Tag

Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát chặt gói hỗ trợ, tránh "quan đi lạc vào hộ cận nghèo"

Thời sự 13/06/2020 13:26
aa
TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) đề nghị với các gói hỗ an sinh do thiệt hại vì Covid-19 cần tăng cường thanh, kiểm tra để tránh tình trạng "bò đi lạc vào nhà quan, quan đi lạc vào hộ cận nghèo".

Đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát chặt gói hỗ trợ, tránh

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) phát biểu thảo luận tại hội trường (Ảnh: Quochoi.vn)

Bài liên quan

Quốc hội phê chuẩn danh sách 20 thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia

Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ với đồng chí Vương Đình Huệ

Hôm nay (13/6), Quốc hội dành thời gian cả ngày để thảo luận tại Hội trường về báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.

Đề nghị lập chốt kiểm tra nồng độ cồn gần quán nhậu

Mở đầu phiên họp, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) bày tỏ đồng tình với báo cáo đánh giá bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ, đồng thời đánh giá cao công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua.

Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) phát biểu (Ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) phát biểu (Ảnh: Quochoi.vn)

Đề cập đến việc tiếp tục thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nêu vấn đề: Luật và Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020 đã đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý, xử lý nghiêm minh, đủ sức răn đe, thu được hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đây chính là quyết tâm, nỗ lực và sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và địa phương trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông. Từ đó, tạo nên hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đi vào thực tiễn và có tác động sâu sắc đến ý thức của người tham gia giao thông, được dư luận đồng thuận, nghiêm túc thực thi theo tinh thần thượng tôn pháp luật.

Mặc dù công cuộc cách mạng để giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia, các quán ăn, nhà hàng dịch vụ ban đầu chưa có giải pháp thích ứng đã bị ảnh hưởng không nhỏ, giảm lượng khách, giảm thu nhập nhưng hiệu quả mang lại đã, đang và sẽ không nhỏ với tình hình an toàn giao thông, an ninh, trật tự.

Tuy nhiên, hiện nay sau thực hiện giãn cách xã hội, tâm lý người dân còn chủ quan với các quy định về an toàn giao thông, khách đến nhà hàng ăn uống tăng đột biến và lượng rượu, bia bán ra nhiều hơn khi mới áp dụng Nghị định 100.

“Chúng ta dễ dàng nhìn thấy ở các quán bia vỉa hè, nhà hàng, khách ăn uống rượu, bia sau đó lái ô tô, người lái xe máy vẫn lái xe máy, đây là một sự chủ quan nguy hiểm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuần tra và xử lý nghiêm, thiết lập chốt chặn gần quán nhậu, triển khai mạnh mẽ như những ngày đầu triển khai luật", đại biểu Dung nhấn mạnh.

Chống dịch Covid-19 thành công làm nên thương hiệu quốc tế của Việt Nam

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Tiền Giang) nêu lên 5 vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm, trong đó nêu lên thông tin chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 có cần điều chỉnh hay không và phải có dự báo tăng trưởng trong thời gian tới.

Đại biểu đoàn Tiền Giang đề cập tới chính sách tài khóa, các gói tín dụng, các gói hỗ trợ an sinh do thiệt hại vì Covid-19 cần được thanh tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo bảo đúng đối tượng thụ hưởng. Đại biểu Hải cho rằng, phải giám sát chặt không để tình trạng “bò đi lạc vào nhà quan” và “quan đi lạc vào hộ cận nghèo” như một vài trường hợp được phản ánh trong thời gian gần đây.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) cho rằng, “điều kỳ diệu” trong việc chống dịch Covid-19, đặt ra vấn đề làm sao 10 năm tới, chúng ta có thể viết tiếp câu chuyện thần kỳ trong phát triển kinh tế.

Theo đại biểu Hưng, văn hóa chính là một trong những nguồn lực chiến lược. "Trong dịch Covid-19 vừa qua, so với Nga, Mỹ và nhiều nước, trang thiết bị y tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã chống dịch thành công, làm nên hình ảnh thương hiệu Việt Nam an toàn, thân thiện, nghĩa tình... Điều này được tạo nên từ những nền tảng văn hóa suốt bao đời, từ tình cảm yêu thương và sức khỏe nhân dân trên hết. Từ lời kêu gọi hiệu triệu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, những cụ già, em nhỏ đều chung tay chống dịch, đó là văn hóa tạo nên sự thành công trong chiến thắng dịch bệnh", đại biểu đoàn Hà Nội khẳng định.

Đại biểu Hưng kiến nghị, Chính phủ phát huy hơn nữa tinh thần văn hóa, thúc đẩy cho phát triển kinh tế văn xã (văn hóa, y tế, giáo dục), làm bệ đỡ cho nước ta thành nước công nghiệp phát triển vào 2045. “Tôi đề nghị nghiên cứu kinh tế văn xã là trụ cột trong đầu tư những năm tiếp theo”, đại biểu Hưng nói.

“Thắt lưng buộc bụng" là phải chống thất thoát trong mọi lĩnh vực

Theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk), việc mất cân đối cung cầu thịt lợn, đẩy giá lợn lên cao trong gần 1 năm qua, cùng với đó là sự lúng túng thiếu nhất quán trong việc đề xuất ngừng xuất khẩu gạo, cần phải có ngành chức năng chịu trách nhiệm.

Nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, tuy vậy, đoàn Đắk Lắk cho rằng, đây chỉ là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ. Bởi theo đại biểu, về tâm lý đa số công chức hưởng lương từ ngân sách không hào hứng và chưa thực sự yên tâm về việc này.

“Lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng, làm giảm sức mua của người dân, thì việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị của đồng lương. Đồng thời đa số công chức, viên chức làm công ăn lương sẽ khó khăn hơn”, đại biểu Xuân nói.

Theo đại biểu Xuân, giải pháp căn cơ thắt lưng buộc bụng trong tình hình hiện nay là phải tiết kiệm chi tiêu, chống lãng phí và đầu tư công phải thực sự thiết thực, có hiệu quả. Đặc biệt chúng ta phải chống thất thu, chống lạm phát trong thời gian tới.

Đọc thêm

Xây dựng thành phố trực thuộc Thủ đô với 6 yếu tố cốt lõi Tin tức

Xây dựng thành phố trực thuộc Thủ đô với 6 yếu tố cốt lõi

TTTĐ - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 nghiên cứu, xây dựng mô hình TP trực thuộc Thủ đô trở thành các vùng động lực phát triển với 6 yếu tố cốt lõi: Ưu tiên phát triển các ngành quan trọng; hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sẵn sàng cho tương lai; nơi đáng sống; thế chế, chính sách đặc thù, vượt trội; kết nối toàn cầu; đô thị 15 phút.
Khai mạc kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc kỳ họp thứ 15 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/3, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 15 - Kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ.
Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản Tin tức

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp và có cuộc làm việc với ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 Tin tức

Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 15 diễn ra hôm nay (29/3), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét, thông qua các nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam Tin tức

WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ Tin tức

Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Tiếp thu các ý kiến góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển theo định hướng giao thông công cộng; các quy định về thử nghiệm có kiểm soát, thí điểm các mô hình mới.
TP HCM đầy tiềm năng để người tài khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

TP HCM đầy tiềm năng để người tài khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM chính là nơi lý tưởng để khởi nghiệp. Chính quyền thành phố luôn chú trọng xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn

TTTĐ - Quý I/2024, TP Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 Quy hoạch lớn để tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TP trong thời gian tới.
Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển Tin tức

Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh mới với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội đã đề xuất, kiến nghị quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững. Trong đó, huy động và phát huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa…
Xem thêm