định dịp Tết Quý Mão

Vui say Tết Qúy Mão ở điểm đến nắng ấm, sôi động hàng đầu đảo Ngọc

Người dân ùn ùn đổ về các trung tâm thương mại khai xuân

Dân tình tấp nập rủ nhau đến Nam Phú Quốc du xuân và ngắm pháo hoa xuyên Tết
