Tag

Cổng dịch vụ công quốc gia: Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ

Đô thị 09/09/2020 11:58
aa
TTTĐ - Với quan điểm công khai, minh bạch, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, Cổng Dịch vụ công Quốc gia được Chính phủ chính thức đưa vào vận hành tháng 12/2019 nhằm kết nối, cung cấp thông tin về thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến.
Quảng Ninh: Hiệu quả từ mô hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến Vĩnh Phúc: Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến góp phần phòng, chống dịch bệnh TP HCM đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến Làm gì để thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến? Lợi ích của việc nộp phạt trực tuyến trong vi phạm giao thông Chú trọng chất lượng dịch vụ công trực tuyến
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên Chính phủ thực hiện nghi thức bấm nút khai trương hệ thống thông tin báo cáo quốc gia tại Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố Dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (Ảnh: Quang Hiếu)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các thành viên Chính phủ thực hiện nghi thức bấm nút khai trương hệ thống thông tin báo cáo quốc gia tại Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố Dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công Quốc gia (Ảnh: Quang Hiếu)

Cổng dịch vụ công quốc gia cũng hỗ trợ thực hiện, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trên toàn quốc.

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, người đứng đầu Chính phủ trong cung cấp dịch vụ công là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ. Sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Cổng Dịch vụ công quốc gia được thiết lập tại một địa chỉ duy nhất để công khai, minh bạch các thông tin liên quan về thủ tục hành chính và cung cấp, hỗ trợ thực hiện dịch vụ công theo nhu cầu sử dụng, phù hợp với từng đối tượng; bảo đảm khả năng giám sát, kiểm tra, đánh giá của cá nhân, tổ chức và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong thực hiện dịch vụ công…

Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích, các tổ chức quốc tế, chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu xây dựng Cổng dịch vụ công quốc gia trên cơ sở bám sát quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Quyết định số 274/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo lộ trình thực hiện của Chính phủ, trong năm 2019 tiến hành kết nối, tích hợp Cổng Dịch vụ công Quốc gia với cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử các Bộ, ngành, địa phương để thí điểm cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến như: Cấp đổi giấy phép lái xe, cấp giấy phép lái xe quốc tế, thông báo thực hiện khuyến mại, đăng ký hoạt động khuyến mại, cấp điện mới từ lưới điện trung áp, cấp điện mới từ lưới điện hạ áp....Trong năm 2020, Cổng Dịch vụ công Quốc gia tích hợp tối thiểu 30% các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu và sau năm 2020 tăng dần mỗi năm tích hợp 20% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các Bộ, ngành, địa phương.

Chị Vũ Hương Giang, Giám đốc công ty Hà Nội trẻ, cho biết: “Sau khi đăng ký thành công tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cán bộ, công nhân viên trong công ty khám phá được nhiều dịch vụ công rất thiết thực liên quan đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Chúng tôi có thể được thực hiện trực tuyến mà không cần phải đến cơ quan nhà nước. Điều này giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi, khắc phục những hạn chế trước đây, đặc biệt là giảm tình trạng nhũng nhiễu, nâng cao tính minh bạch”.

Theo anh Nguyễn Định Thi, chủ một doanh nghiệp tại quận Long Biên (Hà Nội) cho biết thêm, sau khi tìm hiểu, anh nhận thấy nhiều lợi ích từ Cổng dịch vụ công quốc gia. Với tài khoản được đăng ký, cá nhân/tổ chức có thể theo dõi toàn bộ quá trình giải quyết thủ tục hành chính và xử lý phản ánh kiến nghị của mình bằng cách cung cấp mã hồ sơ, kể cả mã hồ sơ thủ tục hành chính không thực hiện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, của Bộ, ngành, địa phương.

Được hỗ trợ truy vấn thông tin của cá nhân, tổ chức lưu trữ tại các Cơ sở dữ liệu, Hệ thống thông tin đã tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia như đăng ký kinh doanh, thuế, bảo hiểm… Việc thực hiện thủ tục hành chính tại nhiều tỉnh, thành phố chỉ cần khai báo 1 lần trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Sử dụng tài khoản của các ngân hàng, trung gian thanh toán để thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính; dịch vụ công. Đánh giá sự hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính.

“Trước kia việc đăng kí kinh doanh, thuế, bảo hiểm… hay đơn giản đăng kí xe cũng là nỗi sợ của nhiều người bởi thời gian chờ đợi lâu và nhiều giấy tờ, thủ tục. Tuy nhiên, khi có Cổng dịch vụ công trực tuyến những điều lo lắng đó không còn. Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân, doanh nghiệp sẽ không còn phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính”, anh Nguyễn Định Thi chia sẻ.

Hơn nữa, trong quá trình tiếp xúc với các cơ quan Nhà nước hoặc cán bộ thi hành công vụ, người dân có quyền phản ánh những vướng mắc, khó khăn trực tiếp trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mà còn tránh tình trạng sách nhiễu của một số cán bộ. Việc cải cách thủ tục hành chính sẽ tạo động lực, cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

Sau hơn tám tháng vận hành, Cổng dịch vụ công quốc gia đã kết nối với 18 bộ, cơ quan, 63 tỉnh, thành phố và tám ngân hàng, trung gian thanh toán, đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử; chuẩn bị tích hợp, cung cấp 1.000 dịch vụ công trực tuyến.

Hiện có gần 56,4 triệu lượt truy cập, hơn 220.000 tài khoản đăng ký; hơn 14 triệu hồ sơ được đồng bộ trạng thái, hơn 260.000 hồ sơ được thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công ước tính hơn 13.000 tỉ đồng/năm, trong đó Cổng dịch vụ công quốc gia đóng góp trên 6.700 tỉ đồng/năm.

Sự phát triển của Cổng dịch vụ công quốc gia rõ ràng đã mang lại những kết quả rất đáng mừng. Chắc chắn thời gian tới, người dân và doanh nghiệp sẽ còn nhận được sự hỗ trợ tốt hơn với những tiện ích không ngừng tăng lên nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các Bộ, ngành…

* “Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

125 năm đô thị Vĩnh Yên đổi mới và phát triển Đô thị

125 năm đô thị Vĩnh Yên đổi mới và phát triển

TTTĐ - Cách đây 125 năm, ngày 29/12/1899, Vĩnh Yên được thành lập, mở ra thời kỳ phát triển của đô thị trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc.
Tái khởi động khu bến cảng Mỹ Thuỷ trị giá 14.234 tỷ đồng Đô thị

Tái khởi động khu bến cảng Mỹ Thuỷ trị giá 14.234 tỷ đồng

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 4/1/2019.
Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá Đô thị

Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá

TTTĐ - Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá, bao gồm các tuyến số 10 (10A và 10B), 14, 18, 44, 145.
Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long Đô thị

Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long

TTTĐ - Trước tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại đường gom Đại lộ Thăng Long với đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã vào cuộc triển khai các biện pháp xử lý.
Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện Đô thị

Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện

TTTĐ - Tình trạng xe taxi, xe ôm công nghệ tập trung dừng đỗ để đón khách tại khu vực các cổng bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra khá lâu, song đến nay, vấn nạn này vẫn còn nhiều bất cập và chưa thể xử lý dứt điểm. Chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng là vi phạm lại đâu vào đấy, gây bức xúc cho người dân.
Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen Đô thị

Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen

TTTĐ - Văn hóa tiết kiệm điện là một quá trình từ nhận thức, hành động đến hình thành thói quen. Thực tế cho thấy từ năm 2023, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng "chung tay" trong việc thực hành tiết kiệm điện.
Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận Đô thị

Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận

TTTĐ - Sáng 22/3, UBND phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình: “Tu bổ, tôn tạo đình Phú Mỹ và cải tạo nhà văn hóa tổ dân phố số 3 Phú Mỹ”, chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập phường và quận Nam Từ Liêm (1/4/2014 - 1/4/2024).
Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục Đô thị

Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông cho biết, việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”...
Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Đô thị

Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông Đô thị

Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông

TTTĐ - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Xem thêm