Thứ năm 30/11/2023 10:22 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, lao động

Muôn mặt cuộc sống -
In bài viết

TTTĐ - Sáng 24/9, báo Kinh tế & Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm với chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động”.

Chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở cho công nhân
Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, lao động
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập báo Kinh tế& Đô thị phát biểu khai mạc tọa đàm

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Những cống hiến thầm lặng mùa 3; Với mong muốn góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cũng như thực thi hiệu quả các chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân, đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, góp thêm tiếng nói góp ý vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập báo Kinh tế&Đô thị, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi Những cống hiến thầm lặng, chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” vừa có tính thời sự vừa lý luận để giải quyết tốt bài toán an sinh xã hội đang đặt ra đối với người lao động.

Thông qua ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia ở các lĩnh vực với góc nhìn mới sẽ giúp cho việc truyền thông chính sách hiệu quả hơn; Từ đó góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, cũng như thúc đẩy việc thực thi các chính sách về phát triển nhà ở cho công nhân hiệu quả.

Tăng cường quản lý từ chính quyền cơ sở

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi làm rõ các vấn đề: Những nguy cơ thiếu an toàn đang rình rập ở những khu nhà trọ công nhân; Giải pháp xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030"; Cùng những chia sẻ dưới góc độ của người góp ý xây dựng và thực thi pháp luật, cơ quan thực hiện, cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động…

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nêu thực trạng, hiện nay, không chỉ ở nội thành mà cả ở ngoại thành, chung cư mini, nhà trọ cho thuê cũng "mọc lê như nấm". Điều này xuất phát từ yếu tố cung - cầu, khi các khu công nghiệp phát triển, nhu cầu nhà ở của công nhân, lao động cũng tăng cao. Ngoài ra, xu hướng người dân xê dịch ra ngoại thành ngày càng đông do việc thuê trọ ở nội thành quá đắt đỏ.

Tuy nhiên, về chất lượng, nhà ở xã hội, chung cư mini hay nhà trọ đều có chất lượng thấp, xuống cấp rất nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người thuê trọ nói chung, công nhân lao động nói riêng.

Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân, lao động
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nhu cầu về nhà ở của người lao động, sinh viên, công nhân, thậm chí là công chức, viên chức tại các đô thị lớn là chính đáng; Cũng như việc đầu tư xây dựng các công trình chung cư, nhà trọ của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng này là hợp pháp và được khuyến khích.

Hiện 70% công nhân làm việc trong các khu công nghiệp sống trong những khu nhà trọ người dân tự xây. Trong khi đó Nhà nước chưa có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các doanh nghiệp lớn thì tập trung xây dựng các dự án lớn, chung cư cao cấp.

“Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải quản lý như thế nào để các nhà chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ được xây dựng và quản lý vận hành đúng quy hoạch, an toàn về mặt kết cấu, phòng cháy chữa cháy trong quá trình sử dụng"- Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nêu quan điểm và cho rằng, cần tăng cường quản lý từ khâu cấp phép, xây dựng, đến quản lý vận hành.

Đối với những công trình chung cư quy mô nhỏ, nhà trọ thì các hộ gia đình phải đăng ký kinh doanh, có nộp thuế và đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy. Việc quản lý nên giao cho phường, quận và tạo nguồn thu từ các công trình này để phục vụ cho công tác quản lý.

Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân

Ông Tạ Việt Anh – Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ các Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Phó Trưởng BTC cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2023 cho rằng: Nhu cầu về chỗ ở, nhà ở cho công nhân, đặc biệt là chỗ ở an toàn đã được các cơ quan, tổ chức từ cấp Chính phủ đến bộ, ngành, địa phương tích cực đặt ra trong nhiều năm qua.

"Vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân vừa qua lại một lần nữa cho chúng ta thấy rõ tình trạng nhà ở thiếu an toàn tồn tại tràn lan, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh thành có các khu công nghiệp quy mô lớn... Rõ ràng, nếu không có giải pháp khắc phục loại bỏ tình trạng nhà ở xã hội không đảm bảo an toàn thì tính mạng, của cải của người lao động sẽ còn bị đe dọa bởi những hiểm họa khôn lường, mà cháy nổ chỉ là một nguy cơ" - ông Tạ Việt Anh nêu.

Có cơ chế chính sách để phát triển nhà ở lưu trú công nhân

Bày tỏ quan điểm về quy định việc phát triển nhà ở lưu trú công nhân trong Khu công nghiệp được bổ sung vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm phục vụ công nhân, chuyên gia và người lao động, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, quy định mới này sẽ phù hợp hơn với tình hình thực tế.

"Tôi cho rằng luật hóa là cần thiết. Tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi đi các nước và thấy họ thuê nhà nhiều hơn mua. Chúng tôi ủng hộ quan điểm thuê nhiều hơn mua", bà An chia sẻ.

Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân
PGS.TS Bùi Thị An phát biểu tại buổi tọa đàm

Về tính khả thi của quy định phát triển nhà ở lưu trú cho công nhân ở các khu công nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, chúng ta phải phân định rõ 2 loại hình nhà ở xã hội. Đó là nhà ở xã hội được đầu tư để cho các đối tượng quy định trong luật nhà ở mua, thuê mua và thuê, trong đó có đối tượng là công nhân có thu nhập thấp. Thứ 2 là nhà lưu trú công nhân được đầu tư xây dựng chủ yếu trên đất thương mại, dịch vụ tại các khu công nghiệp để cho công nhân thuê mà hiện nay dự kiến bổ sung vào Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trên thực tế, mô hình nhà lưu trú công nhân đã được một số nhà máy, khu công nghiệp đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Công nhân vẫn phải thuê các khu công nghiệp mà chưa được đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. Trong khi loại hình mới này các doanh nghiệp không mấy mặn mà vì hiệu quả nguồn vốn và cạnh tranh với các khu nhà trọ dân doanh.

"Vì vậy tôi thấy rằng nếu như chúng ta có cơ chế chính sách tốt cũng như tạo quỹ đất ưu đãi về vốn vay thì sẽ huy động được các nguồn lực xã hội để đầu tư loại hình nhà lưu trú cho công nhân này", ông Nguyễn Mạnh Hà nói.

Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân
Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng Ban Quản lý Dự án Thiết chế Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại buổi tọa đàm

Ủng hộ việc xây nhà lưu trú cho công nhân, ông Nguyễn Thanh Đặng đề xuất thêm xây nhà ở xã hội trong khu công nghiệp. Có như vậy mới tạo được môi trường sống tốt cho công nhân, mới phát triển được các khu công nghiệp theo định hướng môi trường an toàn, có môi trường làm việc tốt hơn.

Để đầu tư xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng Ban Quản lý Dự án Thiết chế Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho rằng, phải có sự vào cuộc đồng bộ của các tổ chức chính trị.

Về phần mình, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 09c/NQ-BCH về điều chính giảm tỷ trọng chi hành chính, hoạt động phong trào tại các cấp công đoàn để tạo nguồn kinh phí cho đầu tư xây dựng các thiết chế phục vụ đoàn viên, công nhân, lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất. Năm 2022 Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 3 quỹ từ quỹ kết dư của năm dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có nhà ở cho công nhân.

"Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ xây dựng được khoảng chục khu nhà ở cho công nhân. Với xu thế như vậy Tổng LĐLĐ Việt Nam hy vọng được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất"- ông Nghĩa cho biết và khẳng định, quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam là xây dựng nhà ở cho công nhân thuê chứ không bán.

Hạnh Nguyên
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
TIN BUỒN

TIN BUỒN

Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin, ông Lưu Văn Long, sinh năm 1949, là bố của đồng chí Lưu Thu Phương - phóng viên Ban Kinh tế, đã từ trần hồi 9h25' ngày 29/11/2023 ( tức 17/10 Âm lịch, năm Quý Mão), hưởng thọ 75 tuổi.
Tin khác
[Xem thêm]
Phát hoảng với hai phụ nữ nằm lăn ra đường xin tiền

Phát hoảng với hai phụ nữ nằm lăn ra đường xin tiền

TTTĐ - Đang di chuyển trên đường giờ tan tầm lúc nhập nhoạng tối, nhiều người điều khiển phương tiện giao thông giật mình, vội đánh lái để tránh va phải hai phụ nữ đang nằm dưới lòng đường Lạc Long Quân (đoạn qua ven hồ Tây, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) để xin tiền của những người qua lại.
Cảnh giác lừa đảo khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử

Cảnh giác lừa đảo khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Thương mại điện tử đang phát triển mạnh tại Việt Nam kèm theo lượng khách mua hàng qua các sàn giao dịch trực tuyến tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng, các quy định về chính sách khiếu nại chưa chặt chẽ nên nhiều đối tượng tìm cách "lách luật", lừa đảo người tiêu dùng, bán hàng giả, nhái, giao hàng không đúng mẫu mã...
Nestlé chung tay xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

Nestlé chung tay xây dựng hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

TTTĐ - Bắt nguồn từ cam kết nâng cao quyền năng và trao quyền cho phụ nữ của Tập đoàn Nestlé và sứ mệnh thúc đẩy bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” đã được hai bên triển khai từ 12/2020 với 9 tỉnh và mở rộng vào 11/2022 tại 21 tỉnh trên toàn quốc.
Xem phiên bản di động