Tag

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 đã lan tỏa rất mạnh mẽ

Văn hóa 02/07/2020 16:15
aa
TTTĐ - Đó là chia sẻ của bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tại cuộc họp Ban tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 diễn ra sáng 2/7 tại Hà Nội.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 đã lan tỏa rất mạnh mẽ

Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phát biểu tại cuộc họp Ban tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020

Bài liên quan

Lan tỏa văn hóa đọc với “The Hidden Book”

“Đọc sách vì tương lai”: Phát triển văn hóa đọc trong thiếu niên, nhi đồng

“Muôn kiếp nhân sinh” truyền cảm hứng cho văn hóa đọc sau đại dịch

"Tủ sách thông minh" và sự lan tỏa văn hoá đọc

Cụ thể, bà Thúy Ngà cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng việc triển khai cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 vẫn đang hết sức được chú trọng trên khắp cả nước. Đặc biệt tại nhiều trường đại học, nhiều đơn vị như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia rất tích cực.

Năm nay Vụ Thư viện đã chủ động kết hợp với một số đơn vị để thu nhận bài thi vòng sơ khảo với những địa phương không có điều kiện tổ chức hoặc các trường đại học không có điều kiện tổ chức riêng vòng sơ khảo.

Một số đơn vị đã tổ chức sơ khảo cho tất cả các trường như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Hai báo sẽ là nơi tiếp nhận các trường không tổ chức thi riêng Đó là báo Tiền phong chuyên trang Sinh viên là nơi thu nhận các bài cho sinh viên. Báo Nhi đồng nhận các bài đối với học sinh tiểu học, THCS. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là nơi tiếp nhận bài của lứa học sinh THPT. Riêng Hội người mù có đề xuất xin đứng ra tổ chức riêng vòng sơ khảo cho học sinh, sinh viên khiếm thị.

Vì thế quy mô cuộc thi rất lớn, tạo ra sân chơi cho tất cả cácem học sinh, sinh viên có nguyện vọng dự thi. Vì có nhiều nơi đứng ra nhận bài sơ khảo nên trong thể lệ cuộc thi yêu cầu các em có thể gửi bài dưới nhiều hình thức nhưng chỉ gửi về một nơi nhận bài duy nhất để tránh trường hợp được chọn trùng.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Thái Hà Books phát biểu ý kiến đóng góp để cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có sức ảnh hưởng hơn nữa
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Thái Hà Books phát biểu ý kiến đóng góp để cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có sức ảnh hưởng hơn nữa

Do tình hình dịch bệnh thì việc triển khai không đồng đều. Có nơi đã kết thúc nhưng cũng có nơi mới bắt đầu. Cuộc thi năm nay mở rộng rất lớn nên thành phần ban tổ chức cũng gần như gấp đôi so với năm ngoái. Vụ Thư viện đã mời nhiều đại diện của Hội Nhà văn, nhà xuất bản, nhà sách và các đơn vị đồng hành với cuộc thi.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là một trong những hoạt động thực hiện kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2020.

Cuộc thi là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên, bao gồm cả người khiếm thị với mục đích khơi dậy hứng thú, niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên nhi đồng; từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, hình thành thói quen và phương pháp, kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên - một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng. Thông qua Cuộc thi sẽ tìm ra những gương mặt tiêu biểu để truyền cảm hứng và lan tỏa tình yêu đọc sách và văn hóa đọc trong xã hội và giới trẻ.

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng chia sẻ những ý kiến cho công tác tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020
Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng chia sẻ những ý kiến cho công tác tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 có quy mô mở rộng hơn so với năm 2019. Cuộc thi được tổ chức dành cho học sinh phổ thông, sinh viên trên cả nước, các trường thuộc lực lượng vũ trang. Thí sinh làm bài dự thi theo các đề, mỗi đề có 2 câu:

Có 3 đề để học sinh phổ thông có thể lựa chọn:

Đề 1: Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà em yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của em.

Đề 2: Câu 1: Sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa).

Đề 3: Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc. Khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa hoặc có lời song ngữ tiếng Anh.

Có 2 đề để sinh viên có thể lựa chọn:

Đề 1: Câu 1: Chia sẻ về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích, một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của anh (chị).

+ Đề 2: Câu 1: Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập, công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

Trong các đề thi cùng có chung một câu hỏi số 2 với nội dung là: Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và mọi người đọc sách nhiều hơn.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020 được tổ chức với 02 vòng: vòng sơ khảo và vòng chung kết.

Vòng sơ khảo được tổ chức do Bộ, ngành và các địa phương tổ chức. Ban tổ chức vòng sơ khảo sẽ lựa chọn các bài dự thi xuất sắc nhất gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham dự vòng chung kết vào ngày 30 tháng 7 năm 2020.

Vòng chung kết được tổ chức tại Hà Nội. Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2020 với 251 giải thưởng cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc.

Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 và thực hiện giãn cách xã hội, hiện nay có 70% các đơn vị đã tiến hành thu bài dự thi và tổ chức chấm, chọn; 30% các đơn vị đang trong quá trình tổ chức vòng sơ khảo. Theo báo cáo nhanh từ các đơn vị, một số tỉnh/thành phố có số lượng bài dự thi đông như: Bắc Giang (75.000 bài), Hà Tĩnh (gần 70.000 bài), Hà Nam (hơn 66.000 bài), Quảng Ninh (hơn 20.000 bài), Cần Thơ (gần 19.000 bài), Gia Lai (gần 15.000 bài), Thành phố Hồ Chí Minh (hơn 12.000 bài) ...

Tại cuộc họp, các thành viên Ban tổ chức cũng đề xuất nhiều ý kiến để tăng ảnh hưởng và sức lan tỏa của cuộc thi. Đó là mời người nổi tiếng, mời các doanh nghiệp, đơn vị đồng hành giúp tăng giá trị giải thưởng, quy mô lễ trao giải được xứng đáng với cuộc thi có ý nghĩa rất lớn này.

Cơ cấu giải thưởng cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020

I. Giải cá nhân

Giải thưởng của Cuộc thi gắn với cấp học thí sinh dự thi như sau: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên.

1. Giải thưởng chính

- 4 Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu.

- 8 giải Nhất.

- 16 giải Nhì.

- 52 giải Ba.

- 128 giải Khuyến khích.

2. Giải chuyên đề

- Đối tượng học sinh: 24 giải

+ Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;

+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất;

+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất;

+ Câu chuyện sáng tác khuyến đọc song ngữ hay nhất;

+ Bài thơ khuyến đọc hay nhất;

+ Câu chuyện viết tiếp hay nhất;

+ Câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất;

+ Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.

- Đối tượng sinh viên: 2 giải

+ Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất;

+ Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.

- Bài dự thi của người khiếm thị xuất sắc nhất: 1 giải.

- Clip dự thi được nhiều người bình chọn nhất: 1 giải

II. Giải tập thể

- Trường có nhiều thí sinh tham gia nhất: 4 giải (Dành cho 4 cấp học: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường đại học/học viện).

- Trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất: 1 giải.

- Đơn vị tổ chức tốt vòng sơ khảo: 10 giải dành cho các đơn vị đầu mối tổ chức thuộc các Bộ, ngành và các địa phương.

Đọc thêm

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Văn Mai Hương, Hứa Kim Tuyền cùng nhận Giải cống hiến 2024

TTTĐ - Giải thưởng Album của năm thuộc về album Minh tinh của Văn Mai Hương với sự đồng hành của Hứa Kim Tuyền.
Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm