Tag

Đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số - hướng thoát nghèo bền vững

Nông thôn mới 03/11/2019 17:26
aa
TTTĐ - Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng để nâng cao mức thu nhập, giúp người dân thoát nghèo.

Đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số - hướng thoát nghèo bền vững

Đào tạo nghề tin học cho học viên lớp 9+ của xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội)

Bài liên quan

Kẽ hở trong đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ - Bài 5: Giải thể các trường nghề trong quân đội

Kẽ hở trong đào tạo nghề cho Bộ đội xuất ngũ - Bài 4: Bộ Quốc Phòng vào cuộc

Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam

Đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, việc làm

Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học

Hỗ trợ gần 120 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Chọn nghề phù hợp

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; gắn việc rà soát, xác định danh mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư vấn nghề cho người lao động nông thôn trong việc lựa chọn nghề, tham gia học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề.

Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất kinh doanh, điện dân dụng, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản và cơ khí. Công tác đào tạo nghề mở ra nhiều hướng đi mới cho bà con DTTS trên địa bàn. Nhiều lao động đã phát triển nghề được học, đem lại thu nhập khá, vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.

Anh Bùi Văn Thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng keo, hông trên diện tích đồi của gia đình
Anh Bùi Văn Thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng keo, hông trên diện tích đồi của gia đình

Anh Bùi Văn Thảo (thôn Quế Vải, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) tham gia lớp tập huấn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng từ năm 2016. Trên quả đồi có diện tích hơn 10ha, anh Thảo phấn chấn khi “khoe” những cây keo đang ở tuổi trưởng thành, đàn gà hàng nghìn con đang đến lứa xuất chuồng. Tất cả những thành quả đó được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, sự dám nghĩ, dám làm của chàng trai dân tộc Mường. Anh Thảo chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 anh, chị, em. Trước đây, tôi chỉ làm nông nghiệp, kinh tế gia đình bấp bênh, làm quanh năm suốt tháng nhưng chỉ đủ ăn là may mắn lắm rồi”.

Không cam chịu đói nghèo, khi có đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Thảo đăng ký làm mô hình điểm trồng cây hông, cây keo của Sở NN & PTNT TP Hà Nội. Mỗi năm, đầu tư hàng trăm triệu đồng tiền phân bón, cây giống, anh Thảo cho biết, bản thân mình rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Mỗi năm đàn gà của gia đình anh cho xuất chuồng hai lứa, thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Anh Thảo hồ hởi: “Từ khi bắt tay vào trồng keo, hông, nuôi gà, đời sống kinh tế gia đình tôi khấm khá hơn nhiều”.

Không chỉ có anh Thảo, sau khi được xã giao đất để trồng rừng gia đình chị Bùi Thị Biên (thôn Bãi Dài) đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện để mở trang trại chăn nuôi dê, gà đồi và trồng các loại cây ăn quả. Với hơn 600 gốc bưởi và hàng trăm con gà, dê thương phẩm, trừ chi phí, mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình chị vài trăm triệu đồng.

Cùng với việc định hướng giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Tiến Xuân tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích người dân tham gia các lớp dạy nghề để học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực sản xuất.

Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) Quách Hữu Nghiệp, bắt đầu từ năm 2019, lớp học 9+ đầu tiên được mở tại xã. Mô hình này đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) lên thẳng cao đẳng (còn gọi là mô hình 9+).

Khi tham gia lớp học 9+, các học viên tham gia lớp học là đồng bào dân tộc thiểu số tuổi đời từ 15 – 30 chưa tốt nghiệp THPT sẽ được tiếp tục học trình độ văn hóa. Quá trình học văn hóa sẽ được tổ chức liên tục trong 1 năm. Ngay sau đó, học viên sẽ được học nghề miễn phí để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

Vườn cam của hộ gia đình anh Đặng Quang Quý (thôn Gò Đá Chẹ, Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội)
Vườn cam của hộ gia đình anh Đặng Quang Quý (thôn Gò Đá Chẹ, Khánh Thượng, Ba Vì, Hà Nội)

Tăng cao cơ hội tìm kiếm việc làm

Là một trong những xã miền núi khó khăn của Thủ đô Hà Nội nhưng những năm gần đây, bằng sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp chính quyền, nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu đã xuất hiện ở xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội). Nhờ đó, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số nơi đây từng bước cải thiện.

Ông Nguyễn Chí Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy xã Khánh Thượng chia sẻ: “Điều kiện tự nhiên không thuận lợi khiến sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc (chủ yếu là người Mường) rất khó khăn; trong khi 81% lao động toàn xã trông vào nguồn thu từ canh tác nông nghiệp. Diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm của xã Khánh Thượng là trên 600ha, trong đó, cây lúa và rong giềng chiếm tỷ trọng tới 70%. Bên cạnh đó, người dân còn tham gia phát triển chăn nuôi với tổng đàn gia súc khoảng 8.000 con, gia cầm trên 56.000 con…

“Nông nghiệp không hẳn là thế mạnh, trong khi sự phát triển các loại hình kinh tế khác cũng không thực sự sôi động. Toàn xã chỉ có 7 doanh nghiệp và 1 hợp tác xã, cùng 197 hộ kinh doanh cá thể. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là chế biến rong giềng, tinh bột sắn, đồ gỗ… Sự phát triển kinh tế còn trầm lắng ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ dân”, ông Thủy trăn trở.

Nếu không thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân dân khó có thể thoát nghèo – Phó Bí thư Đảng ủy xã Khánh Thượng chia sẻ. Đảng ủy xã Khánh Thượng đã đưa ra nhiều giải pháp để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu đã nổi lên ở địa phương. Tiêu biểu có thể kể đến mô hình trồng cam Cao Phong của gia đình chị Đinh Thị Hạnh – anh Đặng Quang Quý ở thôn Gò Đá Chẹ, mô hình nuôi trâu, nuôi lợn, phát triển nghề dịch vụ của một số hộ dân khác trong xã.

Xã đã liên hệ phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều buổi tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho nhân dân. Chia sẻ với phóng viên, ông Thủy cho biết, từ năm 2015 đến nay, mỗi năm, xã Khánh Thượng mở được từ 2, 3 đến 6 lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi. Đã có hơn 400 người dân được đào tạo sơ cấp về nghề. Đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã được hỗ trợ học nghề và trợ cấp xăng xe đi lại.

Được biết, đi đôi với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là người dân tộc thiểu số miền núi, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 2/1/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Thông qua nhiều chính sách hỗ trợ đi vào cuộc sống, đến nay, đã có 13 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô có làng nghề. Trong đó có 5 xã thuộc huyện Ba Vì được UBND thành phố công nhận làng nghề truyền thống”.

Nhờ có công tác đào tạo nghề, cuộc sống bà con các xã miền núi đã được cải thiện đáng kể. Ông Nguyễn Tất Vinh – Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội cho biết: “Từ chỗ chưa có xã nào đạt chuẩn NTM thì hiện vùng DTTS và miền núi đã có 7/14 xã được công nhận đạt chuẩn. Ngoài ra, toàn vùng hiện không còn thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn; thu nhập bình quân đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 46 triệu đồng/người/năm.... Cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS, miền núi còn 3,7% dự kiến hết năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo còn 3%”.

2.568 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số được học nghề

Tính riêng từ năm 2016 đến nay, TP Hà Nội đã tổ chức dạy nghề 1.165 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho 40.405 người, trong đó: 61% nghề nông nghiệp và 39% nghề phi nông nghiệp. Trong tổng số học viên học nghề, có 2.568 học viên là người dân tộc thiểu số.

Sau học nghề, số người có việc làm đạt 85,6%, trong đó: 12,6% được doanh nghiệp tuyển dụng; 10,9% được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm; 75% tự tạo việc làm và 1,5% thành lập tổ hợp tác xã, doanh nghiệp.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm