Thứ hai 04/12/2023 19:19 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Cột cờ Hà Nội trường tồn với thời gian

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Được xây dựng khoảng đầu thế kỷ XIX thuộc Niên hiệu Vua Gia Long, trải qua hơn 200 năm, tới nay, Cột cờ Hà Nội (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội) là chứng tích ghi lại những dấu ấn oanh liệt của Thăng Long - Hà Nội; Là biểu tượng thiêng liêng, biểu trưng cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Cột cờ Hà Nội nơi đất Mũi Cà Mau

Những người đang sống ở Hà Nội dù đã rất quen với hình ảnh Cột cờ Hà Nội nhưng mỗi lần chạy xe trên đường Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ ngước mắt lên cột cờ lại thấy lòng dâng lên một niềm yêu mến, tự hào. Với khách du lịch, đặc biệt là những du khách nước ngoài, đây cũng là một trong những điểm đến được họ đặc biệt ưa thích.

Có chuyện kể rằng, Tổng thống Venezuela - ông Hugo Chavez trong một lần đến Hà Nội khi đi qua cột cờ bỗng yêu cầu dừng xe và ngỏ ý muốn vào thăm. Vị Tổng thống đã trèo lên tận đỉnh và rất cảm kích trước công trình đặc biệt này.

Cột cờ Hà Nội trường tồn với thời gian
Cờ Tổ quốc được treo thường trực trên đỉnh cột

Cột cờ hay còn gọi là kì đài (kì là cờ, đài là nhà làm cao để có thể nhìn xa, nhìn rộng được). Công trình được xây dựng trên phần đất phía Nam Hoàng thành Thăng Long, từ năm 1805 đến 1812 thì hoàn thành.

Mặc dù chính quyền đô hộ Pháp tiến hành phá hủy nhiều công trình kiến trúc thuộc khu vực thành Hà Nội trong những năm 1894 - 1897 nhưng may mắn thay, Cột cờ Hà Nội vẫn còn nguyên vẹn.

Đến nay, đây là công trình còn nguyên vẹn và hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long.

Vào thời nhà Nguyễn, Cột cờ Hà Nội còn có chức năng là vọng canh. Từ trên đỉnh của kì đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ. Về mặt kiến trúc, cột cờ gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thon dần từ dưới lên trên.

Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, khỏe khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ ngước lên ta cảm nhận được sự hài hòa, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh.

Cột cờ Hà Nội trường tồn với thời gian
Nhiều bạn trẻ thích đến nơi này để lưu giữ kỷ niệm

Cột cờ Hà Nội cao hơn 33m. Tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 41m, gồm 3 tầng đế và một thân cột. Các tầng đế hình chóp vuông cụt, nhỏ dần, chồng lên nhau, xung quanh xây ốp gạch.

Theo đó, tầng một mỗi chiều 42,5m, cao 3m, có 2 thang gạch dẫn lên; Tầng hai mỗi chiều 27m, cao 3,7m có 4 cửa; Tầng ba mỗi chiều 13m, cao 5m; Cũng có 4 cửa theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

Trên cửa phía Đông có 2 chữ Hán đắp nổi “Nghênh húc”, có nghĩa là đón ánh sáng ban mai; Trên cửa vòm phía Tây được đắp chữ “Hồi quang”, có nghĩa là ánh sáng phản chiếu; Trên cửa vòm phía Nam được đắp chữ “Hướng minh”, có nghĩa là hướng về nơi sáng rõ. Riêng cửa phía Bắc không đắp chữ.

Ở cửa hướng Bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phải và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan lồng với nhau trông tựa hình mạng nhện.

Thân cột cờ hình trụ 8 cạnh, thon dần lên trên, cao 18,2m, mỗi cạnh đáy chừng 2m. Trong thân có cầu thang 54 bậc xây xoáy trôn ốc lên tới đỉnh. Toàn thể được soi sáng bằng 39 lỗ hình hoa thị và 6 lỗ hình dẻ quạt. Những lỗ này được đặt dọc các mặt, mỗi mặt có từ 4 đến 5 lỗ. Nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng.

Đỉnh cột cờ (vọng canh) được cấu tạo thành một lầu hình bát giác, cao 3,3m, có 8 cửa sổ tương ứng 8 mặt, có thể đủ cho 5 - 6 người đứng quan sát. Giữa lầu là một trụ tròn, đường kính 0,4m, cao đến đỉnh lầu, là chỗ để cắm cán cờ (cao 8m). Phần mái giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào du khách cũng may mắn được lên đỉnh cột cờ. Chỉ vào dịp đặc biệt trong năm Bảo tàng mới mở cửa và khi đó, khách phải xếp hàng.

Cột cờ Hà Nội hiện nằm trên phần đất thuộc quận Ba Đình, hiện là di tích lịch sử, văn hóa do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý nhưng do nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nên công việc trông nom hằng ngày được giao cho đơn vị này.

Những người sống lâu năm ở Hà Nội vẫn còn nhớ rõ, ngày 10/10/1954, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội. Sự kiện đó đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Hữu Cấy ghi lại. Công trình kiến trúc Cột cờ Hà Nội không chỉ được các nhiếp ảnh gia khai thác mà còn xuất hiện trong thơ, nhạc, đặc biệt là hội họa.

Nhiều họa sĩ đã thể hiện dáng vẻ lộng lẫy của kì đài. Đặc biệt, công trình này còn được đưa vào những con tem bưu chính và được in trang trọng trên đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành lần đầu tiên.

Hai trăm năm đi qua, Cột cờ Hà Nội đã lưu dấu chân hàng triệu triệu lượt người. Trước đây chỉ vào những dịp lễ, lá cờ đỏ sao vàng mới được treo trên đỉnh cột. Đến năm 1986, cờ Tổ quốc mới được treo thường trực trên đỉnh cột.

Để người dân từ xa đã có thể nhìn thấy, lá cờ có kích thước 4 x 6m, diện tích 24m2, được may bằng vải phi bóng ở cơ sở thêu may cờ 67 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Dù được đặt may cẩn thận nhưng vì trên cao gió lộng, cờ vẫn rất nhanh bị rách. Mỗi năm cũng phải thay cờ khoảng trên dưới 20 lần.

Ngày nay, Cột cờ Hà Nội luôn là điểm du lịch quen thuộc với du khách tham quan. Vào các dịp lễ Tết, 30/4, 1/5 hay Quốc khánh 2/9, khách tới tham quan thường phải xếp hàng đông kín khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Duy Long
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Nghệ sĩ Nguyễn Hà My mơ ước được đóng trọn vẹn “Cô Sao”

Nghệ sĩ Nguyễn Hà My mơ ước được đóng trọn vẹn “Cô Sao”

TTTĐ - "Đam mê lớn nhất của tôi là trở thành một nghệ sỹ opera thực thụ. Tôi muốn mở rộng bản thân, tiếp tục chinh phục các tác phẩm thách thức hơn, được hóa thân vào các vai diễn opera giàu tâm trạng, đặc biệt là opera Việt Nam. Tôi mơ ước được đóng trọn vẹn “Cô Sao” - tác phẩm opera đầu tiên của Việt Nam mà tôi vô cùng yêu thích", nghệ sĩ Nguyễn Hà My tâm sự.
Giữ ý thức khi nuôi thú cưng để bảo vệ không gian chung

Giữ ý thức khi nuôi thú cưng để bảo vệ không gian chung

TTTĐ - "Thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng" là một trong những điều "không nên làm" rất hợp lý, hợp tình. Nhu cầu nuôi thú cưng là rất chính đáng nhưng ở nơi đô thị như Hà Nội thì rất cần người chủ phải ý thức hơn nữa để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Tin khác
[Xem thêm]
Nâng cao văn hóa cán bộ để phục vụ Nhân dân tốt hơn

Nâng cao văn hóa cán bộ để phục vụ Nhân dân tốt hơn

TTTĐ - Chiều 29/11, các đại biểu thuộc khối các cơ quan đơn vị thành phố Hà Nội tiếp tục đưa ra những cách làm hay để nâng cao văn hóa cán bộ, tăng sự hài lòng của người dân trong hội nghị tọa đàm "Kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng".
Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại

Tạo sức sống cho di sản bằng nghệ thuật đương đại

TTTĐ - Vừa qua, buổi tọa đàm “Thực hành nghệ thuật dựa trên đặc thù nơi chốn” diễn ra tại hội trường Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã đem tới một góc nhìn mới lạ của những nhà thiết kế sáng tạo và nghệ sĩ trẻ. Thông qua trải nghiệm và các nghiên cứu cá nhân, các bạn trẻ đã đưa ra những ý kiến tích cực về việc thổi hồn nghệ thuật đương đại vào những di sản cũ.
Lồng ghép quy tắc ứng xử nơi công cộng trong bản sắc văn hóa

Lồng ghép quy tắc ứng xử nơi công cộng trong bản sắc văn hóa

TTTĐ - Là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống và sức sáng tạo, trong việc triển khai quy tắc ứng xử nơi công cộng, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã khéo léo lồng ghép với các hoạt động khác, huy động sự đóng góp ý kiến của toàn dân. Do vậy, hơn 5 năm qua, đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên rõ rệt, phát huy hơn nữa giá trị của người Đông Anh anh hùng, giàu bản sắc, là niềm tự hào của huyện khi bước vào giai đoạn mới.
Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa

Từ ký ức sông Hồng đến công viên văn hóa

TTTĐ - Hội thảo Công viên văn hóa đa chức năng tại khu vực bãi nổi và bãi giữa ven sông Hồng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến tham góp có giá trị cao thể hiện sự quan tâm, tình yêu với Hà Nội, sông Hồng của dư luận xã hội từ đó sớm hiện thực hóa “giấc mơ sông Hồng”.
Giữ gìn hình ảnh để không là "tâm điểm chú ý"

Giữ gìn hình ảnh để không là "tâm điểm chú ý"

TTTĐ - Một vài hành vi, cử chỉ thiếu ý thức sẽ biến chúng ta thành "tâm điểm chú ý" giữa đám đông. Chẳng ai muốn mọi ánh mắt đều chĩa về mình với cái nhìn thiếu thiện cảm. Vì thế, ở nơi công cộng mỗi người đều phải giữ gìn hình ảnh để phát huy nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Xem phiên bản di động