Tag

Đà Nẵng: Đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

Lao động - Việc làm 20/05/2020 17:26
aa
TTTĐ - Tính tới ngày 10/4/2020, toàn TP Đà Nẵng có 2.391 đơn vị, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với hơn 58 nghìn lao động mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương.

Đà Nẵng: Đa dạng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động

Ông Nguyễn Văn An – Phó Giám Đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đà Nẵng (Ảnh: Phan Nguyên)

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn An – Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Đà Nẵng để tìm hiểu thêm về thực trạng lao động hiện nay, tác động của dịch Covid – 19 đến người lao động ở địa phương này.

Hơn 11 nghìn người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

- PV: Thưa ông, ông có thể cho biết, lao động ngành nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Đà Nẵng khi dịch Covid – 19 bùng phát?

- Nguyễn Văn An: Dịch Covid-19 hầu như ảnh hưởng người lao động ở tất cả các ngành nghề nhưng ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến những ngành thuộc nhóm dịch vụ, vì tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ của thành phố chiếm đến 68% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế.

Trong nhóm dịch vụ ảnh hưởng nặng là ngành du lịch, khách sạn, vận tải, Logistic, tiếp theo là ngành ăn uống, vui chơi giải trí. Điều này đã làm suy giảm động lực phát triển chung của toàn nền kinh tế.

Kế tiếp là lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp chế biến, may mặc do bị gián đoạn sản xuất, một loạt lao động đang chịu cảnh nghỉ không lương hoặc phải giãn, giảm thời gian làm việc, thu nhập giảm sút, không được đóng bảo hiểm xã hội trong tháng cao điểm dịch Covid-19 vì hầu như doanh nghiệp không có việc làm.

Sau ngày 1/5, thành phố Đà Nẵng cho phép hoạt động của ngành lưu trú nhưng chưa có khách hàng vì tình hình dịch trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên chúng ta chưa mở cửa cho khách du lịch vào.

Tình hình dịch tại Việt Nam cơ bản được khống chế, người lao động sẵn sàng quay lại làm việc nhưng do chưa có khách nên doanh nghiệp cũng chưa gọi lao động quay lại làm việc.

Các doanh nghiệp lớn cho người lao động nghỉ việc theo nhiều hình thức: Ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động đồng nghĩa với lượng người thất nghiệp tăng, nên số lượng người đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng.

- PV: Ông có thể cho biết một con số cụ thể về việc chi trả Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố? Sở đã có giải pháp như thế nào để tạo điều kiện người lao động dễ dàng nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp?

- Ông Nguyễn Văn An: Đến nay, hơn 11 nghìn người nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và con số này vẫn tiếp tục tăng từng ngày, vì nếu nghỉ việc trong vòng 1 tháng thì người lao động đã đủ điều kiện xin trợ cấp thất nghiệp.

Theo thống kê, các năm trước bình quân 15 nghìn lao động nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cho cả năm. Năm ni chỉ mới hơn 4 tháng đầu năm con số này đã lên tới 11 nghìn rồi và vẫn tiếp tục gia tăng.

Trong thời gian vừa qua, vì giãn cách xã hội nên không cho nộp trực tiếp, người lao động gửi hồ sơ qua bưu điện nên có phần chậm hơn. Thậm chí, Sở vẫn chấp nhận cho người lao động gởi hồ sơ thất nghiệp qua mail, zalo…

- PV: Trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và xã hội có phương án gì để kịp thời đưa người lao động trở lại thị trường việc làm?

- Ông Nguyễn Văn An: Hiện nay, Sở đã chỉ đạo các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối nhanh với doanh nghiệp để đưa lao động bị thất nghiệp trở lại làm việc nhanh nhất.

Trong đó có các phương án như: Liên hệ địa phương tiếp nhận nhu cầu việc làm của người lao động, liên hệ với các doanh nghiệp đăng ký trên trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo tuyển dụng lao động thường xuyên và trung tâm việc làm cũng thông báo thường xuyên tuyển dụng lao động.

Ngoài ra, hằng tuần tổ chức giao dịch việc làm để kết nối doanh nghiệp và người lao động trên 3 sàn giao dịch tại: 278 Âu Cơ, 21 Phan Châu Trinh, 657 Trường Chinh.

Trung tâm giới thiệu việc làm mở các phiên giao dịch nhằm kết nối nhanh với doanh nghiệp đưa lao động trở lại làm việc (Ảnh: Phan Nguyên)
Trung tâm giới thiệu việc làm mở các phiên giao dịch nhằm kết nối nhanh với doanh nghiệp đưa lao động trở lại làm việc (Ảnh: Phan Nguyên)

Giải pháp cho lao động tự do

- PV: Nhóm lao động tự do, chưa qua đào tạo, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là những đối tượng dễ tổn thương nhất khi dịch bệnh xảy ra. Vậy Sở có giải pháp nào để tăng sức đề kháng đối với nhóm lao động này?

- Ông Nguyễn Văn An: Trước dịch Covid – 19, chúng tôi cũng đã thực hiện đào tạo nghề miễn phí với đa dạng ngành nghề như: cơ khí, điện dân dụng, nấu ăn, dịch vụ du lịch, cắm hoa, pha chế… theo quyết định 31 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Sau khi dịch bệnh xảy ra, Sở sẽ chủ động chỉ đạo đơn vị địa phương thường xuyên rà soát lại lao động tự do trên địa bàn để khuyến khích lao động đi học nghề và kết nối với các doanh nghiệp để giới thiệu việc làm phù hợp cho họ.

- PV: Về phần doanh nghiệp, Sở hỗ trợ như thế nào giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất để gọi lao động làm việc trở lại sau dịch Covid - 19?

- Ông Nguyễn Văn An: Chúng tôi hỗ trợ những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: Hỗ trợ làm thủ tục vay vốn để trả lương cho người lao động tạm ngừng việc nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

Đồng thời, chúng tôi mở rộng và tạo thuận lợi cho các sàn giao dịch việc làm kết nối với người lao động để quay lại thị trường trong thời gian sớm nhất.

- PV: Hiện nay, ngoài vấn đề việc làm và trợ cấp thất nghiệp, người lao động cũng rất quan tâm đến việc chi trả gói trợ cấp 62 nghìn tỷ của chính Phủ. Vậy cơ quan nào tại Đà Nẵng sẽ thực hiện việc giám sát chi trả trợ cấp này?

- Ông Nguyễn Văn An: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng sẽ phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội Đoàn thể, UBND các cấp để kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc chi trả trợ cấp để bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch và phòng, chống bỏ sót, chi sai đối tượng và sử dụng ngân sách trái quy định pháp luật hiện hành.

- PV: Sắp tới đây Luật lao động sửa đổi năm 2019 sẽ có có hiệu lực, theo ông có điểm gì đáng chú ý so với Bộ luật Lao động 2012 hiện hành?

- Ông Nguyễn Văn An: Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành.

Điều đáng chú ý ở đây là việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ. Ban đầu có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng tôi nghĩ so với tình hình phát triển, chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn nên tuổi thọ cũng cao hơn. Việc tăng tuổi nghỉ hưu là hoàn toàn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Đọc thêm

Phát triển công tác xã hội với người lao động tại Việt Nam Lao động - Việc làm

Phát triển công tác xã hội với người lao động tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển công tác xã hội với người lao động tại Việt Nam - Tiên phong trong chính sách an sinh xã hội và việc làm”.
Faro Việt Nam - đơn vị cung cấp giải pháp nhân sự chất lượng Lao động - Việc làm

Faro Việt Nam - đơn vị cung cấp giải pháp nhân sự chất lượng

TTTĐ - Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng dịch vụ và giải pháp nhân sự của các doanh nghiệp liên tục tăng cao. Các đơn vị cung cấp dịch vụ cũng có thêm nhiều cơ hội khẳng định vị thế và Faro Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tuyển dụng việc làm OKVIP: Nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn Lao động - Việc làm

Tuyển dụng việc làm OKVIP: Nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn

TTTĐ - Tuyển dụng việc làm OKVIP năm 2024 được cập nhật liên tục với rất nhiều vị trí khác nhau. Bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để tham gia vào đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại môi trường làm việc chất lượng cao. Theo dõi ngay nội dung bài viết bên dưới để tìm hiểu các yêu cầu cơ bản của từng vị trí.
Hướng tới kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam và Tháng Công nhân Lao động - Việc làm

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Công đoàn Việt Nam và Tháng Công nhân

TTTĐ - Chiều 26/2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gặp mặt báo chí thông tin kết quả hoạt động chăm lo Tết 2024 cho người lao động của các cấp Công đoàn.
Kinh phí hỗ trợ đoàn viên Công đoàn dịp Tết 2024 tăng 15% Lao động - Việc làm

Kinh phí hỗ trợ đoàn viên Công đoàn dịp Tết 2024 tăng 15%

TTTĐ - Theo báo cáo của các địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2024 đã có trên 10,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn với tổng kinh phí hơn 7.025 tỷ đồng (tăng 15% so với dịp Tết 2023).
Sau Tết, nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Lao động - Việc làm

Sau Tết, nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

TTTĐ - Sáng 22/2, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) đã tổ chức Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Hỗ trợ hơn 300 nghìn lượt người lao động Lao động - Việc làm

Hỗ trợ hơn 300 nghìn lượt người lao động

TTTĐ - Theo báo cáo của Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), thông qua Chương trình Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024, đã có 243.735 lượt đoàn viên, người lao động được hỗ trợ vé tàu, vé xe, vé máy bay, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 106 tỷ đồng.
Đưa công nhân lao động trở lại làm việc sau nghỉ Tết Lao động - Việc làm

Đưa công nhân lao động trở lại làm việc sau nghỉ Tết

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024”, “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2024” hỗ trợ gần 1,3 nghìn đoàn viên, người lao động về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc sau Tết.
Để bảo hiểm thất nghiệp thật sự là điểm tựa cho người lao động... Lao động - Việc làm

Để bảo hiểm thất nghiệp thật sự là điểm tựa cho người lao động...

TTTĐ - Không chỉ hỗ trợ người lao động bị mất việc làm ổn định cuộc sống trước mắt, chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ học nghề, giúp người lao động chuyển đổi nghề, sớm quay trở lại thị trường lao động…
Không ngừng chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội Lao động - Việc làm

Không ngừng chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội

TTTĐ - Cùng với tập trung các nhiệm vụ phát triển kinh tế, trong năm 2023, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù nhằm chăm lo an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội. Thành phố cũng thực hiện các khâu đột phá trong giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhờ vậy đã hoàn thành vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Xem thêm