Tag

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Nông thôn mới 24/12/2019 11:57
aa
TTTĐ - Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) từ lâu đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch. Những năm gần đây, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân Đường Lâm đã biết khai thác các tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế, du lịch. Để đạt mục tiêu 70% hộ dân sống bằng dịch vụ du lịch vào năm 2020, thị xã Sơn Tây đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ, đào tạo người dân làm du lịch.

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Cơ sở sản xuất kẹo truyền thống Hiền Bao (thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

Bài liên quan

Nhân rộng và phát triển thương hiệu gà Mía Sơn Tây

"Đổi đời" nhờ nghề nuôi ong lấy mật tại Kim Sơn

Phát huy lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trong xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng Việt cổ Đường Lâm vẫn giữ nét đẹp đặc trưng xưa với cây đa, giếng nước, sân đình, ao sen... Qua cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nép mình dưới bóng cây đa cổ thụ là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa mang đậm bản sắc của một làng thuần nông. Nhịp sống ở Đường Lâm như chậm hơn với những món quà quê dân dã như chè đường, bánh rán, kẹo lạc, chè lam… nức tiếng trong vùng.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Cao Văn Hiền, chủ cơ sở sản xuất kẹo Hiền Bao ở thôn Đông Sàng (xã Đường Lâm, Sơn Tây) khi gia đình anh đang chuẩn bị cho ra mẻ kẹo được khách đặt với số lượng lớn. Vừa nhanh tay chà vỏ lạc, anh Hiền vừa trò chuyện cùng mọi người. Anh Hiền nói: "Nghề làm kẹo là nghề truyền thống của gia đình tôi đã có từ 40 năm trước thế nhưng đến tận năm 2006, khi làng cổ Đường Lâm được công nhận là di tích cấp Quốc gia, gia đình tôi mới có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc, trang thiết bị đóng gói đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan và nhân dân trong vùng.

Để làm ra mẻ kẹo ngon thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm chất lượng. Lạc phải chọn hạt nhỏ, tròn đều hạt, ngon, bùi, chắc hạt, những hạt sâu, hỏng phải loại bỏ, khi rang chuyển sang vàng đều là được. Lạc được trồng ở cánh đồng địa phương nên rất thơm ngon. Mạch nha, đường mía, đều phải chọn lựa kỹ càng, ngày xưa thời các cụ chưa có đường kính thì nấu bằng mật mía, nha ngon óng lên màu mật ong, đường lấy vùng có cây mía mềm thì keọ mới mềm, thơm".

Theo anh Hiền, tỷ lệ pha chế các nguyên liệu tuân theo công thức phù hợp, kẹo được đun trên bếp than sẽ ngon hơn và đúng với cách nấu truyền thống. Mẻ kẹo ngon khi ngả sang màu nâu vàng, nhưng cũng còn tùy thuộc vào sự nhạy cảm của nghề nghiệp, kinh nghiệm và thời gian chuẩn xác nếu không món kẹo sẽ bị cứng, hoặc bị dai nên đòi hỏi nghệ nhân phải khéo léo và chính xác trong từng công đoạn nấu. Tất cả các khâu, công đoạn đều làm hoàn toàn thủ công bằng tay, máy móc chỉ hỗ trợ khâu bao gói.

Khâu chọn lạc để làm kẹo phải làm cẩn thận, tỉ mỉ, người làm loại bỏ những hạt lạc hỏng để đảm bảo chất lượng kẹo thơm ngon
Khâu chọn lạc để làm kẹo phải làm cẩn thận, tỉ mỉ, người làm loại bỏ những hạt lạc hỏng để đảm bảo chất lượng kẹo thơm ngon

Đến nay, thương hiệu kẹo dồi, kẹo vừng, kẹo lạc Hiền Bao do gia đình anh Cao Văn Hiền sản xuất đã đứng vững trên thị trường, có mặt không chỉ ở các cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội mà còn đến các tỉnh, thành lân cận. Hiện khoảng 40% sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, 30% tiêu thụ tại các tỉnh thành và 30% bán có mặt trong các gian hàng của Nhật Bản tại Việt Nam. Đặc biệt sản phảm kẹo lạc của gia đình còn đoạt giải Nhất cuộc thi sản phẩm du lịch làng cổ ở Đường Lâm do cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA tổ chức.

Cũng như gia đình anh Cao Văn Hiền, hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có khoảng 4 hộ sản xuất các sản phẩm kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi với quy mô tương đối lớn để cung cấp cho thị trường. Nghề làm kẹo giúp gia đình anh Hiền cũng như những hộ dân làm nghề có điều kiện phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương với mức thu nhập ổn định 4 - 5 triệu đồng/ người/ tháng.

Làm du lịch kết hợp các sản phẩm dịch vụ

Không chỉ phát triển nghề làm kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng, những người dân sinh sống tại làng cổ Đường Lâm đã biết cách tạo ra sản phẩm du lịch góp phần làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Đơn cử gia đình ông Hà Hữu Thể, thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm) chủ nhân của một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng nơi đây. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình ông đã biết làm du lịch kết hợp với tham quan nhà cổ.

Ông Hà Hữu Thể cho biết: Để phục vụ lượng du khách đến tham quan nhà cổ, gia đình tôi đã mở dịch vụ làm du lịch tại chính ngôi nhà của mình như kết hợp tham quan nhà cổ với dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, phát triển nghề làm tương truyền thống... phục vụ nhu cầu mua làm quà của du khách. Làm du lịch cộng đồng không chỉ tạo công ăn việc làm cho các thành viên giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, mà còn là cơ hội để tôi quảng bá cho du lịch làng cổ.

Nói về vấn đề phát triển làng nghề truyền thống kết hợp làm du lịch tại làng cổ Đường Lâm, ông Phan Văn Lợi, Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm cho biết: Hiện nay nghề làm tương, kẹo lạc, kẹo dồi, chè lam cùng với một số nghề truyền thống của Đường Lâm đang có nhiều khởi sắc. Trong những năm qua, chính quyền địa phương hết sức quan tâm đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng nghề của ông cha để lại. Đường Lâm tự hào được Nhà nước trao bằng di tích lịch sử quốc gia, cùng với sự phát triển của du lịch làng nghề, sản phẩm truyền thống của nhân dân địa phương đã đến được với du khách trong và ngoài nước.

Cũng theo ông Lợi, để giúp người dân hưởng lợi từ các hoạt động du lịch làng cổ, UBND xã Đường Lâm đã đẩy mạnh công tác nhân cấy và dạy nghề truyền thống cho người dân. Chú trọng phát triển du lịch trải nghiệm, đồng thời định hướng lồng ghép các sản phẩm du lịch ngay tại các hộ gia đình để phục vụ khách tham quan. Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng đã đề ra một số biện pháp nhằm phát triển du lịch làng cổ như tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, mời một số hộ dân tham quan các mô hình làng nghề phát triển như mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu… Qua đó mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, tạo việc làm cho người lao động, mang lại thu nhập, nâng cao đời sống của bà con, thúc đẩy du lịch làng cổ ngày càng phát triển.

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn xã Đường Lâm có 100 hộ dân tại khu vực 5 thôn của Di tích Làng cổ làm dịch vụ du lịch và các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên với 1.500 hộ gia đình và 6.000 nhân khẩu ở Đường Lâm, lời giải cho bài toán phát triển kinh tế từ du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.

Nhằm hỗ trợ người dân được hưởng lợi từ dịch vụ du lịch, UBND thị xã Sơn Tây và Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm đã triển khai nhiều giải pháp để đánh thức tiềm năng, nâng cao nhận thức và trình độ làm du lịch cho người dân như: Mời các hộ đi tham quan mô hình làm du lịch cộng đồng, homestay ở Bát Tràng, Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa (lào Cai), phố cổ Hội An – Quảng Nam…Đồng thời, địa phương cũng tập huấn cho người dân tiếp khách, mời khách, đón khách một cách chuyên nghiệp; tổ chức thi làm các sản phẩm bánh kẹo của địa phương; mở chợ quê vào những ngày lễ, hội; tạo ra những sản phẩm lưu niệm phong phú từ mây tre đan, gốm sứ, tranh thêu, rơm…

Những nỗ lực và giải pháp phát triển du lịch tại Đường Lâm đã dần dần phát huy hiệu quả. Nếu như trước đây, dịch vụ phục vụ khách du lịch, đặc biệt là ăn uống tại Đường Lâm còn rất nghèo nàn, các công ty lữ hành dẫn khách đến Đường Lâm phải đưa khách đi nơi khác ăn uống, người dân không được hưởng lợi thì nay mọi chuyện đã khác. Nhiều hộ dân đã biết tổ chức bữa ăn đa dạng phong phú về chủng loại với những đặc sản gà mía, bánh tẻ, tương bần, rau sạch… các đơn vị lữ hành có thể dẫn khách đến ăn cơm với giá cả hợp lý. Hiện nhiều hộ dân làng cổ đã giàu lên từ làm dịch vụ du lịch với thu nhập được từ 10 đến 30 triệu đồng/tháng.

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm