Tag

Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?

Bạn đọc 09/11/2017 19:00
aa
Trong công văn trả lời báo chí, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) cho biết: "Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Hoà Bình được đầu tư bằng nguồn vốn tự có tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng là chưa phù hợp về thẩm quyền…”.

Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?

Trong công văn trả lời báo chí, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) cho biết: "Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty CP Khai thác và Chế biến khoáng sản Hoà Bình được đầu tư bằng nguồn vốn tự có tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng là chưa phù hợp về thẩm quyền…”.


Liên quan đến việc thăm dò, khai thác vàng của Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình (đơn vị có người hành hung phóng viên báo Công lý) tại khu vực đồi Cổ Cò, xã Hợp Châu, chính quyền xã và một số cơ quan của tỉnh Hòa Bình cho rằng, khu vực xóm Băng, xã Hợp Châu không có nhà xưởng, phương tiện, máy móc khai thác khoáng sản(!).


Họ cho rằng, phản ánh của báo Công lý chỉ là “hình ảnh cắt ghép” ở nơi khác đưa vào, một số nội dung phỏng vấn người dân bị "mớm lời”; trâu, bò bị chết không phải do nguồn nước bị nhiễm độc từ việc khai thác vàng…


Còn ông Nguyễn Khắc Yến, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Lương Sơn thì khẳng định, toàn bộ hoạt động của dự án điều tra, đánh giá thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu là hoàn toàn đúng các quy định của pháp luật…


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Tuy nhiên, trên thực tế, tại địa bàn xã Hợp Châu (nơi Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình dự định thực hiện dự án Nhà máy Chế biến quặng đa kim Hòa Bình và đang khảo sát, điều tra, thăm dò khai thác vàng), nạn “vàng tặc” diễn ra vô cùng nhức nhối, trong đó có hiện tượng núp bóng thăm dò để khai thác vàng trái phép.


Trong báo cáo gửi UBND huyện, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Hợp Châu cũng thừa nhận, có việc đội làm vàng về dựng lều lán chuẩn bị khai thác tại đồi Cổ Cò. UBND xã chỉ đạo Công an xã phối hợp với Công an huyện giải tỏa và “yêu cầu các đối tượng” về UBND để làm việc. Nhiều người dân trong khu vực cũng cho biết, trong những ngày gần đây, hoạt động khai thác khoáng sản vẫn diễn ra nhưng âm thầm, lén lút, trong đó có cả việc khai thác vàng trái phép núp bóng dưới hình thức “thăm dò”.


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Như đã nói ở trên, cán bộ Phòng TN&MT huyện Lương Sơn cho rằng, dự án điều tra, đánh giá thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu là hoàn toàn đúng các quy định của pháp luật. Vậy sự thật hoạt động “thăm dò” của Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Hòa Bình có phải “hoàn toàn đúng” hay không?


Theo quy định của Luật khoáng sản, thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản là Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; hoạt động khai thác tận thu khoáng sản).


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Vậy nhưng, trong khi Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Hòa Bình chưa hề có giấy phép hoạt động thăm dò khoáng sản, chưa có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng đã tổ chức thăm dò (như lời ông Trần Minh Thắng- Giám đốc Công ty) thì có hoàn toàn đúng các quy định của pháp luật không?


Dư luận cho rằng, sở dĩ ông Trần Minh Thắng và Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình dám “làm càn” như vậy là do đã được UBND tỉnh Hòa Bình đồng ý cho triển khai dự án điều tra, đánh giá thăm dò khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn từ tháng 11/2016. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, UBND tỉnh Hòa Bình lại “quên” mất rằng, UBND tỉnh không có thẩm quyền này.


Mặc dù vượt quyền một cách “trắng trợn” như vậy nhưng vào ngày 29/11/2016, ông Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình đã ký văn bản số 1973/STNMT-KS gửi Công ty Cổ phần Khai thác và chế biến khoáng sản Hoà Bình có nội dung đồng ý để Công ty này “được đầu tư bằng nguồn vốn tự có để tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng tại xã Hợp Châu”.


Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình đang “thăm dò” khoáng sản trái phép?


Về vấn đề này, trong công văn trả lời báo chí, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) cho biết: "Nếu đúng trong thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cho phép Công ty CP Khai thác và chế biến khoáng sản Hoà Bình được đầu tư bằng nguồn vốn tự có tiến hành khảo sát tại thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò quặng vàng là chưa phù hợp về thẩm quyền…”. Bởi lẽ, thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản thuộc Bộ TN&MT theo Điều 82 Luật Khoáng sản. Về xem xét điều kiện của doanh nghiệp để cấp phép thăm dò cũng thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT.


Phải đến ngày 28/3/2017, UBND tỉnh Hòa Bình mới có công văn số 333/UBND-NNTN gửi Bộ TN&MT về việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản vàng tại xã Hợp Châu. Sau đó, Bộ TN&MT đã phúc đáp rằng: Các khu vực quặng vàng 1,2,3 nêu tại Công văn số 333/UBND-NNTN không thuộc danh mục các dự án đầu tư, thăm dò quặng vàng mà Bộ Công Thương phê duyệt nên không có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ cấp phép thăm dò khoáng sản.


Liên quan đến vấn đề này, đại diện của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản cũng cho biết: Đối với khu vực xã Hợp Châu, năm 1964 và năm 1989, các đơn vị địa chất điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở tỷ lệ 1/50.000, đã có một số phát hiện lẻ tẻ về vàng gốc của dân địa phương, song chưa được ghi nhận vào tài liệu địa chất cũng như chưa được Nhà nước điều tra, đánh giá tiềm năng. Theo quy định tại Điều 26 Luật Khoáng sản, một khu vực chưa có kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thì chưa đủ điều kiện để lập đề án thăm dò khoáng sản. Như vậy, khu vực xã Hợp Châu chưa đủ điều kiện để cho phép bất kỳ một đơn vị nào hoạt động thăm dò hay khai thác vàng.


Vậy nhưng không hiểu căn cứ vào đâu mà một số lãnh đạo tỉnh Hòa Bình vẫn cho phép Công ty CP KhKhai thác và chế biến khoáng sản Hòa Bình được phép “thăm dò”, tiến tới khai thác quặng vàng tại xã Hợp Châu?


Chuyên trang Pháp luật & Bạn đọc sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!


Theo NHƯ THÁI
Pháp luật và Bạn đọc
http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/ban-doc/cong-ty-cp-khai-thac-va-che-bien-khoang-san-hoa-binh-dang-tham-do-khoang-san-trai-phep-188897

Tin liên quan

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm