
Còn bất cập khiến doanh nghiệp lo lắng khi “bình thường mới”
TTTĐ - Một số địa phương vẫn còn tình trạng áp dụng không thống nhất các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thích ứng với dịch bệnh trong tình hình mới khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Vẫn còn tồn tại bất cập khiến doanh nghiệp gặp khó
Chiều 11/11, lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đã tổ chức làm việc trực tuyến với 10 hiệp hội các ngành hàng công nghiệp nhằm tiếp tục nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và những khó khăn cần tháo gỡ trong bối cảnh đại dịch vẫn đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh thành trên cả nước; Đặc biệt là các vướng mắc trong quá trình áp dụng Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và các quy định, hướng dẫn tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Theo đánh giá của Cục Công nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, sau khi Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP, các doanh nghiệp đã dần mở cửa trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng chống dịch vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Tác động tích cực thể hiện ở việc hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tính tăng 6,9% so với tháng trước.
Đặc biệt, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử được các hiệp hội dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020 khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Những nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như nguồn cung lao động có thể trở lại với doanh nghiệp nếu Nhà nước không có các biện pháp kịp thời để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố phía Nam.
![]() |
Lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) tại buổi làm việc trực tuyến. (Ảnh: MOIT) |
Dịch bệnh cũng đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong việc dự báo thị trường để ước tính kết quả kinh doanh.
Theo đánh giá, một số hướng dẫn về thích ứng với dịch Covid-19 trong bối cảnh mới tại Nghị quyết số 128/NQ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn chưa cụ thể, gây ra một số khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp khi áp dụng; Đặc biệt là quy trình xử lý khi có ca F0 tại các cơ sở sản xuất; Quy trình cách ly, phòng dịch đối với các đối tượng chưa được tiêm vắc xin, các đối tượng F1, F2; Chưa có các hướng dẫn thống nhất về việc theo dõi sức khỏe tại nhà…
Đồng thời, nột số địa phương vẫn còn tình trạng áp dụng không thống nhất các quy định, hướng dẫn của Trung ương về thích ứng với dịch bệnh trong tình hình mới khi vẫn duy trì các chốt kiểm soát, gây khó khăn cho các hoạt động lưu thông, cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất cũng như di chuyển của người lao động.
Mặt khác, các quy định về phòng dịch hiện nay vẫn đang làm phát sinh nhiều chi phí, dẫn đến tình trạng khó khăn về thanh khoản cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh doanh nghiệp rất cần nguồn tài chính ổn định để đáp ứng các đơn hàng mới khi phục hồi sản xuất những tháng cuối năm 2021.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về tài chính (miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí…), tín dụng, an sinh xã hội (các chính sách về bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo lao động…) cho doanh nghiệp và người dân còn nhiều vướng mắc, chậm trễ trong quá trình áp dụng và chưa phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
Thống nhất quy định để cởi trói cho doanh nghiệp
Trước những khó khăn nêu trên, các hiệp hội ngành hàng đề xuất 6 nhóm giải pháp cơ bản nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh khi bình thường mới.
![]() |
Cần phối hợp triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (Ảnh: Kiều Liên) |
Thứ nhất, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm về sản xuất, có tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người lao động duy trì và sớm triển khai bình thường trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, các bộ, ngành và địa phương cần phối hợp triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan; Tránh tình trạng ban hành và thực thi các chính sách không phù hợp với chủ trương phòng, chống dịch trong bối cảnh mới của Chính phủ gây ách tắc, khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người lao động.
Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành thêm các hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về quy trình phòng dịch trong tình hình mới để các doanh nghiệp thống nhất và chủ động áp dụng.
Thứ tư, tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong công tác phòng dịch, trong đó có việc xem xét cho phép doanh nghiệp nhập khẩu bộ xét nghiệm và các vật tư, thiết bị khác để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong nội bộ doanh nghiệp (không phục vụ mục đích thương mại), tự tiến hành xét nghiệm và chứng nhận kết quả xét nghiệm cho người lao động trong doanh nghiệp dưới sự giám sát của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Thứ năm, cần có các chính sách tạo điều kiện để lực lượng lao động trở lại làm việc, đặc biệt là tại các thành phố và các trung tâm công nghiệp lớn trong thời gian sớm nhất, bảo đảm việc tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội của Nhà nước cho người lao động để nhanh chóng phục hồi nguồn cung lao động phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép người lao động có thể làm thêm nhiều giờ hơn quy định (không quá 400 giờ/năm) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm tiến độ giao hàng.
Thứ sáu, nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, cần tiếp tục bảo đảm triển khai hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân của Chính phủ (như các hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, giảm giá điện, hỗ trợ tín tụng, tiền tệ, hỗ trợ các chi phí an sinh xã hội, giảm các chi phí chống dịch, hỗ trợ tuyển dụng lao động…), giúp các doanh nghiệp từng bước khôi phục các nguồn lực về tài chính và lao động phục vụ cho sản xuất.
Trên cơ sở các đề xuất của các hiệp hội, lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết sẽ tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công thương để phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động.

Bộ Công thương đang gấp rút xây dựng khung giá mới cho điện gió, điện mặt trời
Kinh tế 06/07/2022 16:19

Chính thức thông qua nghị quyết giảm thuế môi trường với xăng dầu về mức sàn
Thị trường - Tài chính 06/07/2022 12:33

Trung Quốc khôi phục xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai
Thị trường - Tài chính 06/07/2022 10:22

Ngày mai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp bất thường về giảm thuế môi trường với xăng dầu
Thị trường - Tài chính 05/07/2022 20:39

Trung Quốc lại dừng xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai
Thị trường - Tài chính 05/07/2022 09:33

Nhân tố nào giúp kinh tế Việt Nam quý II/2022 tăng trưởng kỷ lục?
Thị trường - Tài chính 05/07/2022 09:28

Bộ Tài chính nêu 5 giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán
Thị trường - Tài chính 04/07/2022 17:14

Vietnam Airlines siêu ưu đãi cho khách mua vé quốc tế và nội địa đầu tháng 7
Thị trường - Tài chính 04/07/2022 16:00

Nhóm cổ phiếu FLC tiếp tục tăng trần
Thị trường - Tài chính 04/07/2022 15:25

Cấm các hãng hàng không tăng giá vé máy bay trái phép dịp cao điểm hè
Thị trường - Tài chính 04/07/2022 13:55

Chính phủ lập Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội
Thị trường - Tài chính 04/07/2022 09:54

Đề xuất giảm kịch sàn thuế môi trường với xăng dầu: Chính phủ chỉ đạo "nóng"!
Thị trường - Tài chính 04/07/2022 07:30

Cổ phiếu IDJ được đưa ra khỏi diện cảnh báo
Thị trường - Tài chính 02/07/2022 13:03

Vì sao chỉ mang tiền mặt đi du lịch nước ngoài thôi là chưa đủ?
Thị trường - Tài chính 02/07/2022 12:39

Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 7%
Thị trường - Tài chính 02/07/2022 11:44
Đọc nhiều

Nghệ An: Tìm thấy thi thể người đàn ông trên kênh đào

Nghệ An: Ba đối tượng 3 lần ném chất nổ vào nhà dân

Bắt giữ đối tượng tuyên truyền thông tin chống phá Nhà nước

Hải Phòng: Bắt đối tượng mua bán thiết bị gian lận thi cử trước ngày thi tốt nghiệp THPT

Người dân cần cảnh giác với lời mời đi lao động nước ngoài "việc nhẹ, lương cao"

Sơn La: Bắt giữ đối tượng vận chuyển thuê ma túy với giá 20 triệu đồng

Bài tarot “dẫn dắt” người trẻ tìm tình yêu, công việc như thế nào?

Thanh Hóa: Đã tìm thấy thi thể nạn nhân đuối nước trên sông Hoàng Giang
Đáng chú ý

Hà Nội: Thông qua 5 giải pháp thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội các tháng cuối năm

Đưa ra những giải pháp tích cực, phù hợp, thích ứng trong tình hình mới

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thi đua, khen thưởng cần chính xác, khách quan, minh bạch

Phòng ngừa chặt chẽ, trừng trị nghiêm khắc để "không thể, không dám tham nhũng" và tạo cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng"
Rao vặt

Đón ngày đôi 7/7, Vietjet tung 777.777 vé ưu đãi bay khắp Việt Nam và quốc tế

Hè cực chill với thế giới giải trí đỉnh cao tại Sun World Ha Long

Bật mí một số thông tin quan trọng khi gửi hàng đi Mỹ

Hà Nội: Dễ dàng thanh toán tiền điện qua ví ZaloPay

Bí kíp “no bụng” mà vẫn “rủng rỉnh tiền” độc quyền từ ShopeeFood, bạn đã biết chưa?
