Thứ ba 19/03/2024 17:08 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề, nhiều nguy cơ rủi ro nhất cả nước trước đại dịch Covid-19 - kẻ thù vô hình dễ lây, khó phòng chống nhưng tất cả Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân TP Hà Nội đã cùng chung tay, chung sức, chung lòng đoàn kết để tham gia phòng, chống dịch. Chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, những phẩm chất cao đẹp nhất của con người “không thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thành lịch cũng người Tràng An” có dịp tỏa sáng, từ những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, đến những con người bình thường thầm lặng nơi hậu phương… Tất cả đều toát lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người Thủ đô giàu tình nhân ái, đoàn kết, kiên cường, nhân văn và hết lòng vì cộng đồng.

Chính quyền quyết liệt, người dân đồng lòng thực hiện nghiêm giãn cách xã hội
Hà Nội chung tay cùng Hải Dương ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19 Cán bộ ngành Y tế Hà Nội chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lụt

Bài 1: Sức mạnh từ sự đồng lòng chống "giặc" Covid-19

Có thể nói, ngay chính thời điểm này, Hà Nội đang bước vào giai đoạn chống dịch quyết liệt và căng thẳng nhất từ trước tới nay. Dù lo lắng về diễn biến của dịch bệnh nhưng ngay giữa lòng Thủ đô vẫn cảm nhận được niềm tin tưởng tuyệt đối của người dân vào những quyết sách kịp thời và giải pháp quyết liệt từ lãnh đạo thành phố, cũng như sự thực hiện chỉ đạo đúng, nghiêm túc của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô. Chính sức mạnh của sự tin tưởng, đồng lòng “quyết chiến, quyết thắng” trong phòng chống dịch Covid-19 giúp Hà Nội vẫn đang trong tầm kiểm soát tốt.

Những "lá khiên thép" thầm lặng chốt chặn dịch

Thực hiện công điện của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19, từ 6h ngày 14/7, 22 chốt kiểm dịch người và phương tiện ra vào cửa ngõ Thủ đô, trong đó Công an thành phố chủ trì phối hợp với các lực lượng gồm y tế, thanh tra giao thông, cán bộ tư pháp đã triển khai nhiệm vụ 24/24 giờ tại các chốt kiểm soát.

Có mặt tại chốt kiểm soát số 8, nút giao thông quốc lộ 5B - Cổ Linh, quận Long Biên (Hà Nội), một trong những cửa ngõ ra, vào Thủ đô khá đông đúc mới chứng kiến hết sự vất vả của các chiến sĩ công an tại đây.

Mặc dù đã gần 5h chiều nhưng cái nắng vẫn còn chói chang, phả hơi nóng hầm hập xuống mặt đường quốc lộ khiến cho các chiến sĩ dù đã ngồi trong bạt dã chiến nhưng ai ai cũng vã mồ hôi. Một trung úy - cán bộ Đội CSGT số 5 được tăng cường ở chốt chống dịch cho biết, do người dân nắm được việc triển khai chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, đường nhánh, bến thuỷ nội địa nên lượng xe ô tô qua chốt vào thời điểm này giảm hơn nhưng công việc của các anh vẫn tương đối vất vả.

Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...

Lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ tại chốt ra, vào cửa ngõ Thủ đô từ ngày 14/7

Dừng xe vào làm thủ tục kiểm tra, lái xe T.T.H (người Bắc Giang) cho biết, trước khi di chuyển vào trung tâm thành phố, anh và các lái xe đều biết và nắm rõ quy định về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Vì thế, họ đã chuẩn bị đủ các loại giấy tờ theo quy định để có thể giúp cho các chiến sĩ công an thực hiện tốt công việc của mình một cách nhanh nhất. Anh quan sát thấy, đối với các trường hợp vi phạm, các chiến sĩ công an đều kiên quyết xử lý theo đúng quy định, yêu cầu quay xe về nơi xuất phát.

Với lượng phương tiện vào Thủ đô liên tục, các chiến sĩ cùng với các thành viên khác tại chốt kiểm dịch luôn chân luôn tay, hầu như không có giây phút ngơi nghỉ với mong muốn không để lọt bất kỳ trường hợp nào có nguy cơ lây nhiễm vào thành phố.

Được biết, đội CSGT số 5, Công an TP Hà Nội tham gia 2 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu vực tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên. Ngoài việc kiểm soát phương tiện vận tải, xe ô tô cá nhân vào thành phố, bảo đảm an toàn trật tự, tổ công tác của Đội CSGT còn hướng dẫn, phân luồng giao thông; phối hợp với lực lượng y tế, quân đội dừng xe, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch Covid-19 trên xe; Nhắc nhở, khuyến cáo việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch Covid-19, thậm chí có thể test nhanh Covid-19 trong trường hợp khả nghi…

Vất vả, gian nan là vậy nhưng thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội kiểm soát chặt các nguồn lây Covid-19 vào Hà Nội nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, Phòng Cảnh sát giao thông đã quán triệt tổ trưởng 22 chốt trực tại các cửa ngõ Thủ đô, khi người dân ở tỉnh ngoài vào khu vực thành phố Hà Nội. Theo đó, để giảm phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các phương tiện ngoài khai báo y tế bằng giấy có thể khai báo qua ứng dụng Bluezone, đồng thời để cán bộ y tế đo thân nhiệt và lấy thông tin.

Đó chỉ một trong vô vàn những câu chuyện điển hình liên quan đến các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại 22 chốt kiểm dịch Covid-19 tại các cửa ngõ vào thành phố. Bên cạnh đó, hàng loạt những câu chuyện khác ở các chốt kiểm dịch tại huyện, xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội cũng cho thấy sự miệt mài, tận tâm, có tinh thần trách nhiệm, thậm chí, có nhiều người còn tự xung phong ra các chốt trực làm nhiệm vụ.

Đồng lòng thực hiện giãn cách xã hội

Trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh rơi vào vòng xoáy Covid-19 vượt tầm kiểm soát, việc thành phố Hà Nội quyết định giãn cách từ 0h ngày 24/7 được cho là một quyết định khó khăn, dũng cảm nhưng cần thiết và sáng suốt. Quyết định này đã ngay lập tức nhận được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của người dân. Rất nhiều người đã không giấu được sự xúc động mà bày tỏ lên mạng xã hội.

Một cán bộ về hưu, từng công tác tại Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng 24/7 khi biết thông tin Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố đã viết trên Facebook: “Hôm nay Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Sáng ra thấy một số bạn nhà báo lên Facebook thể hiện sự đồng tình. Tôi cũng đồng tình… Quyết định giãn cách hôm nay khó khăn, dũng cảm nhưng mà cần thiết và sáng suốt. Tin rằng hôm nay và những ngày tới, Hà Nội không có cảnh ùn tắc ở các nút giao thông, cảnh chen lấn xét nghiệm. Giá hàng hóa không quá tăng, đặc biệt Hà Nội kiềm chế được tốc độ lây lan của dịch. Quyết định sáng suốt trên cơ sở chủ trương đúng và kinh nghiệm đắt giá vừa qua sẽ giúp Hà Nội cùng cả nước khống chế, đẩy lùi đại dịch”.

Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...

Nick Sau Nguyen bày tỏ trên mạng: "Vì một Hà Nội khỏe mạnh, vì một Hà Nội bình an, mỗi chúng ta hãy làm tốt nhiệm vụ của mình mọi người nhé"

Điều đặc biệt hơn, sau khi có thông báo giãn cách, tình trạng người dân Thủ đô đổ xô đi mua hàng đã không còn. Từ người bán lẫn người mua đều không còn tâm trạng gom giữ hàng hóa hay tăng giá như đợt trước.

“Có được điều này là do người dân chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào quyết sách và những cam kết của lãnh đạo thành phố. Chúng tôi tin rằng, không có một lãnh đạo thành phố nào muốn người dân của mình bị bỏ đói. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghĩ rằng mình ăn ít đi một chút cũng không sao vì đồng bào của mình ở TP HCM đang vô cùng khó khăn về lương thực. Chỉ mong TP Hà Nội vượt qua và không lặp lại câu chuyện như TP HCM là chúng tôi đã cảm ơn lắm rồi”, chị Phạm Thị Thanh Huyền, cư dân khu đô thị tại huyện Thanh Trì chia sẻ.

Nói là vậy nhưng rõ ràng cuộc sống giãn cách sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống mưu sinh, công việc thậm chí đến miếng cơm manh áo của nhiều người dân trên cả nước cũng như Thủ đô Hà Nội. Không phải ai cũng có nguồn tài chính dự trữ, không phải ai cũng có cơ hội làm công việc online tại nhà mà không bị cắt giảm lương. Đặc biệt, những người làm nghề buôn bán kinh doanh tự do ở các ngành nghề khác nhau thì đây thực sự là nỗi trăn trở. Vượt lên tất cả, họ vẫn thể hiện sự lạc quan và niềm tin tưởng rằng, đây chỉ là một giai đoạn khó khăn. Chung tay thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch thì Hà Nội sẽ sớm ổn định trở lại.

Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...
Hình ảnh một quán cà phê ở ngõ 129 Khuất Duy Tiến đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19 tại Thủ đô

Một chủ chủ cơ sở lẩu Thanh Thủy ở Khu đô thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: “Thời gian qua, cửa hàng phải xoay sở bán online và chỉ bán cho khách mang về. Dù doanh thu sụt giảm nhưng cơ sở vẫn duy trì 3 nhân viên để tạo việc làm cho người lao động. Khách hàng ủng hộ nên chúng tôi vẫn có việc làm. Nay phải tạm đóng cửa kể từ ngày 24/7 nhưng chúng tôi đồng lòng tuân thủ. Mong Hà Nội thành công trong trận chiến này”.

Có thể thấy, hiện nay, nhiệm vụ khống chế, đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô đang rất khó khăn và bước vào giai đoạn vô cùng quyết liệt. Tin rằng, với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn Hà Nội, chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

(Còn nữa)

Ánh Dương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ…

Lan tỏa giá trị nhân văn từ ngày hội tri ân cha mẹ…

TTTĐ - Những tình cảm yêu thương sâu nặng dành cho mẹ cha dù chan chứa trong tim không phải người con nào cũng dễ dàng bày tỏ. Đến với “Ngày hội tri ân cha mẹ và vợ chồng”, trong không gian ấm áp đầy tình thân, lời yêu thương, xin lỗi và cả biết ơn được giãi bày như sợi dây vô hình gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng…
Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

TTTĐ - Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, có vô số biểu diễn đặc sắc như quan họ, trống quân, chèo, tuồng, cải lương… được yêu thích và phổ biến ở nhiều vùng miền, từ đồng bằng đến núi rừng. Trong số đó, hai diễn xuất nghệ thuật đặc trưng là Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông hiện chỉ còn tồn tại ở nơi duy nhất, đó là thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
Tin khác
[Xem thêm]
Bảo tồn nghề dệt lưới chã làng Văn Lãng

Bảo tồn nghề dệt lưới chã làng Văn Lãng

TTTĐ - Trải dài trên những con đường lịch sử của làng Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nghề dệt lưới chã, tơ, lụa và se chỉ thủ công đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc trưng, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây.
Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

Phụ nữ Hà thành - nét đẹp tổng hòa truyền thống và hiện đại

TTTĐ - "Em ở Hà Nội mới vào hả, nhìn là nhận ra ngay", "Phụ nữ Hà Nội có khác, từ dáng đi, cách ăn nói đến nước da đều đẹp", "Ra Thủ đô học được bao nhiêu điều tốt đẹp"... Những lời trầm trồ, khen ngợi kia nói lên một điều, dù ở bất cứ nơi đâu, phái đẹp của Hà Nội cũng toát lên những cốt cách, phẩm hạnh đặc trưng khiến người Việt Nam yêu mến và lấy đó làm chuẩn mực. Có được điều đó, phải chăng là vẻ đẹp cả tâm hồn lẫn ngoại hình này được người phụ nữ Thủ đô tổng hòa giữa truyền thống và hiện đại?
Nhẹ nhàng mùa hoa bưởi về trên phố

Nhẹ nhàng mùa hoa bưởi về trên phố

TTTĐ - Hà Nội nổi tiếng với 12 mùa hoa tương ứng với 12 tháng trong năm nhưng không có nghĩa là mỗi tháng, chỉ có một loài hoa duy nhất nở rộ. Tháng 3 nhuộm cả Thủ đô trong sắc tím của những cánh hoa ban mỏng manh, len lỏi đó là những gánh hàng rong chở hoa bưởi trắng muốt, mang nốt hương thơm dịu nhẹ thả vào gió tạo nên nét chấm phá của Hà Nội.
Những tín hiệu vui từ mùa lễ hội đổi mới, an toàn, văn minh

Những tín hiệu vui từ mùa lễ hội đổi mới, an toàn, văn minh

TTTĐ - Tính đến ngày 29/2 (ngày 19/1 âm lịch) theo thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 405 lễ hội đã được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã. Lễ hội diễn ra văn minh, an toàn cho thấy công tác chuẩn bị chu đáo, ý thức người dân nâng lên rõ rệt và là điểm sáng về thực hiện văn hóa ứng xử nơi công cộng, mang đến niềm vui thực sự cho những ngày xuân.
Hà Nội những ngày mưa bụi

Hà Nội những ngày mưa bụi

TTTĐ - Nếu mùa thu có "đặc sản" gió heo may thì mùa xuân Hà Nội đẹp nhất với những màn mưa bụi. Trong không gian mờ ảo đẹp nao lòng ấy, thành phố như cô gái bước vào độ xuân thì đầy nũng nịu, yêu kiều.