Tag

Cuộc hành quân thần tốc giải phóng Trường Sa

Phóng sự 29/04/2022 11:00
aa
TTTĐ - Cùng với các cánh quân trên đất liền ồ ạt tấn công giải phóng miền Nam, Quân chủng Hải quân nhận được nhiệm vụ đặc biệt bí mật, thần tốc giải phóng quần đảo Trường Sa.
Trường Sa trong trái tim nữ nhà báo quân nhân 9X Trường Sa trong trái tim nữ nhà báo quân nhân 9X
Thủ tướng yêu cầu xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển Thủ tướng yêu cầu xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển
Đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa Đoàn công tác Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại huyện đảo Trường Sa
Đoàn công tác PV GAS đến với Trường Sa: Quê hương và biển đảo không bao giờ cách biệt Đoàn công tác PV GAS đến với Trường Sa: Quê hương và biển đảo không bao giờ cách biệt
Cán bộ, chiến sỹ xuống tàu hành quân ra đảo giải phóng quần đảo Trường Sa (Ảnh báo Hải quân)
Cán bộ, chiến sỹ xuống tàu hành quân ra đảo giải phóng quần đảo Trường Sa (Ảnh báo Hải quân)

Nhận chỉ thị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đầu tháng 4/1975, Đoàn Đặc công 126 chọn trong toàn bộ lực lượng được hơn 200 cán bộ, chiến sĩ đặc biệt tinh nhuệ chuẩn bị cho trận đánh giải phóng quần đảo Trường Sa. Đây là nhiệm vụ của Bộ mà trực tiếp là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao cho lực lượng Hải quân, bằng mọi biện pháp tổ chức đánh chiếm, giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Từ căn cứ Hải quân ở Đà Nẵng, đêm 10/4/1975, đoàn tàu gồm 3 chiếc 673, 674, 675 cải trang tàu đánh cá nhổ neo ra khơi. Những ngày biển động, sóng lừng như muốn vùi dập những con tàu nhỏ bé xuống biển sâu, hất lên cao, rồi lại vùi xuống. Những con tàu đó lặng lẽ chở gần 300 cán bộ, chiến sĩ Đội 1, Đoàn Đặc công 126 cùng các lực lượng Quân khu 5 và đạn dược thần tốc tiến ra đảo.

Thiếu tướng Mai Năng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Tư lệnh Binh chủng Đặc công, nguyên Đoàn trưởng Đoàn đặc công 126 (đã mất) lúc đó nhận định: Ở thời điểm đó, rất nhiều phương án tác chiến hiện lên trong đầu ông cùng đồng đội: Đánh đồng loạt hay đánh từng đảo một. Mọi người mang hải đồ ra xem thì có 6 đảo đang bị chiếm giữ. Từ Song Tử Tây đến An Bang dài 124 hải lý, nếu đánh đồng loạt cần có ít nhất 6 tàu đánh 6 đảo và 2 tàu sẵn sàng chi viện, trong khi ta chỉ có 3 tàu nên phương án đánh đồng loạt không khả thi.

Tàu của Đoàn 125 chở đặc công ra giải phóng Trường Sa (Ảnh tư liệu)
Tàu của Đoàn 125 chở đặc công ra giải phóng Trường Sa (Ảnh tư liệu)

Lúc này, lực lượng đặc công xuất hiện 3 cái khó cần giải quyết: Thứ nhất, đặc công mà chưa thấy, chưa đến, chưa sờ thì xem như chưa có chuẩn bị chu đáo. Thứ hai, đặc công chưa biết địch biết ta ra sao. Thứ ba, đặc công chưa qua thực tế tác chiến ở các căn cứ, cứ điểm vì đặc công nước chuyên đánh tàu, đánh theo phương án này là mới nên đó là cái khó.

Nói một cách khái quát là bí mật, bất ngờ chưa có. Nếu đánh đặc công là bí mật, bất ngờ, luồn sâu, ép sát, đánh hiểm, đánh lớn thì ở đây hoàn toàn chưa có yếu tố nào nhưng quyết tâm là phải đánh.

Trước lúc lên đường, Phó Tư lệnh Hải quân Hoàng Hữu Thái giao nhiệm vụ: “Chúng ta phải bằng bất cứ giá nào, tranh thủ thời cơ có lợi giải phóng quần đảo Trường Sa. Trận này ta không thể đánh theo cách của đặc công nước, phải đánh trinh sát vũ trang, có chỗ phải dùng hỏa lực. Khi giải phóng rồi phải tổ chức lực lượng phòng thủ đảo ngay và tiếp tục giải phóng các điểm đảo khác”.

Trận đánh mở màn

Ðại tá Nguyễn Ngọc Quế, nguyên Đoàn trưởng, Đoàn Đặc công 126 Hải quân, AHLLVTND, người trực tiếp chỉ huy lực lượng đổ bộ đánh chiếm đảo Song Tử Tây - đảo được giải phóng đầu tiên trong chiến dịch giải phóng Trường Sa vẫn nhớ như in cái đêm "công đảo" ấy. Với ông, chiến dịch giải phóng Trường Sa luôn là một kỳ tích quân sự Việt Nam bởi sự sáng suốt trong việc chớp thời cơ và sáng tạo khi lần đầu tiên ta dùng một lực lượng nhỏ, tinh nhuệ giải phóng đảo.

Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Quế: “Chỉ có tinh thần dân tộc, quyết tâm cao, nắm chắc thời cơ, sáng tạo, táo bạo phát triển từ thế trận chiến tranh nhân dân mới giúp ta giải phóng được Trường Sa nhanh chóng như vậy”.

Với chủ trương giải phóng đảo Song Tử Tây trước, tiếp đó là các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa… Đại tá Quế hồi ức lại: 4 giờ ngày 11/4/1975, các chiến sĩ xuất phát trên ba con tàu, do Đoàn trưởng Đoàn 126 Mai Năng chỉ huy.

Bộ đội Hải quân giải phóng đảo Song Tử Tây ngày 14-4-1975. (Ảnh tư liệu).
Bộ đội Hải quân giải phóng đảo Song Tử Tây ngày 14-4-1975. (Ảnh tư liệu).

Nhờ các lần chở vũ khí cho chiến trường nên thủy thủ Đoàn 125 nhận biết được vị trí đảo Song Tử Tây. Trên đường hành quân, địch theo dõi rất sát nên các tàu phải giả làm thuyền đánh cá, đi theo đội hình không xác định nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau. Sau ba ngày hành trình trên biển, lực lượng đã áp sát đảo Song Tử Tây. Khó khăn là đa phần chiến sĩ đặc công bơi lặn rất giỏi nhưng lại chưa quen hành quân dài ngày trên biển, trong điều kiện nằm sát sàn tàu, nên say sóng, sức khỏe giảm sút.

1 giờ 15 phút ngày 14/4/1975, Đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy tiến hành đổ bộ lên đảo theo ba mũi (bằng 7 xuồng cao su). Lúc này, phương thức tác chiến đặc công vẫn được vận dụng là giao nhiệm vụ cho các mũi. Một mũi đi trước bí mật trinh sát các hầm ngầm. Sau 30 phút không thấy động tĩnh gì thì mũi thứ hai đổ bộ phụ trách các lô cốt, ụ pháo trên mặt đất. Mũi ba chỉ huy tiến vào phát hiệu lệnh bằng khẩu DKZ.

Sau hai giờ vật lộn với nước xoáy, sóng lớn và những mỏm san hô lởm chởm quanh đảo, các chiến sĩ đặc công đã bí mật áp sát mục tiêu. Khi mũi chỉ huy của đội trưởng Quế tiến vào gần, địch phát hiện nên khẩu DKZ của ta khai hỏa ngay trên vai chiến sĩ phát lệnh tấn công.

Địch đối phó yếu ớt, sau 30 phút chiến đấu, chúng buộc phải đầu hàng. Cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên đảo. Mất Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ của địch ở Trường Sa bị đe dọa. Địch cử hai tàu ra định phản kích nhưng do lực lượng Hải quân Việt Nam được bố phòng chặt chẽ khiến chúng phải quay vào tăng cường cho đảo Nam Yết.

Anh hùng LLVTND Mai Năng (đã mất) nói chuyện truyền thống tại Lữ đoàn Đặc công 126 (Ảnh báo Hải Quân)
Anh hùng LLVTND Mai Năng (đã mất) nói chuyện truyền thống tại Lữ đoàn Đặc công 126 (Ảnh báo Hải Quân)

Cuộc hành quân thần tốc

Chuẩn đô đốc Đỗ Viết Cường, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Đội phó Đội 1, Đoàn Đặc công 126 ngày ấy chỉ huy Phân đội 2 trên Tàu 641 chia làm nhiều mũi đồng loạt nổ súng đánh chiếm đảo Sơn Ca, kể lại về cuộc hành quân thần tốc trên biển...

Sau khi đưa lực lượng Đội 1, Đoàn Đặc công 126 và số tù hàng binh về đến Đà Nẵng, Quân ủy Trung ương lệnh cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5 nhanh chóng tổ chức lực lượng mở đợt tiến công mới: Tiến đánh giải phóng đảo Sơn Ca - tạo bàn đạp để tiến công các đảo Nam Yết, Sinh Tồn và các đảo còn lại, giải phóng toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 nhất trí sử dụng 2 tàu 673 và 641 của Đoàn 125 Hải quân tiếp tục chở lực lượng Đội 1 và một đơn vị của Quân khu 5 thực hiện nhiệm này. Chuẩn đô đốc Đỗ Viết Cường, lúc đó mang quân hàm thiếu úy, được giao nhiệm vụ chỉ huy trận chiến đấu giải phóng đảo Sơn Ca. Đêm đó, hai tàu 673 và 641 chở lực lượng của Đội 1 và lực lượng Quân khu 5 rời Quân cảng Đà Nẵng tiến về hướng Đông Nam.

Giả phóng đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa ngày 25-4-1975 (Ảnh tư liệu)
Giả phóng đảo Sơn Ca, quần đảo Trường Sa ngày 25-4-1975 (Ảnh tư liệu)

Thiếu úy Nguyễn Viết Cường ngày ấy, nhớ lại: Đêm về, mặt biển bao trùm một màu tím thẫm, con Tàu 641 như một mũi tên xuyên màn đêm băng băng rẽ sóng đưa chúng tôi thẳng hướng tiến về mục tiêu đã định. Thật lòng, nghĩ tới trận chiến đấu sắp tới, khi đó tôi rất hồi hộp, trách nhiệm của người chỉ huy trong trận đánh quan trọng này nặng nề hơn. 9 giờ ngày 22/4, bắt được liên lạc với Song Tử Tây, Đoàn trưởng Mai Năng điện kiểm tra, nắm tình hình tư tưởng bộ đội và công tác chuẩn bị của đơn vị rồi lệnh cho Tàu 641 tiếp tục cuộc hành trình nhanh chóng tiến về đảo Sơn Ca theo đúng kế hoạch.

Tàu đến sớm hơn so với thời gian dự kiến. Tôi lệnh cho các tổ triển khai nhiệm vụ ngay. Sau khi cho tàu chạy một vòng quanh đảo, thuyền trưởng Trần Tú lệnh cho tàu tắt máy, thả trôi tàu theo dòng để tiến dần vào đảo.

Cách khoảng chừng 2 hải lý, hai chiến sĩ trinh sát được lệnh rời tàu bơi vào trước làm nhiệm vụ nắm tình hình địch. Sau đó là các tổ lần lượt xuống xuồng cao su, chia thành ba mũi tiến vào đảo. Do sóng gió lớn, dòng nước chảy mạnh, cuộc đổ bộ lần đầu không thành, anh em buộc phải quay lại tàu.

Thuyền trưởng Trần Tú lệnh cho tàu chuyển hướng lên vị trí phù hợp để quân đổ bộ. Cuộc đổ bộ lần thứ hai được thực hiện bí mật và khẩn trương. Các mũi, các tổ bám sát nhau, giữ đúng cự ly tiến vào đảo. Càng gần đến bờ sóng càng mạnh, anh em phải ghì chặt xuồng, chắc tay lái để đưa xuồng vượt qua những đợt sóng lớn.

Cán bộ, chiến sỹ Hải quân tuần tra bảo vệ đảo Trường Sa
Cán bộ, chiến sỹ Hải quân tuần tra bảo vệ đảo Trường Sa (Ảnh:báo Hải quân)
Đảo trường Sa hôm nay
Đảo trường Sa hôm nay (Ảnh báo Hải quân)

Lúc đó, mũi thứ 2 do tôi dẫn đầu đã vượt lên trước. Khi cách bờ khoảng 2.000 mét, tôi lệnh cho tất cả lực lượng rời xuồng, bí mật bơi vào tiếp cận đảo. Nước biển lạnh buốt phả vào mặt, vào mắt cay xè, miệng mặn chát. Tất cả đang bí mật tiến sát vào mép đảo…

1 giờ 30 phút ngày 25/4, toàn bộ lực lượng đã đổ bộ xong, mũi tiến công của tôi tiến tới sát hàng rào dây thép gai. Khoảng 2 giờ, tôi bí mật tiếp cận mục tiêu chính là hầm chỉ huy và phát hiệu lệnh tiến công bằng một quả lựu đạn mỏ vịt. Một tiếng nổ inh tai xé tan sự im lặng, căng thẳng đợi chờ. Tiếp theo tiếng nổ là tiếng la hét, kêu cứu đau đớn của những tên lính trúng đạn và tiếng chửi thề, văng tục, tiếng chó sủa điên loạn.

Các mũi tiến công của ta đồng loạt nổ súng. Bị đánh bất ngờ, địch hoảng loạn và chống trả quyết liệt. Một khẩu đại liên địch vẫn ngoan cố bắn chặn hướng tiến công của ta, lập tức tôi lệnh cho tổ B41 của mũi tiến công phía tây bắn diệt, chỉ trong tích tắc khẩu đại liên đã “câm họng”.

Thừa thắng, các mũi tiến công của ta xốc tới áp sát bao vây chặt bọn địch làm chúng không còn đường tháo chạy. Sau 30 phút chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch trên đảo. Trận đánh kết thúc. Các chiến sĩ vui mừng bắn pháo hiệu báo tin vui chiến thắng về tàu: Đảo Sơn Ca đã được giải phóng, ta đã làm chủ hoàn toàn đảo. Lúc đó là 2 giờ 30 phút sáng ngày 25/4/1975.

47 năm đã trôi qua nhưng ký ức hào hùng về những ngày đêm chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm trí của những cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia chiến dịch năm ấy và là niềm tự hào của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay. Chiến công có ý nghĩa lịch sử to lớn ấy đã được lưu dấu mãi qua sắc cờ đỏ sao vàng đang kiêu hãnh tung bay trên quần đảo Trường Sa.

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm