Tag

Cứ muốn sống ở đảo người gù thì đừng nói chuyện thẳng lưng!

Bình luận 19/05/2020 09:19
aa
“Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" là phát ngôn “bất hủ” bị cáo Diệp Thị Hồng Liên, nguyên trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục Hoà Bình trong phiên toà khiến dư luận xôn xao và phẫn nộ, thậm chí chia rẽ làm hai phe khi bàn luận.
cu muon song o dao nguoi gu thi dung noi chuyen thang lung
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình

Có rất nhiều người nhầm tưởng bản quyền mới tinh “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" thuộc về bị cáo Diệp Thị Hồng Liên. Cứ như bị cáo này vừa mới phát hiện ra một miền đất mới bị bỏ quên ở trái đất. Khen bị cáo từng là cô giáo, là trưởng phòng mà triết lý như vĩ nhân, và trầm trồ thán phục. Thực ra, bản quyền “Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng” thuộc về tác giả Henri Charrière và nó đã vang động khắp năm châu bốn bể từ nửa thế kỉ nay. Nó thường là câu cửa miệng của nhiều người lúc trà dư tửu hậu khi bàn về xã hội, thế thái nhân tình. Còn nhiều phiên bản khác như “Sống ở vương quốc mù lòa, ai sáng mắt trở thành người dị dạng”. Có hẳn một tiểu thuyết viết một người trên mặt đất vô tình lọt xuống vương quốc người mù trong lòng quả đất, và anh ta trở nên lạc lõng, khôi hài và dị dạng trong cái thế giới ấy.

Người gù trong ngữ cảnh gian lận thi cử không phải là người khuyết tật thân thể, mà khuyết tật nhân cách, tâm hồn. Gù với nghĩa cúi lưng khom gối nghe theo, làm theo lời cấp trên bất kể đúng sai phải trái, để vinh thân phì gia. Thẳng lưng là sống ngay thẳng, không nịnh bợ, xu phụ, dù có cầm dao kề cổ cũng không nói nói trắng thành đen. Khom lưng thì được lòng cấp trên ưa nịnh hót. Thẳng lưng thì sự thật mất lòng sếp. Người ngay thẳng muốn sống trong thế giới người gù thì cũng phải còng lưng xuống để giống người gù, chứ vẫn tư thế thẳng đứng hiên ngang dưới ánh mặt trời thì sẽ ra giống đơn lẻ, lạc loài, sẽ thành dị dạng trong mắt người gù, sẽ bị đuổi khỏi thế giới người gù.

Vì sao một bị cáo từng là cô giáo, trưởng phòng khảo thí nói trước tòa án: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" lại trở thành hiện tượng, thành dư luận xôn xao. Trước hết, với những ai chưa đọc, chưa nghe, thì cảm thấy câu nói hay, thấm thía. Bởi nó khái quát, nó có tính ẩn dụ, tính hình tượng về cái chung và cái dị biệt, cái tốt đơn độc giữa cái xấu đông đảo, cái thiện đơn lẻ lạc lõng trước cái ác phổ quát... Sau đó, làm người ta liên tưởng đến thực trạng cái xấu, cái ác đang cơ nguy cơ trỗi dậy, hoành hành, áp đảo còn cái tốt cái thiện đang dần ít đi. Đặc biệt, có môi trường, có đơn vị người lương thiện, người tốt không còn đất sống. Môi trường giáo dục những năm gần đây bị dư luận xã hội kêu ca, phàn nàn, phê phán là xuống cấp. Bị dội thêm chảo lửa gian lận thi ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang có nhiều giáo viên, cán bộ, phụ huynh bị khởi tố, kỉ luật lại bị châm ngòi nổ “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" khiến dư luận nghĩ đến một thực trạng môi trường sống và làm việc không lành mạnh đang hoành hành dữ dội.

Cái thực trạng đau lòng và ê chề cụ thể, đó là: Chỉ một mùa thi, mà ngành giáo dục Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang có tới “347 bài thi của 222 thí sinh gian lận điểm từ 0,5 đến 9,5 điểm mỗi bài thi”. Còn những mùa thi khác, địa phương khác chưa phát hiện được, con số tiêu cực sẽ là bao nhiêu? Cũng chỉ một mùa thi gian lận điểm ở ba tỉnh ấy, mà có tới “32 cán bộ ngành giáo dục và phụ huynh thí sinh bị bắt tạm giam và khởi tố. Hà Giang: 5, Sơn La: 12 và Hòa Bình: 15” bị bắt giam, khởi tối. Còn bao nhiêu người bị phê bình, kiểm điểm, kỉ luật hành chính, kỉ luật đảng nữa? Đau xót vô cùng. Buồn bã vô cùng. Có người ví hạnh phúc là cái chăn hẹp, người này co kéo che kín đầu thì người kia hở chân, người kia nữa hở sườn. Vì gian lận điểm thi nên cơ hội vào đại học của thí sinh học tốt bị thí sinh học dốt tước đoạt. Vào đại học là cửa ải khó khăn, chênh nhau 0,25 điểm cũng có thể thay đổi thân phận một con người huống là thí sinh nâng ít thì cùng vài ba điểm, nâng nhiều hơn chục điểm, thậm chí vài chục điểm. Chuyện này do người lớn làm, mà lại làm trong môi trường giáo dục “trăm năm trồng người”.

“Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" được nói ở tòa luận tội, chứ không phải ở quán nước vỉa hè, hay trong một phạm vi nhỏ cơ quan nào đó. Người nói có thể bột phát vô tình, có thể biện dẫn để thanh minh cho lỗi lầm của mình. Nhưng, nó lại chỉ ra một thực trạng buồn của chuyện gian lận thi cử, và rộng hơn là những ngổn ngang, bề bộn, bất cập với mặt trái của giáo dục nước nhà. Suốt hai năm qua, chuyện gian lận thi trung học phổ thông ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang làm tốn bao nhiêu thời gian, giấy bút để thông tin, phân tích, bàn luận, cảnh báo. Dư luận nhân dân vừa buồn, vừa lên án, phê phán, cho đến tận phiên tòa ở Hòa Bình đang xử vào giữa tháng năm này. Tự thú đầy cay đắng, xót xa, bất lực của bị cáo cựu trưởng phòng khảo thí cũng là cảnh báo thực trạng ê chề, chua chát: Người chân thành, ngay thẳng không có chỗ đứng trong đám đông dối lừa, gian lận, trục lợi đang hàng ngày hàng giờ giao giảng đạo đức cho con trẻ ở ba tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, ít nhất là ở thời gian “đồng tiền đổi trắng thay đen khó gì” ấy.

0355 1a307f2c1e6ff731ae7e
Bị cáo Diệp Thị Hồng Liên

Môi trường nhiều “người gù”, giáo viên công chức tử tế, muốn tồn tại được dạy, hoặc ít nhất mùa thi sau được gọi đi chấm thi, thì phải hòa nhập, và chấp nhận bị đồng hóa. Sẵn sàng, chấp nhận chấm sai, nâng điểm, làm theo hướng dẫn, làm theo mệnh lệnh vô đạo của cấp trên, làm vừa lòng cấp trên vừa yên thân, vừa chấm mút được tí chút, vừa ngong ngóng lên lương, đi tập huấn, đi chấm thi mùa sau. Vài con sâu còn bỏ rầu nồi canh, chứ nhiều con sâu nhỏ theo con sâu chúa thì đâu còn nồi canh nữa mà bỏ. Quả thật! Môi trường “người gù” có sức mạnh ghê gớm. Nó lôi kéo, dụ dỗ, nó bảo đảm sự an toàn cho kẻ làm sai, kẻ tội lỗi: “Trước tòa, cựu phó hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy Đỗ Mạnh Tuấn khai được cấp trên đề nghị nhận toàn bộ trách nhiệm việc nâng điểm cho các thí sinh, "còn lại vợ con và tất cả mọi thứ ở ngoài các anh sẽ lo liệu". “Người gù” cấp trên che chắn, bảo vệ, nuôi dưỡng, và dẫn dụ “người gù” cấp dưới vào guồng quay, vào vương quốc của mình, thì thuộc cấp mấy ai cưỡng nổi.

Tuy nhiên, dù thực trạng “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" đang tồn tại ở môi trường thi cử gian lận, nhưng vin vào đó biên hộ cho hành vi sai trái, tội lỗi của mình là không minh bạch, là chối tội. Con người bị hoàn cảnh chi phối, song con người cũng biết thích nghi và cải tạo hoàn cảnh. Loài người luôn tiến hóa đến văn hóa văn minh, chứ đâu phải thụt lùi về thời hoang dã, man rợ. Ở đâu đó, người nào đó, nhóm người nào đó, hoàn cảnh nào đó có thể thỏa hiệp với cái xấu, cái ác và bị chúng đè bẹp. Nhưng, nhìn chung con người luôn hướng thiện, luôn vươn tới cái cao cả, cái hoàn thiện. Đó là nguyên lý của phát triển.

Vả lại, con người hiểu biết, đặc biệt là giáo viên làm nhiệm vụ trồng người, thì dù có rơi vào "môi trường gù", nhưng còn lương tâm và đạo đức, còn là công dân có nghĩa vụ chấp hành pháp luật. Chấp nhận làm “người gù” để ra tòa ư? Bị cáo Nguyễn Thu Loan - cựu giáo viên Trường THPT Lạc Long Quân đau đớn nói trước tòa: “Nếu biết đi chấm thi mà phải đi tù thì bị cáo đã bỏ nghề”. Lời sám hối muộn mằn. Phụ huynh thì quay lưng, “con tôi bị nâng điểm, chứ không phải được nâng điểm, hãy trả lại danh dự cho tôi”. Cấp trên thì bỏ của chạy lấy người. Dồn cho cấp dưới, cho giáo viên phải nhận tội. Chỉ đến khi ra tòa mới nhận ra, thì án tù đã khoác lên vai. Non bấy về bản lĩnh. Yếu hèn trước cường quyền. Thỏa hiệp với cái xấu.

Cuộc đời mênh mông trước mắt, có nhiều con đường đi đến hạnh phúc. Muốn làm người ngay thẳng thì ra khỏi cuộc chơi của “người gù”, bước hẳn ra khỏi vương quốc người gù. Chỉ có điều có muốn hay không mà thôi. Xét đến cùng, “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật" cũng chỉ là ngụy biện, và trốn tránh dư luận. Đã sai trái, tội lỗi mà không dám đối diện với pháp luật và đối diện với mình, còn mong gì làm thầy cô dạy dỗ, trồng người? Cứ muốn sống ở đảo người gù thì đừng nói chuyện thẳng lưng!

Đọc thêm

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái Bình luận

Căn cốt để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh với quan điểm sai trái

TTTĐ - Mới đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân đã nêu một vài luận điểm về mấy vấn đề cần quan tâm trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái thù địch.
Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành Bình luận

Cơ hội đánh giá "chữ tín" của các Bộ trưởng, trưởng ngành

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để đánh giá toàn diện về nỗ lực của các Bộ trưởng, trưởng ngành cũng như việc thực hiện lời hứa, cam kết trong lĩnh vực phụ trách...
Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo Bình luận

Không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định, không ai sinh ra và lớn lên lại muốn mình nghèo; ai cũng mong muốn thoát nghèo.
Xem thêm