Tag

Covid-19 mang đến những tích cực bất ngờ cho sinh viên và thầy cô Đại học RMIT

Giáo dục 07/07/2020 08:14
aa
TTTĐ - Chưa đầy hai tuần kể từ khi học kỳ 2 bắt đầu, cộng đồng RMIT vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng từ Covid-19 nhưng theo hướng hết sức tích cực.

Covid-19 mang đến những tích cực bất ngờ cho sinh viên và thầy cô Đại học RMIT

Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Giáo sư Mathews Nkhoma cho biết, COVID-19 là một trải nghiệm giúp mọi người trưởng thành 100%

Bài liên quan

ĐH Công nghiệp Hà Nội trao 500 triệu đồng hỗ trợ sinh viên khó khăn

Tạo bầu không khí tích cực, phấn khởi trước, trong và sau đại hội

Phát động cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa COVID-19”

Ưu tiên dùng hàng Việt - hỗ trợ doanh nghiệp và người khó khăn

"Gia đình vui, đẩy lùi Covid" đồng hành cùng trẻ quay lại trường học

Dịch Covid-19 khiến làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh hơn

Dù đã mở cửa trở lại và giảng dạy trực tiếp cho cả học viên tiếng Anh, cũng như các lớp thuộc chương trình đại học và sau đại học ở cơ sở Nam Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng, học kỳ này, trường vẫn có 30 môn học được giảng dạy trực tuyến hoàn toàn do nhiều sinh viên đã yêu thích và lựa chọn hình thức học này.

Các môn học trực tuyến không phải là điều mới lạ tại RMIT. Chương trình Digital Marketing và Quản trị Du lịch và Khách sạn đã có bốn môn học trực tuyến từ năm 2017. Đây là những môn tự chọn mà sinh viên từ cả tám ngành của Khoa Kinh doanh và Quản trị rất thích và đều có thể đăng ký học.

Khi RMIT chuyển sang dạy và học trực tuyến hoàn toàn ở học kỳ 1 trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6, cả sinh viên lẫn giảng viên đều gặp khó khăn vì gần như ngay lập tức họ phải thích ứng, linh hoạt, trao đổi và truyền đạt tốt hơn, có kỹ năng số và tính tự kỷ luật.

Ngoài Khoa Kinh doanh và Quản trị, các khoa Truyền thông và Thiết kế, Khoa học và Công nghệ, Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, đều phải chuyển sang dạy và học trực tuyến.

Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Giáo sư Mathews Nkhoma cho biết, dù RMIT dày dạn kinh nghiệm trong cung cấp giáo dục chất lượng cao nhưng chính tốc độ thay đổi đã mở đường cho cách nghĩ mới và những cải tiến có tác động dài lâu.

Giáo sư Nkhoma chia sẻ: “Chúng tôi có nhiều ‘quán quân đổi mới’ nổi bật; họ vượt qua thử thách và tích cực chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy số với tất cả thầy cô khác, giúp mọi người bồi đắp tự tin và trở nên thông thạo trong việc tạo ra các hoạt động và tài liệu giảng dạy đổi mới sáng tạo.

Những tháng vừa qua là thời điểm rất đặc biệt khi cả trường cùng học hỏi và thích ứng và tôi vui mừng chia sẻ rằng, người được hưởng lợi chính là các bạn sinh viên RMIT”.

Thầy Bill Au là một trong những quán quân chuyển đổi số của Đại học RMIT
Thầy Bill Au là một trong những quán quân chuyển đổi số của Đại học RMIT

Thầy Bill Au, đến từ Khoa Kinh doanh và Quản trị là một trong những quán quân đó với nền tảng hiểu biết mạnh mẽ về không gian số. Thầy có bằng Thạc sĩ Công nghệ thông tin trong kinh doanh (phát triển và thiết kế hệ thống), và chịu trách nhiệm giảng dạy Quản trị Chuỗi cung ứng và logistics – môn học được nhiều sinh viên yêu thích.

Thầy Au đã tập huấn cho giảng viên của RMIT ở cả Việt Nam và Singapore, giúp họ thích ứng nhanh với các phương pháp nhằm tối ưu hoá trải nghiệm sinh viên trong giảng dạy trực tuyến.

Thách thức thường gặp khi làm việc với những sinh viên chưa quen thuộc với môi trường trực tuyến là phải nêu rõ những gì bạn mong đợi ở họ ngay từ sớm: từ quy tắc ứng xử cho đến vấn đề đạo văn hay bắt nạt trực tuyến.

Cũng từng là một giảng viên trẻ vài năm trước, bản thân thầy Au học được bài học này “một cách đau thương” và hiểu rằng việc đưa ra kỳ vọng sai có thể dẫn đến những tình huống trớ trêu trong khóa học.

“Khi mới bắt đầu giảng dạy trực tuyến, tôi còn rất non. Với nỗ lực tạo ra sự hiện diện tích cực của giáo viên và đưa ra hỗ trợ cho các em, tôi hăm hở bảo sinh viên rằng các em có thể liên lạc với tôi qua tin nhắn bất cứ lúc nào. Các em sinh viên đã làm thế thật nên tôi nhận được tin nhắn bất kể giờ nào trong ngày. Để cho thấy mình là người biết giữ lời, tôi đã rất vất vả, khổ sở suốt thời gian đó. Cũng trong nhóm sinh viên này, lại có những trường hợp rất đáng giận - các em hiếm khi đăng nhập vào lớp hoặc tham gia các lớp học trực tuyến. Đây là thời gian đầy thách thức và cũng là lý do tại sao tôi phát triển tài liệu hướng dẫn mà tôi đang dùng”, thầy Au chi sẻ.

Thầy còn dẫn chứng các yếu tố để thành công khác nhằm tạo đủ khích lệ để giữ cho sinh viên tham gia đến tận cuối khoá. Thầy gọi đó là ba trụ cột của cộng đồng học hỏi gồm hiện diện xã hội, hiện diện nhận thức và hiện diện của giáo viên.

Hiện diện xã hội tạo ra kết nối xã hội giữa sinh viên nên họ có thể trò chuyện cởi mở với nhau và phát triển quan hệ để chia sẻ trong học tập và hiện diện nhận thức xây dựng khả năng của sinh viên trong tạo dựng, xác nhận và củng cố ý nghĩa thông qua giao tiếp và suy ngẫm. Còn hiện diện của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo động lực, giúp sinh viên cảm thấy rằng có người ở đó để dạy và hướng dẫn các em, hơn là tiếp thu thông tin một chiều.

Sinh viên Đại học RMIT Lê Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ rằng, học trực tuyến tốt hơn bạn kỳ vọng nhiều và tiện lợi hơn
Sinh viên Đại học RMIT Lê Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ rằng, học trực tuyến tốt hơn bạn kỳ vọng nhiều và tiện lợi hơn

Bạn Nguyễn Lê Hoàng Yến, sinh viên học kỳ thứ năm ngành Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh quốc tế) và là một trợ giảng, người tự xem mình là “khá rụt rè”, từng có trải nghiệm với môn trí thông minh văn hoá trực tuyến. Tuy nhiên, đó là môn tự học, không có giáo viên, nên bạn không biết phải kỳ vọng vào điều gì ở học kỳ 1 vừa qua.

Yến chia sẻ: “Tôi thích tương tác trong lớp học và trao đổi với thầy cô nên sợ rằng những yếu tố này sẽ không còn nhiều khi chuyển sang học trực tuyến. Sau vài tuần, tôi nhận thấy học trực tuyến tốt hơn kỳ vọng nhiều. Bài giảng được ghi hình nên tôi có thể xem lại khi cần và khi nào thấy tiện. Thầy cô hỗ trợ nhiệt tình và hồi đáp nhanh nên tôi vẫn nhận được nhiều phản hồi từ họ như trước đây. Tôi còn thấy mình có thể trao đổi với bạn bè tốt hơn vì tôi vốn rụt rè nên đôi khi giao tiếp trực tiếp tôi lại không nói gì nhiều.

Bài tập cũng không có nhiều thay đổi. Chúng tôi vẫn tiếp cận được các bài nghiên cứu học thuật, nhận được hỗ trợ từ Bộ phận hỗ trợ học thuật và trợ giảng và các mảng khác của trường, chẳng hạn như thư viện cũng được chuyển sang trực tuyến hoàn toàn.

Tôi nghĩ sẽ dễ nhụt chí khi bạn không buộc phải theo một lịch trình bận rộn, nhưng với toàn bộ thời gian có thêm trong tay, tôi thấy ít căng thẳng và điều đó giúp việc học dễ dàng hơn. Bài học ở đây là phải có sự linh động để thích ứng với môi trường bất ổn”.

Giáo sư Nkhoma cũng đồng ý với chia sẻ trên. Ông nói: “Đây là trải nghiệm trưởng thành 100% với giảng viên và sinh viên chúng tôi. Hầu hết giảng viên của RMIT hiện đều thuần thục trong phương thức truyền đạt này và sinh viên thật sự rất thích sự độc lập mà môi trường trực tuyến đem đến cho các em. Đó là một hệ quả đầy yếu tố bất ngờ từ Covid-19 nhưng lại theo hướng tích cực”.

Đọc thêm

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Hà Nội tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 vào ngày 5, 6/4 Giáo dục

Hà Nội tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 vào ngày 5, 6/4

TTTĐ - Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6/4.
Xem thêm