Tag

Công dân Mỹ xin tị nạn tại Canada tăng cao

Nhìn ra thế giới 13/12/2018 14:38
aa
TTTĐ - Theo số liệu thống kê của Cục Nhập cư, Người tị nạn và Công dân Canada năm 2017, công dân Mỹ xin tị nạn tại Canada đứng thứ 3, chỉ sau Haiti và Nigeria.

Công dân Mỹ xin tị nạn tại Canada tăng cao

Công dân Mỹ xin tị nạn tại Canada tăng hơn 6 lần.

Bài liên quan

Bão tuyết hoành hành tại Đông Nam nước Mỹ

Giáng sinh tại Nhà Trắng có gì đặc biệt?

Những dấu ấn trong cuộc đời Tổng thống thứ 41 của Mỹ

Ngày càng ít sinh viên quốc tế du học tại Mỹ

Sức ép về vấn đề nhập cư

Cụ thể, trong năm 2017, có khoảng 2.550 công dân Mỹ đã xin tị nạn ở Canada, tăng hơn sáu lần so với năm 2016 và là con số lớn nhất kể từ năm 1994. Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn trong số đó là trẻ em sinh ra có cha mẹ là người Haiti.

Ông Stéphane Handfield, một luật sư về lĩnh vực di trú có trụ sở tại thành phố Montreal (Canada) cho biết, hầu hết người Mỹ nộp đơn xin tị nạn là con của những người không cư trú. Bọn trẻ là công dân Mỹ vì chúng được sinh ra ở đó. Tuy nhiên, chúng vượt qua biên giới cùng với cha mẹ vì không muốn bị chia cắt.

Cuối tháng 10 vừa qua khi trả lời với báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ ký sắc lệnh chấm dứt chính sách cấp quốc tịch cho trẻ em chào đời trên đất Mỹ có bố mẹ là người nhập cư bất hợp pháp hoặc không cư trú tại nước này. Tuy nhiên, thời gian cụ thể chưa được tiết lộ. Ông chỉ nhấn mạnh việc soạn thảo sắc lệnh đang được tiến hành và sẽ sớm trở thành hiện thực.

Một gia đình người di cư được Cảnh sát Hoàng gia Canada giúp đỡ tại biên giới nước này. Ảnh: AP
Một gia đình người di cư được Cảnh sát Hoàng gia Canada giúp đỡ tại biên giới nước này. Ảnh: AP

Do vậy, vợ chồng Tiroude và Gislyne, cặp đôi gốc Haiti là điển hình cho nhiều trường hợp “cư dân Mỹ” xin tị nạn tại Canada. Họ đã trốn khỏi Haiti đến Brazil vào năm 2014. Tháng 11/2017, họ đến Mỹ và con gái của họ sinh ra ở bang Florida nên được cấp quốc tịch Mỹ. Đến tháng 5 năm nay, cặp đôi này đã quyết định cùng đứa con gái 18 tháng tuổi tiếp tục hành trình đến quốc gia Canada láng giềng. Đây chỉ là một trong số 60.000 người xin tị nạn Haiti trốn khỏi Mỹ đến Canada theo thống kê năm 2017. Tiroude chia sẻ: "Chúng tôi ra đi vì Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông ấy muốn trục xuất hàng ngàn người Haiti đang sinh sống hợp pháp rời khỏi Mỹ”.

Họ đã bay từ Florida đến Plattsburgh, New York rồi tiến vào Canada bằng cách vượt qua con đường Roxham ở tỉnh Quebec, vốn đã trở thành một con đường mòn cho những người xin tị nạn. Do nhập cư trái phép, họ đã nhanh chóng bị nhà chức trách địa phương bắt giữ. Sau đó, họ xin tị nạn và được phóng thích trong lúc chờ ra điều trần trước Hội đồng Di trú và Tị nạn Canada.

Vợ chồng Tiroude và Gislyne chọn Canada là điểm đến sau khi Thủ tướng Justin Trudeau từng tuyên bố rằng, Canada luôn mở rộng vòng tay chào đón những người chạy trốn sự áp bức, khủng bố và chiến tranh.

Có vẻ như họ đã tính toán nhầm thời điểm. Chính quyền ông Trudeau giờ đây đang đối mặt áp lực chính trị ngày càng tăng về vấn đề nhập cư. Một số quan chức Canada đã đến Haiti và Nigeria trong nỗ lực kêu gọi những người muốn xin tị nạn ở Canada nên ở lại. Ông Ralph Goodale, Bộ trưởng An ninh Công cộng cảnh báo rằng, sẽ không có tấm vé miễn phí nào vào Canada.

Theo thống kê năm 2017, cứ 4 người Haiti, có một người xin tị nạn thành công. Họ sẽ bị buộc phải trở về quê hương - nơi vẫn chưa phục hồi sau trận động đất năm 2010 và tình trạng bất ổn chính trị gần như mãn tính. Theo một cuộc điều tra gần đây của CBC (đài truyền hình công cộng Canada), giới chức biên phòng nước này hy vọng sẽ tăng số người tị nạn bị trục xuất lên tới 35% trong thời gian tới.

Giấc mơ Mỹ ngày càng xa vời

Dưới chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Donald Trumph, khả năng giấc mơ Mỹ của hàng ngàn người di cư Trung Mỹ sẽ tan thành mây khói khi chính phủ nước này kiên quyết dùng biện pháp cứng rắn kiểm soát.

Những người di cư leo lên hàng rào áp sát biên giới Mỹ tại khu vực thành phố Tijuana. Ảnh: Getty Images
Những người di cư leo lên hàng rào áp sát biên giới Mỹ tại khu vực thành phố Tijuana. Ảnh: Getty Images

Gần đây nhất, vào cuối tháng 11 vừa qua, lực lượng biên phòng của Mỹ đã phải dùng đến hơi cay và đóng cửa một cửa khẩu biên giới với Mexico để ngăn người di cư Trung Mỹ tràn qua.

Dòng người di cư này xuất phát từ Honduras từ ngày 13/10. Quy mô đoàn người tăng dần khi di chuyển qua từng nước. Theo số liệu của Liên hợp quốc, trong số này có hơn 1.700 trẻ dưới 18 tuổi, 310 trẻ dưới năm tuổi. 85% người trong đoàn đến từ Honduras, còn lại là từ các quốc gia Guatemala, El Salvador và Nicaragua.

Một tháng rưỡi sau khi xuất phát từ Honduras, đoàn người di cư Trung Mỹ đến thành phố Tijuana thuộc bán đảo Baja California (Mexico) giáp với Mỹ. Đoàn người được chính quyền Tijuana tập trung tại một sân vận động trong khi chờ hai nước Mexico và Mỹ bàn tính phương án giải quyết. Tuy nhiên, đến ngày 25/11, nhóm 500 người di cư kéo nhau về biên giới Mỹ. Họ tìm cách trèo qua hàng rào biên giới nằm ở phía Đông cửa khẩu San Ysidro ngăn thành phố Tijuana với thành phố San Diego, bang California (Mỹ). Người di cư bị kẹt giữa cảnh sát Mexico và lực lượng biên phòng Mỹ. Trong khi cảnh sát Mexico đuổi theo sau thì nhân viên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ đã bắn hơi cay và đạn cao su trấn áp sau khi bị người di cư ném gạch đá để tìm đường tràn qua. Nhiều người trúng hơi cay ngã xuống đất bất tỉnh, trẻ con sợ hãi hoảng loạn. Sau trận bạo loạn, lực lượng biên phòng hai nước đã bắt được hơn 100 người vượt biên trái phép. Những người này sẽ bị đưa về nước, đồng nghĩa với việc giấc mơ Mỹ tan thành mây khói.

Dưới chính sách nhập cư “cứng rắn” của chính quyền Tổng thống Trump, hàng ngàn người Mỹ gốc Việt cũng đang phải đối diện nguy cơ bị trục xuất vì chưa được cấp quyền công dân hoặc từng vi phạm pháp luật nước sở tại.

Trước sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Tổng thống Donald Trumph kiên quyết không thay đổi quan điểm cứng rắn của mình về chuyện người di cư. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Trumph đe dọa sẽ đóng cửa biên giới lâu dài với Mexico nếu cần thiết. Ông cũng đề nghị Mexico chặn đoàn người di cư trước khi họ đến biên giới Mỹ và đề nghị các nước Trung Mỹ có biện pháp không để các đoàn người như thế này hình thành.

Ngày 9/11, ông Trump ký một sắc lệnh nhập cư cho phép Bộ An ninh nội địa Mỹ từ chối nhận đơn xin tị nạn của người di cư Trung Mỹ, trừ những người qua biên giới chính thức bằng cách trình diện tại cửa khẩu. Thời gian gần đây, Mỹ cũng liên tục đóng cửa khẩu San Ysridro. Đây là một việc rất hiếm xảy ra bởi San Ysridro là một trong những cửa khẩu sôi động nhất thế giới. Mỗi ngày có hàng chục ngàn người Mexico qua Mỹ để học tập và làm việc. Trung bình có khoảng 70.000 xe cộ và 20.000 khách bộ hành qua lại cửa khẩu này hàng ngày.

Tin liên quan

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm