Tag

Cơ hội quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền

Nông thôn mới 31/08/2022 22:12
aa
TTTĐ - Tối 31/9, tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội tổ chức Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là sự kiện quan trọng của năm 2022 nhằm giúp các tổ chức, cá nhân quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản của các vùng miền trong cả nước.
Cơ hội để người dân Thủ đô thưởng thức đặc sản OCOP vùng miền Thành lập Ban Chỉ đạo Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội Hà Nội đánh thức tiềm năng phát triển du lịch làng nghề Hỗ trợ các chủ thể tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP Lạng Sơn: Nhờ trồng na, người dân Chi Lăng thu về 700 tỷ đồng mỗi năm Nông nghiệp Thủ đô chủ động thích ứng linh hoạt để duy trì tăng trưởng

Phát triển sản phẩm OCOP nhờ lợi thế của địa phương

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; Đồng thời cũng là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận.

Cơ hội quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Hà Nội cũng có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là lợi thế lớn đối với thành phố Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Đặc biệt, hiện thành phố hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, chiếm 19% của cả nước (8.340 Sản phẩm). Trong đó có sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Các sản phẩm OCOP của Hà Nội đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Có được kết quả đó chính là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; Sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của các doanh nghiệp và người dân.

Cơ hội quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền
Đại diện TikTok Việt Nam và Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội
ký kết biên bản hợp tác vào tối 31/8

Tuy nhiên, cũng theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thực hiện Chương trình OCOP vẫn còn những khó khăn, thách thức. Nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu; Vùng nguyên liệu chưa tập trung; Quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; Công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; Thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; Yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe...

Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề căn bản là: Xây dựng thương hiệu; Quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; Hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác, phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Cơ hội để kích cầu sản phẩm OCOP

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của cả nước. Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Thủ đô đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 12,38 triệu lượt, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm trước khi khách du lịch quốc tế ước đạt 582 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 11,8 triệu lượt, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 35,9 nghìn tỉ đồng, tăng 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đây là điều kiện rất thuận lợi để giới thiệu các sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền trong cả nước đến với du khách trong nước và quốc tế, đồng thời là cơ hội hợp tác kết nối giao thương giữa các vùng miền cũng như tìm kiếm thị trường quốc tế đối với sản phẩm của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Cơ hội quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền
Các đại biểu tham dự sự kiện

Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại thị xã Sơn Tây được tổ chức trong thời gian 5 ngày, từ ngày 31/8/2022 đến ngày 4/9/2022 (trùng vào dịp nghỉ lễ quốc khánh 2/9) với trên 100 gian hàng của trên 100 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, với trên 1000 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền của Hà Nội, 9 tỉnh Miền núi phía Bắc và 6 tỉnh, thành trong cả nước sẽ là cơ hội giúp các chủ thể OCOP của các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và các tỉnh, thành bạn trên cả nước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Qua đó kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Sự kiện cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi giữa các chủ thể OCOP và các tổ chức, cá nhân nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chuỗi giá trị bền vững; Tiếp cận thị trường, nhất là việc đưa sản phẩm vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cơ hội quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền
Các đại biểu cắt băng khai mạc sự kiện

Một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng nhất của chương trình OCOP là tăng cường chuyển đổi số như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)...

Tại sự kiện này, thành phố Hà Nội giao Văn phòng điều phối thôn mới Hà Nội ký kết, hợp tác với TikTok hiện đang là là nền tảng giải trí hàng đầu hàng đầu thế giới và Việt Nam sẽ giúp nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP của các vùng miền trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm