Tag

Cùng "Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp"

Văn hóa 09/11/2018 18:08
aa
TTTĐ- Kỉ niệm 80 năm Ngày mất của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Nguyễn Nhược Pháp (1938-2018), sáng 9/11, Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp với khoa Viết văn- Báo chí - Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm về tác giả "Chùa hương" - Nguyễn Nhược Pháp - nhân dịp ra mắt cuốn sách "Hoa một mùa" - tổng hợp các sáng tác (thơ, truyện, kịch) cũng như lý luận phê bình của ông.

Cùng

Các diễn giả tham dự buổi tọa đàm "Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp"

Bài liên quan

Cùng đọc những cuốn sách hay trong mùa Halloween

Nguyễn Phúc Lộc Thành - người "lạ hóa" lục bát

Trò chuyện về "Xóm Bờ Giậu" với nhà văn Trần Đức Tiến

Gợi nghĩ về tuổi thơ với "Qua khỏi dốc là nhà"

Tham dự buổi tọa đàm có thành viên gia tộc Nguyễn Văn Vĩnh, soạn giả Nguyễn Lân Bình, TS Chu Văn Sơn, Nhà thơ Vũ Quần Phương, TS Đỗ Anh Vũ, GS Trần Ngọc Vương, TS Văn Giá, nhiều GS, TS và các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nghiên cứu văn học cũng như đông đảo sinh viên Khoa Viết văn Báo chí và độc giả, giới truyền thông...

Các diễn giả và khách mời tập trung phân tích những cái hay, cái đẹp và đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại trong các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng: “Đối với người làm thơ nhiều khi không quan trọng là làm được nhiều bài hay ít bài. Cái quan trọng nhất là họ để lại được những gì. Giống như trường hợp của Bà Huyện Thanh Quan, hầu như ai cũng biết đến tên bà với bài “Qua Đèo Ngang”. Nguyễn Nhược Pháp cũng vậy. Dù sự nghiệp thơ của ông không nhiều nhưng với hai bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và “Chùa Hương” cũng đã đủ tạo nên một chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ”.

Hai bài thơ này nhiều điểm hay nhưng điều thú vị nhất là bạn đọc cho mãi sau này, ở thời đại lượng tử vẫn cứ phải mỉm cười thú vị vì những nét tâm lí nhân vật mà Nguyễn Nhược Pháp khắc họa qua từng câu, từng chữ. Chẳng hạn trong “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, việc gả con gái của Vua Hùng xem ra rất khó khăn. Bởi “Nhưng có một nàng mà hai rể/ Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu tại buổi tọa đàm
Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu tại buổi tọa đàm

Cái “hơi nhiều” là sự bình giá của người hiện đại với sự việc long trọng của người đời xưa. Vì thế khiến “Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước”. Những câu tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn chứa những nụ cười đầy ý nhị, duyên dáng.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, kể cả kịch, thơ của Nguyễn Nhược Pháp đều toát lên một điều rằng tác giả rất giỏi về tâm lí. “Cụ phát hiện ra rằng cô gái đi Chùa Hương trong bài thơ cùng tên vừa có sự ngây thơ, thẹn thùng muốn giấu mình đi nhưng lại vừa muốn khoe mình ra. Cái vừa giấu vừa khoe ấy chỉ có thể là ở các cô gái mới lớn. Nguyễn Nhược Pháp đã rất tài tình khi “gọi” ra đúng cái tâm lí lứa tuổi này”.

Vũ Quần Phương, đứng ở phương diện bạn đọc đã bày tỏ sự cám ơn sâu sắc đến soạn giả Nguyễn Lân Bình, là người trong gia tộc học giả Nguyễn Văn Vĩnh, gia đình thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã biên soạn cuốn “Nguyễn Nhược Pháp- Hoa một mùa”, cảm ơn NXB Phụ nữ đã ấn hành cuốn sách này. Bởi lẽ trước đây bản thân ông đi học cũng chỉ được đọc thơ của Nguyễn Nhược Pháp mà thôi. Trong khi cuốn sách này có tập hợp đầy đủ cả truyện ngắn, thơ, kịch và phê bình của thi sĩ.

Cuốn sách vì thế là một chân dung bằng chữ khá đầy đủ về một thi sĩ đặc biệt trong thi đàn Việt Nam thời 1930-1945. Ông cho rằng, nếu Nguyễn Nhược Pháp không mất sớm thì ông còn thành công hơn nữa, bởi ông chính là nhân chứng, là người trong cuộc đang sống trong bầu không khí Thơ Mới đang sôi trào mạnh mẽ.

Nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn cũng nhận định: “Nguyễn Nhược Pháp là con của nhà khai sáng Nguyễn Văn Vĩnh. Ông cũng tỏa sáng rất sớm, tỏa sáng mạnh và như một ngôi sao, đi khỏi bầu trời văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là một sự vô cùng tiếc nuối”.

TS Chu Văn Sơn cũng dành những lời tâm huyết về thi sĩ tài hoa bạc mệnh Nguyễn Nhược Pháp
TS Chu Văn Sơn cũng dành những lời tâm huyết về thi sĩ tài hoa bạc mệnh Nguyễn Nhược Pháp

TS Chu Văn Sơn khiến khán phòng rất thích thú khi tiết lộ ý nghĩa cái tên của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp. Số là học giả Nguyễn Văn Vĩnh hay lấy các sự kiện xã hội để đặt tên cho con. Năm 1914, khi Nguyễn Nhược Pháp sinh ra thì nước Pháp bắt đầu suy yếu trên các mặt trận nên cụ Nguyễn Văn Vĩnh đã đặt tên con mình là Nhược Pháp, tức là nước Pháp yếu.

Nguyễn Nhược Pháp thuộc tuýp phổ biến thời bấy giờ, lấy đi nước mắt của nhân gian rất nhiều. Đó là tuýp tài hoa bạc mệnh. Giống như các nhà văn Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, họa sĩ Nguyễn Tường Lân, nhạc sĩ Đặng Thế Phong… mọi lĩnh vực chứ không riêng gì văn học đều có người rất tài mà đều mất sớm.

Trong số đó, Nguyễn Nhược Pháp là người chết trẻ nhất, khi mới 24 tuổi. Trước khi mất, anh hoa của ông đã kịp phát tiết, phát tiết trên mọi lĩnh vực từ thơ cho đến kịch, truyện ngắn, phê bình…

Bìa cuốn sách
Bìa cuốn sách "Hoa một mùa" do NXB Phụ nữ ấn hành

Cuốn sách “Nguyễn Nhược Pháp- Hoa một mùa” dày 354 trang gồm toàn bộ các sáng tác thơ, truyện, kịch và phê bình văn học bằng tiếng Pháp của Nguyễn Nhược Pháp do NXB Phụ nữ ấn hành. Trong “Lời nói đầu”, soạn giả Nguyễn Lân Bình đã cho biết: “Bản gốc những di cảo của Nguyễn Nhược Pháp thực tế không còn. Những tác phẩm này của Nguyễn Nhược Pháp đã dược hai em trai là Nguyễn Phổ và Nguyễn Kỳ cùng với em gái là Nguyễn Thị Mười dày công sưu tầm từ các đầu sách và báo cũ, với mục đích giản dị, xuất phát từ lòng trân trọng tài năng của người anh trai xấu số và thương mến cốt cách của người anh đã từng là “thầy giáo” của gia đình”…

Từ đó, ông bày tỏ: “Chúng tôi, những người sưu tầm và biên tập cuốn sách này không phải chỉ hãnh diện, tự hào mà hơn nữa, chúng tôi cảm thấy vui sướng vì đã làm được một điều ngạc nhiên cho tất cả những ai yêu mến văn hóa, trân trọng văn học và yêu quý thi sĩ tài danh, tác giả của bài thơ đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam khi nói về cõi linh thiêng trong cuộc sống tinh thần của người Việt- Chùa Hương”.

Đọc thêm

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Xem thêm