Tag

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 10/11/2020 18:20
aa
TTTĐ - Ngày 10/11, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp Mạng lưới Quản trị Quyền trẻ em với sự đồng hành của Cục Trẻ em, Trung ương Đoàn, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo tổng kết chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” năm 2020 và đối thoại “Tiếng nói trẻ em và các bên liên quan trong thúc đẩy quyền trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em”.
Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Bố mẹ có dũng cảm để nói lời xin lỗi con? Lan tỏa yêu thương, nói không với bạo hành trẻ em Lan tỏa yêu thương tích cực để đẩy lùi bạo lực trẻ em
Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Nhóm trẻ em nòng cốt và thông điệp lan tỏa yêu thương

Sự kiện thuộc khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội về Quản trị quyền trẻ em” do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển tài trợ.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và thu hút hơn 150 người tham dự. Phía các cơ quan chuyên trách về công tác trẻ em có sự tham gia của đại diện Cục Trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội...

Bên cạnh đó, hội thảo còn có 35 đại diện trẻ em, đại diện các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế, nhà trường, phụ huynh, chuyên gia về trẻ em, các cơ quan thông tấn báo chí.

Lan tỏa yêu thương - chiến dịch nhân văn không chỉ với trẻ em

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo và tổng kết chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” 2020, bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD chia sẻ: “Chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” 2020 đã đạt được rất nhiều kết quả tích cực với hàng nghìn người tiếp cận trực tiếp và hơn 200.000 lượt người tiếp cận trực tuyến. Trong tiến trình làm việc với trẻ em, chúng tôi vẫn luôn trăn trở khi lắng nghe những câu chuyện của các bạn nhỏ: “Bố mẹ lúc nào cũng bảo yêu con nhưng lại luôn đánh mắng con, sao yêu thương mà lại đau như vậy ạ?”.

Đa số cha mẹ nghĩ rằng khi mắc lỗi cần trừng phạt bằng đánh mắng, roi vọt để con không tái phạm. Ngược lại, những hành động bạo lực thể chất tinh thần ấy chỉ làm tổn thương trẻ, khiến con trẻ nghĩ rằng chúng ta muốn làm trẻ đau để trừng phạt, để bố mẹ cảm thấy dễ chịu…

Chúng tôi mong các gia đình hãy nghĩ lại. Tình yêu hay giáo dục không bao giờ đồng hành cùng đòn roi và mắng mỏ hay nước mắt. Những thông điệp của chiến dịch như: Không đánh con; Không quát mắng con; Lắng nghe tích cực; Đồng hành tìm giải pháp… nghe rất hay nhưng thực hiện rất khó.

Cũng như trẻ em phải học để lớn lên và trưởng thành, đôi khi phải trải qua những va vấp, là bậc cha mẹ, thầy cô - những người mang sứ mệnh nuôi dưỡng thế hệ tiếp sau, chúng ta cũng cần học và thay đổi”.

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Bà Bùi Lan Phương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành đoàn, Trưởng ban Công tác thiếu nhi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phát biểu tại hội thảo

Thay mặt đơn vị đồng tổ chức chiến dịch “Lan tỏa yêu thương”, bà Bùi Lan Phương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành đoàn, Trưởng ban Công tác thiếu nhi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phát biểu: “Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố rất vui khi được phối hợp với Viện MSD thực hiện chiến dịch “Lan tỏa yêu thương” 2020. Đây là một chiến dịch mang ý nghĩa nhân văn không chỉ với trẻ em mà còn với các bậc phụ huynh, giáo viên và cộng đồng. Đây cũng là cơ hội để các cấp chính quyền có thể lắng nghe nhiều hơn những ý kiến, nguyện vọng của trẻ, tiếp nhận, chuyển những ý kiến này lên các cấp cao hơn để tiếp tục duy trì có hiệu quả và nhân rộng những hoạt động thiết thực cho thiếu nhi Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung”.

Hãy thay thế hình thức kỷ luật lạc hậu, xưa cũ

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Đại diện trẻ em và các đại biểu tham dự hội thảo

Đại diện nhà tài trợ, bà Hoàng Thị Tây Ninh - Quản lý chương trình Quản trị Quyền Trẻ em, Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết: “Qua nhiều năm phối hợp cùng Viện MSD cũng như Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em, chúng tôi rất vui mừng vì ngày càng có nhiều người biết đến chiến dịch và quan tâm đến vấn đề chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em. Những thông điệp của chiến dịch ngày càng được lan tỏa rộng. Chúng tôi hy vọng rằng, những phương pháp giáo dục tích cực sẽ trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi, thay thế cho những hình thức kỷ luật lạc hậu, xưa cũ”.

Tiếp nối chương trình là hoạt động đối thoại giữa các bên liên quan trong thúc đẩy Quyền Trẻ em và chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em. Tại phiên đối thoại, đại diện các cơ quan chuyên trách về trẻ em, tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và đặc biệt là đại diện trẻ em đã cùng lên tiếng, đưa ra các thông điệp, quan điểm; Cùng trao đổi nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, thách thức về thực hiện Quyền Trẻ em.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều giải pháp, đề xuất để tạo ra một môi trường an toàn, nơi trẻ em được sống và lớn lên trong hạnh phúc. Đó là nơi không có bạo lực, xâm hại, trừng phạt và được lên tiếng về những vấn đề của chính các em.

Cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ

Điểm nhấn trong phiên đối thoại là thông điệp mạnh mẽ từ trẻ em. Chín thiếu nhi đại diện gần 90 trẻ em là nòng cốt Hội đồng Trẻ em tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tự tin chia sẻ nguyên nhân, hậu quả của việc đánh mắng trẻ; Đồng thời đưa ra các giải pháp và thông điệp: “Con yêu cha mẹ bằng trái tim, cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ!”.

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Đại diện trẻ em chia sẻ thông điệp

Các em cũng thẳng thắn đưa ra những chất vấn cho các đại biểu tham dự đối thoại về giải pháp chấm dứt trừng phạt tinh thần đã được thực hiện như thế nào. Một số các vấn đề các em phản ánh bao gồm: Hiện tại ở nhà trường vẫn còn hình thức trù dập học sinh thì việc này sẽ được giải quyết như thế nào? Thực tế, ở trường có các kênh phản hồi cho học sinh nhưng các kênh này chưa phát huy hiệu quả. Ví dụ, phòng tham vấn học sinh lại do các giáo viên kiêm nhiệm nên học sinh không thấy dễ chịu và tự tin để chia sẻ phản hồi về các vấn đề của mình

Ở nhà, bố mẹ vẫn trừng phạt con bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo áp lực cho con trong học tập, và nhân danh vì lợi ích của con để bắt con làm theo ý mình thì các con phải làm thế nào? Làm thế nào để việc truyền thông và giáo dục cho cha mẹ, thầy cô các phương pháp kỷ luật tích cực được rộng khắp. Nếu trẻ bị bạo lực thì có thể phản ánh và kêu cứu bằng cách nào?...

Các em thể hiện mong muốn tiếng nói mình được cơ quan quản lý Nhà nước, nhà trường, bố mẹ lắng nghe, thấu hiểu và cùng thảo luận: “Chúng con mong muốn được lắng nghe và chia sẻ. Trẻ em có thể mắc lỗi, nếu được nói chuyện, khuyến khích thì chúng con sẽ tự nhận ra và sửa chữa, cải thiện bản thân; Nếu cứ đánh mắng, chúng con có thể chống đối và cố tình mắc lỗi”.

Trẻ em phải được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em

Phản hồi những thông điệp của trẻ em và Mạng lưới quản trị Quyền Trẻ em và các tổ chức xã hội, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em khẳng định: “Ý kiến của trẻ em và các tổ chức xã hội rất quan trọng để các chính sách, chương trình bảo vệ trẻ em được thực chất, hiệu quả. Thực tế, tiến trình xây dựng các chương trình quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 đều dựa trên khảo sát ý kiến của trẻ em với sự hỗ trợ cả chuyên môn lẫn thực hiện bởi các tổ chức xã hội.

Nghe ý kiến của trẻ em và các tổ chức xã hội, chúng tôi thấy mình càng phải nỗ lực hơn nữa từ việc truyền thông, nâng cao nhận thức năng lực đến việc can thiệp và hỗ trợ, bảo vệ trẻ em. Chúng ta cần kết nối tất cả các bên liên quan cùng chung một mục tiêu là để mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh”.

Bà Nga cũng một lần nữa nhấn mạnh Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 không chỉ là kênh để các gia đình, nhà trường, trẻ em kêu gọi sự giúp đỡ khi bị bạo lực, xâm hại mà còn là kênh tư vấn giúp bố mẹ, thầy cô, con cái cách thức đồng hành và vun đắp tình cảm, đối thoại, giáo dục bằng tình yêu thương.

Ông Lê Hải Long - Phó Trưởng ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Là tổ chức đại diện tiếng nói và nguyện vọng của trẻ em Việt Nam, chúng tôi đang và sẽ không ngừng nỗ lực trong việc tạo ra những cơ hội để trẻ em được trao đổi thẳng thắn suy nghĩ, đề xuất những sáng kiến của mình. Chúng tôi mong muốn có sự đồng hành của các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và đặc biệt là trẻ em để công tác này được thực hiện toàn diện và hiệu quả”.

Con yêu cha mẹ bằng trái tim - cha mẹ đừng yêu con bằng đòn roi, mắng mỏ
Hội thảo thu hút đông đảo các bên liên quan tham dự

Nhóm Quản trị quyền trẻ em đưa thêm các khuyến nghị, giải pháp trong vấn đề chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần trẻ em; Nhấn mạnh đến việc cần ban hành các chính sách và hướng dẫn nhằm ngăn chặn các hành vi trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em ở nhà trường, trong gia đình và cộng đồng; Cần thúc đẩy việc thi hành các điều luật hiện hành về cấm trừng phạt thể chất và tinh thần tại không gian trường học; Công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng các mô hình gia đình - trường học an toàn… Các tổ chức xã hội sẵn sàng đồng hành cùng các cơ quan Nhà nước trong tiến trình này vì lợi ích tốt nhất của trẻ.

Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra các tọa đàm chuyên môn: Cha mẹ bình dị phi thường - Giáo dục bằng yêu thương và Trường học hạnh phúc - Giáo dục bằng yêu thương. Các diễn giả tham dự tọa đàm đã giới thiệu các mô hình, chương trình như: Mô hình kỷ luật tích cực trong làm cha mẹ hằng ngày của Tổ chức Cứu trợ trẻ em; Mô hình gia đình hoàn mỹ từ tổ chức World Vision tại Việt Nam; Mô hình trường học an toàn; Thủ lĩnh của sự thay đổi đến từ tổ chức Plan International...

Bên cạnh đó, các diễn giả còn trao đổi kinh nghiệm thực hiện để cùng nhau xây dựng những chương trình, hoạt động cho trẻ em nhằm phát huy sự tham gia của trẻ; Hướng đến những phương pháp giáo dục tích cực, chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em.

“Lan tỏa yêu thương” là chiến dịch thường niên của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững thực hiện từ năm 2017. Năm 2020, chiến dịch được phát động từ ngày 9/10 đến 10/11 với chủ đề “Giáo dục bằng yêu thương” tập trung nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng về loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần đối với trẻ em; Tạo môi trường an toàn và tích cực để trẻ bày tỏ ý kiến, cùng giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ; Thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.

Các hoạt động chính của chiến dịch bao gồm: Tập huấn, đối thoại chính sách, sự kiện truyền thông ngoài trời, truyền thông trên mạng xã hội… Chiến dịch nằm trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực các tổ chức xã hội trong quản trị quyền trẻ em" do tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) và Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Thụy Điển tài trợ.

Đọc thêm

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình

TTTĐ - Phủ xanh nhiều góc phố, cơ quan nhằm bảo vệ môi trường đô thị, quảng bá sản phẩm địa phương theo cách của người trẻ… tất cả đã thổi một luồng gió mới góp phần làm thay đổi diện mạo Thủ đô.
Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Trung tâm văn hóa - thông tin huyện Hoài Đức (Hà Nội).
“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”

TTTĐ - Thực hiện chương trình công tác Đoàn năm 2024, Tháng thanh niên 2024, Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương phối hợp đơn vị địa phương tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên

TTTĐ - Trong 2 ngày, 25 - 26/3/2024, tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và sự kiện Thanh Lễ, Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Bình Dương đầu tiên được tổ chức.
Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử

TTTĐ - Nhiều địa chỉ đỏ đã được Tỉnh đoàn Kon Tum số hóa nhằm giúp người dân, du khách dễ dàng tiếp cận tìm hiểu về văn hóa, con người, lịch sử các khu di tích hào hùng của dân tộc trên địa bàn.
Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng

TTTĐ - Nhìn lại một năm qua, gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", Thành đoàn TP HCM đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ và ghi nhận hiệu quả tích cực trong việc tổ chức các sự kiện, hoạt động. Tiếp tục đà tăng tốc, Thành đoàn TP HCM vẫn đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo để bứt phá trong cuộc đua số hóa của thành phố và quốc gia.
Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Được biết đến là thành phố năng động và sáng tạo bậc nhất cả nước, TP HCM đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng cùng thời đại. Dĩ nhiên, để có được sức mạnh nội lực ấy là những nỗ lực đóng góp bền bỉ của biết bao con người cùng sự đồng lòng, tin tưởng từ chính quyền tới người dân…
Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc

TTTĐ - Chiều 26/3, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) tổ chức chương trình kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).
Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên

TTTĐ - Cán bộ, thủ lĩnh thanh niên các cấp của thành phố Hà Nội là những người trẻ đi đầu, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Họ đều mang khát vọng góp sức xây dựng tổ chức Đoàn, Thủ đô và đất nước phát triển vững mạnh.
Kiều bào trẻ và khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Kiều bào trẻ và khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia

TTTĐ - Trong 5,3 triệu người Việt sinh sống tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có hơn 500.000 doanh nhân, trí thức trình độ cao. Nhiều người trong số họ là các bạn trẻ, luôn khát khao được đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển, nâng tầm vị thế đất nước và quảng bá văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Xem thêm