Tag

Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Nông thôn mới 28/07/2019 09:33
aa
TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong tháng 7/2019, dịch bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến khá phức tạp. Để đối phó với dịch bệnh, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Các địa phương cần tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm

Bài liên quan

Hà Nội bổ sung gần 98 tỷ đồng phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hà Nội: 17 quận, huyện đã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

Tiếp tục phát huy các lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Tận dụng phế phẩm nông nghiệp để tăng thu nhập và bảo vệ môi trường

Báo cáo tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Hiện tại một số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố đang gặp không ít khó khăn khi đàn vật nuôi mắc phải một số dịch bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Cụ thể, đối với đàn trâu, bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm trên tổng đàn là 0,36%, tăng 15,1% so với tháng trước, tỷ lệ chết do ốm chiếm 1,1%.

Đối với đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa và các bệnh khác do thời tiết. Tỷ lệ lợn ốm trên tổng đàn là 0,43%, tăng 7,1% so với tháng trước, tỷ lệ chết do ốm là 15,3%. Còn đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm trên tổng đàn là 0,14%, giảm 8,4% so với tháng trước, tỷ lệ chết do ốm chiếm 12,9%.

Do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến khá phức tạp nên trong tháng 7/2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vẫn duy trì trực tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của TP trong công tác phòng, chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Đồng thời, Sở cũng chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn. Thông tin báo cáo, điều tra, xác minh kịp thời khi có ổ dịch xảy ra tới các cơ quan chức năng và đông đảo người dân..

Đặc biệt, trong tháng 7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp thực hiện các chương trình của Viện Thú y, Cục Chăn nuôi (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), CDC, FAO, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã lấy 133 mẫu swab gộp, 3 mẫu gộp phân giám sát cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống để giám sát chủ động vi rút cúm gia cầm. Các trạm chăn nuôi và thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã thực hiện tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo kế hoạch.

Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cũng được đẩy mạnh. Các đơn vị thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập về, xuất ra ngoài cơ sở. Các chốt liên ngành và trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật duy trì hoạt động bình thường.

Đối với điểm nóng là bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cũng tiếp tục tham mưu UBND thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, triển khai công tác chăn nuôi, thú y. Đặc biệt tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư, bảo đảm phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Duy trì trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ánh qua đường dây nóng. Chi cục cũng thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm kịp thời cung cấp thông tin, nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi. Đặc biệt, các cơ quan chức năng vẫn phải tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm