Tag

Có một cái Tết ... rất khác

Nhìn ra thế giới 11/02/2021 08:35
aa
TTTĐ - Tết cổ truyền luôn là thời điểm mọi người tạm gác lại công việc để dành thời gian cho gia đình và người thân yêu. Bên cạnh sự sum họp, đoàn viên của nhiều gia đình thì cũng có những người con xa quê chưa thể kịp về đoàn tụ trong ngày đầu năm do đại dịch Covid-19...
Tết "xê dịch" thêm yêu quê hương Tết của những “chiến sĩ áo trắng” thầm lặng Người trẻ xa quê: Tết muộn nhưng vẫn hạnh phúc

Bị kẹt vì Covid-19

Giữa tháng 1 đầu năm 2020, cả thế giới bàng hoàng khi Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên vì virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Hai tháng sau, Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố Covid-19 là đại dịch. Tới cuối tháng 3, hơn 2 tỷ dân toàn thế giới bị phong tỏa. Thành phố New York nhanh chóng trở thành tâm dịch đầu tiên ở Mỹ.

Đến nay, Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Nước này liên tục phá vỡ kỷ lục về số ca mắc Covid-19. Trong những tháng cuối năm 2020, mỗi ngày Mỹ ghi nhận trăm ngàn ca nhiễm mới và hàng nghìn ca tử vong vì Covid-19.

Trung bình, cứ 100 người Mỹ có 5 người mắc Covid-19. Chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 trên diện rộng toàn bộ 50 bang nước Mỹ bắt đầu thực hiện từ ngày 13/12 với hai loại vắc-xin của Công ty Moderna (Mỹ) và hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển.

Điều này mở ra hy vọng có thể kết thúc đại dịch để người dân quay lại với cuộc sống bình thường sau nhiều tổn thất. Tuy nhiên, có lẽ phải đến nửa cuối năm sau Mỹ mới tiêm chủng đủ số người cần thiết để Covid-19 không còn là mối nguy hại.

Các quan chức y tế Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi người dân tuân thủ đeo khẩu trang và các biện pháp giãn cách xã hội cũng như hạn chế đi du lịch trong bối cảnh hàng triệu người đổ xô đến các sân bay trong các dịp lễ cuối năm.

Bạn Hạnh Đào
Bạn Hạnh Đào

Bạn Hạnh Đào hiện đang sinh sống và làm việc ở thành phố San Jose, tiểu bang California cho biết Tết Âm lịch năm nay không thể về Việt Nam sum họp với gia đình như mọi năm vì đại dịch Covid-19.

California - bang đông dân nhất nước này liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới Covid-19 giai đoạn cuối năm 2020 trong khi giường bệnh điều trị tích cực trong các bệnh viện hoạt động hết công suất. Theo chia sẻ của bạn Hạnh Đào, các bệnh viện tại San Jose luôn được báo động không còn chỗ cho bệnh nhân Covid-19 nằm nữa. Đa phần bệnh nhân nhẹ thì tự ở nhà cách ly và uống thuốc rồi hồi phục từ từ. Bệnh viện chỉ nhận những ca nặng khi virus SARS-CoV-2 tấn công vào phổi và bệnh nhân không thở được bình thường.

Thành phố San Jose cũng bắt đầu thực hiện giãn cách toàn xã hội từ tháng 12. Người dân không được tụ tâp đông người, giữ khoảng cách 6 feets (1,8 mét) nếu đi quá 150 miles (240km) thì tự chủ động cách ly tại nhà 14 ngày. Người dân không ra khỏi nhà sau 22h đêm nếu không cần thiết. Nhiều cửa hàng làm nail, tóc, gym, dịch vụ ko thiết yếu tạm thời đóng cửa. Riêng trường học thì học sinh từ mẫu giáo đến sinh viên đều học online qua Zoom.

Những nơi cung cấp các dịch vụ thiết yếu như chợ, trung tâm mua sắm, trung tâm y tế vẫn được mở cửa nhưng giới hạn số lượng người. Các nhà hàng chỉ bán mang về. “Nói chung cuộc sống thay đổi khá nhiều so với trước. Ra đường phải đeo khẩu trang, khẩu hiệu “No mask, No service” (không khẩu trang, không phục vụ) được dán trước cửa ra vào tại tất cả trung tâm mua sắm và dịch vụ. Khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, găng tay là những mặt hàng hot nhất ở Mỹ lúc này”, bạn Hạnh Đào cho biết.

Sáu năm học tập và làm việc tại Mỹ, đây là lần thứ hai, Hạnh Đào ăn Tết tại xứ sở cờ hoa (lần đầu tiên vì vướng lịch học). Bạn chia sẻ rất muốn về Việt Nam ăn Tết với gia đình bởi đây luôn là dịp những người con xa quê hương muốn được trở về với nơi mình đã sinh ra và lớn lên, quây quần bên những người thân yêu trong ngày đón năm mới. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến Hạnh Đào không thể thực hiện kế hoạch của mình.

Nếu như những năm trước, Tết Âm lịch của cộng đồng người Việt ở California được tổ chức rất nhộn nhịp, có múa lân, hội chợ, ca múa nhạc, pháo nổ từ đêm Giao thừa đến mồng 2 Tết... thì năm nay không còn như vậy. Tránh tụ tập đông người nên Hạnh Đào lên kế hoạch sẽ cùng một vài người bạn thân thiết đón giao thừa tại nhà và không quên gọi điện chúc Tết những người thân yêu ở Việt Nam. Sau đó cô dự định đi xem tuyết rơi và lễ chùa đầu năm đúng truyền thống năm mới của người Việt Nam.

Mặc dù buồn và nhớ nhà nhưng Hạnh Đào cho biết, cô và cộng đồng người Việt tại đây rất đoàn kết, có ý thức và nâng cao trách nhiệm phòng chống dịch, tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội. Bởi theo Hạnh Đào, ai cũng muốn dịch Covid-19 sớm chấm dứt, cuộc sống quay về quỹ đạo bình thường, được trở về trong vòng tay của ấm áp của gia đình và những người thân thương...

Luôn tự hào hướng về quê hương

Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á ghi nhận ca nhiễm Covid-19 rất sớm. Hiện tại, Nhật Bản tuy không chứng kiến đợt bùng phát lớn như Mỹ và Châu Âu song tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông đến. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã kêu gọi người dân nước này đón năm mới một cách lặng lẽ và tránh tổ chức các cuộc tụ tập gia đình và bạn bè nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Lần đầu tiên kể từ khi bùng phát dịch Covid-19, Nhật Bản đã ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục với 6.004 ca trong ngày 6/1. Dịch bệnh cũng đang tiếp tục có dấu hiệu lan rộng ở nhiều thành phố lớn tại Nhật Bản, trong đó phải kể đến thủ đô Tokyo. Cuối tháng 12, có những ngày Tokyo ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục, trên 1.300 ca. Thậm chí trong ngày 7/1, thủ đô của Nhật Bản đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc Covid-19. Đây là số ca mắc cao nhất tính theo ngày từ trước đến nay.

Anh Nguyễn Văn Dũng
Anh Nguyễn Văn Dũng

Trước tình hình trên, chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại Tokyo và 3 tỉnh lân cận gồm Saitama, Chiba và Kanagawa. Tình trạng khẩn cấp sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/1 đến ngày 7/2. Trong thời gian này, chính quyền yêu cầu người dân ở nhà, đồng thời kêu gọi các nhà hàng, quán bar ngừng bán rượu sau 7 giờ tối và đóng cửa lúc 8 giờ tối. Đây là lần thứ hai Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp để ứng phó với đại dịch Covid-19.

Anh Nguyễn Văn Dũng, công dân Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản chia sẻ Tết này anh sẽ ở lại Nhật Bản, có một cái Tết xa quê nhưng không thiếu hơi ấm của tình người nơi xa xứ...

Anh Dũng kể trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan mạnh hơn, Chính phủ Nhật Bản nói chung và chính quyền Tokyo nói riêng đang cố gắng giảm tác động tiêu cực của đại dịch mà vẫn duy trì được các hoạt động kinh tế cơ bản.

Chính quyền yêu cầu người dân hạn chế những chuyến đi không cần thiết, đặc biệt là sau 8 giờ tối. Trường học vẫn mở cửa. Chính quyền khuyến khích các công ty cho phép người lao động làm việc ở nhà hoặc theo ca, với mục tiêu giảm 70% số người trong văn phòng.

Nhật Bản là một trong nhưng quốc gia có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới. Hiện có khoảng 500.000 người Việt đang sinh sống và học tập tại xứ sở mặt trời mọc.

Anh Dũng đã sang Nhật Bản làm việc từ tháng 1/2020, trước khi đại dịch bắt đầu lan rộng khoảng 2 tháng. Anh cho biết năm 2020 thực sự đáng ghi nhớ với những trải nghiệm chưa từng có trước đây. Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, sức khỏe, đại dịch Covid-19 cũng khiến mỗi người trong chúng ta tự lắng, suy ngẫm và nhìn lại chính mình, những kế hoạch dang dở và định hướng trong thời gian tới. Đối với anh Dũng, năm 2020 thực sự trôi rất nhanh và anh sẽ đón cái Tết thứ hai tại Nhật Bản.

Năm nay, mặc dù không về Việt Nam ăn Tết cùng gia đình nhưng anh Dũng không cảm thấy quá buồn. Đối với anh, đây điều mà những người học tập, làm việc tại nước ngoài đã quen nhiều năm. Anh cho biết sẽ liên tục gọi điện, kết nối với gia đình, bạn bè qua Facebook, Facetime giống như những gì người dân trên toàn thế giới đã và đang làm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Anh cho biết những cuộc gọi điện về gia đình và bạn bè giúp những người Việt Nam xa quê bớt cảm giác cô đơn và nhớ nhà.

Tâm sự về dự định của bản thân, anh Dũng cho biết Tết năm nay sẽ tổ chức một bữa tiệc tất niên quy mô nhỏ cùng anh chị em đồng nghiệp. Mọi người sẽ quây quần bên nhau, tận hưởng khoảnh khắc bình yên, ấm áp, tràn ngập yêu thương sau một năm có quá nhiều sự kiện và biến động.

“Xa nhà nhưng mình cũng rất tự hào và yêu thêm quê hương vì chứng kiến thành quả chống dịch của cả đất nước. Đó là kết quả của sự chung tay, góp sức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cá nhân cùng cả hệ thống chính trị”, anh Dũng tâm sự và hy vọng đại dịch Covid-19 sớm chấm dứt để mọi người sớm có thể đoàn tụ cùng gia đình.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm