Thứ hai 27/03/2023 18:31 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Nhịp điệu cuộc sống -
In bài viết

TTTĐ - Với người dân Thủ đô, không gian vỉa hè là một nơi chứa đầy ý ức. Việc sinh hoạt, buôn bán trên những con phố vỉa hè, theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa, một đặc trưng khiến người ta nhớ ngay đến Hà Nội. Dù vậy, làm sao để vỉa hè thực sự là không gian văn hoá của người Hà Nội thì rất cần văn hoá của người sử dụng vỉa hè ấy.

Sau ra quân, Hà Đông không chỉ bị "chiếm" vỉa hè mà còn "mất" lòng đường

Vỉa hè có từ bao giờ?

Mỗi người Hà Nội đều có một tâm trạng, một ký ức và nỗi nhớ riêng về vỉa hè. Thế nhưng, vỉa hè có từ bao giờ, không hẳn ai cũng nắm rõ. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, giai đoạn 1847 - 1883, Hà Nội chỉ có một vài đường phố đông đúc Hoa kiều sinh sống như Phúc Kiến (nay là Lãn Ông), quân Cờ Đen (nay là Mã Mây), Hàng Ngang được lát gạch sạch sẽ, còn lại hầu hết vẫn là đường đất.

Dấu thời gian nơi vỉa hè Hà Nội
Dấu thời gian nơi vỉa hè Hà Nội

Năm 1883, công sứ đầu tiên ở Hà Nội là Bonnal, bắt đầu thực hiện chính sách cải tạo phố phường. Bonnal cho quy hoạch khu vực Hồ Gươm, làm đường quanh hồ, mở rộng đường từ khu nhượng địa Đồn Thủy chạy ra thành Hà Nội, đồng thời chuẩn bị cho xây khu phố Pháp ở phía Đông và Nam Hồ Gươm. Cuối năm 1885, đường phố Hàng Khảm (bao gồm Tràng Tiền, Hàng Khay ngày nay) đã hoàn thành.

Chiều rộng được mở rộng, đường được trải nhựa, hai bên vỉa hè cho lát gạch và trồng cây phượng để tránh nắng vào mùa Hè. Và vỉa hè Hàng Khảm là vỉa hè đầu tiên của Hà Nội theo kiểu của thành thị phương Tây.

Những sắc màu của phố
Những sắc màu của phố

Từ đó, theo thời gian, vỉa hè Hà Nội nối dài ra, đầu thế kỷ XX, khi các khách sạn hạng sang xuất hiện ngày càng nhiều quanh khu vực Hồ Gươm, chủ khách sạn đã thuê vỉa hè mở quán cà phê dọc theo mái hiên khách sạn. Không chỉ người Pháp sống ở Hà Nội, khách du lịch châu Âu đến thành phố này rất thích thú khi ngồi uống cà phê vỉa hè ngắm phố.

“Quán cóc liêu xiêu một câu thơ”

Câu hát như làm sống dậy cả một vùng trời ký ức, một nét rất Hà Nội, cái không gian văn hóa vỉa hè cứ làm người ta ấn tượng và hoài niệm mãi không thôi.

Tại không gian vỉa hè này, từ văn hóa ẩm thực nức tiếng Hà Thành cho tới các dịch vụ bình dân như cắt tóc, bơm vá xe đều xuất hiện.

Những câu chuyện bình dị, đời thường
Những câu chuyện bình dị, đời thường

Điều đặc biệt nhất trong ẩm thực Hà Nội, là hầu hết những quán ăn ngon, lâu đời và nổi tiếng đều là quán vỉa hè. Có thể kể đến phở gánh Hàng Chiếu, bún đậu Gốc đa, cháo lòng Ô Quan Chưởng, Phở Thìn Đinh Tiên Hoàng... Phần đông những người Hà Nội quan niệm, món càng ngon càng phải lê la vỉa hè. Chẳng thế mà, ngồi tụm ba tụm bảy, cười nói rôm rả, chen chúc trong cái bụi bặm của đường phố, đông đúc của dòng người qua lại không biết từ khi nào đã gắn với cái thú ăn chơi của người Hà thành. Người nơi khác tới muốn tìm hiểu về ẩm thực Hà thành hẳn sẽ tò mò và ngạc nhiên lắm về cái thú ăn bình dân như kiểu chợ quê giữa lòng Thủ đô hiện đại nhưng rồi lại thấy thích thú khi được trải nghiệm văn hóa đặc sắc ấy cùng bạn bè khi thưởng thức những món ngon, đúng vị.

Ăn đã vậy, uống cũng thế. Văn hóa trà đá và cà phê của Hà Nội cũng được mọi người biết đến và nhớ tới. Trà đá vỉa hè xuất hiện ở mọi góc phố, nhất là trong khu phố cổ. Một chiếc ấm, đặt trên chiếc bàn dài những cốc, kẹo cao su, các loại nước đóng chai xanh đỏ; vài cái ghế, điếu cày,... là có ngay một hàng trà đá. Thói quen của người Hà Nội sau mỗi bữa sáng là sẽ ngồi lề đường uống một cốc trà đá.

Có lẽ, đằng sau tất cả những ồn ào và xô bồ thì trà đá vỉa hè là một nét văn hóa đậm chất riêng của Hà Nội. Đừng vội đánh đồng những con người ngồi vỉa hè đó là những người vô công rồi nghề, ít học và nông nổi, suy cho cùng, chuyện đời quanh chén trà nó có nhiều cái thú, có nhiều cái mà chẳng sách vở, trường lớp nào dạy bạn.

Gánh hàng rong trên phố
Gánh hàng rong trên phố

Chúng tôi vẫn thường nói vui với nhau rằng, quán trà đá là “trung tâm văn hóa” của cả một khu phố hay với cái tên kêu hơn “thông tấn xã vỉa hè”. Bên cốc trà đá, người ta nói mọi thứ từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đến y tế, thể thao, có thể là cả chuyện đầu ngõ cuối xóm.

Trà thường có vị đắng chát, nên để cân bằng lại được giác, người ta thường ăn kèm theo một chiếc kẹo lạc ngọt bùi. Từ đó, trà đá - kẹo lạc được ví như đôi bạn cùng tiến chẳng thể tách rời và luôn đi cùng với nhau. Nếu ở Hà Nội hoặc một lần đặt chân đến Hà Nội mà bạn chưa một lần thưởng thức trà đá - kẹo lạc vỉa hè, coi như chưa chạm tới được nét văn hóa bình dân của người Hà Nội.

Không gian văn hóa vỉa hè đi về đâu?

Sau nhiều đợt ra quân dẹp loạn vỉa hè, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận thí điểm 5 tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm cho sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Động thái này chứng tỏ từ người dân đến chính quyền đã dần thấu hiểu vỉa hè không chỉ dùng để đi bộ mà còn đem lại nét văn hóa riêng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến. Quản lý kinh doanh vỉa hè ra sao để không xảy ra mâu thuẫn trong đô thị hiện đại sẽ là câu chuyện còn được nhắc tới nhiều.

Sử dụng vỉa hè sao cho bền vững phụ thuộc vào ý thức của người dân
Sử dụng vỉa hè sao cho bền vững phụ thuộc vào ý thức của người dân

Mặc dù đã chấp thuận thí điểm, nhưng việc để người dân Thủ đô kinh doanh buôn bán sao cho hợp lý vẫn còn là một bài toán khó. Bởi dù là nét riêng của văn hóa Hà thành thì vỉa hè vẫn là không gian chung của người dân cả Thủ đô, được xây dựng lên để thuận tiện cho việc di chuyển, đi lại, cũng như tô đẹp cho cảnh quan phố phường, việc một số người dân lấn chiếm, chiếm dụng làm của riêng là cần phản ánh.

Có lẽ nhiều người vẫn còn nhớ câu chuyện những chiếc ghế đá “công cộng” ở Hồ Tây bị chiếm dụng làm chỗ ngồi của hàng trà đá, không mua thì không được phép ngồi. Không biết từ bao giờ, không gian của công, không gian chung lại trở thành “địa bàn riêng” như vậy.

Hay một vài hàng quán “xiên bẩn, xiên que” cũng không cho khách ngồi vì không gian đó đã được họ ấn định là của riêng. Câu chuyện kinh doanh trên văn hóa vỉa hè, có lẽ vẫn cần được bàn bạc lại và cân bằng sao cho phù hợp với nhu cầu chung của người dân cả Thủ đô.

Quan trọng nhất, để vỉa hè trở thành không gian văn hoá thực sự thì chính mỗi người sử dụng vỉa hè phải là những người trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ vỉa hè. Có như thế thì mỗi góc phố, mỗi không gian chung này mới thật sự ghim vào nỗi nhớ người Hà Nội và du khách về một Hà Nội bình dị và sôi động, thơ mộng nhưng cũng đời thực nhất.

Chi Chi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

TTTĐ - Triển lãm nghệ thuật Sen Việt “Vẻ đẹp thuần khiết” (diễn ra từ ngày 25 đến 31/3) tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) đang thu hút đông đảo người tham quan. Gần 100 bức tranh sen của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại triển lãm với mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, con người xung quanh.
Sun Group ra mắt Sunrise Park Villa tại Bãi Sao, Phú Quốc

Sun Group ra mắt Sunrise Park Villa tại Bãi Sao, Phú Quốc

Chương mới trên hành trình làm đẹp đảo Ngọc Phú Quốc sẽ được Sun Group viết tiếp tại Bãi Sao với Sunrise Park Villa nơi một Công viên chủ đề sáng tạo đa trải nghiệm được phát triển theo mô hình RD&E+ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Tại đây loại hình BĐS trong công viên, BĐS là tiện ích của công viên mang tên Park house cũng lần đầu được giới thiệu.
Tin khác
[Xem thêm]
Hà Nội phát triển du lịch gắn vói văn hóa, di sản

Hà Nội phát triển du lịch gắn vói văn hóa, di sản

TTTĐ - Tối 24/3, tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) đã Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch”.
Tháng 3 - khúc giao mùa thương nhớ

Tháng 3 - khúc giao mùa thương nhớ

TTTĐ - Tháng 3 là mùa xuân mãn khai ở Hà Nội, thời tiết dịu dàng, cây cối đâm chồi nảy lộc mang đến vẻ đẹp rất riêng. Đất trời hòa với lòng người cũng tạo nên những cảm xúc rất riêng, để nhiều người hẹn nhau về với mùa xuân, với đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Phục hưng lễ hội truyền thống để tạo nên nguồn lợi kinh tế và văn hóa cho Hà Nội

Phục hưng lễ hội truyền thống để tạo nên nguồn lợi kinh tế và văn hóa cho Hà Nội

TTTĐ - Khi dịch COVID-19 được kiểm soát tự, sự trở lại của các hoạt động văn hoá không chỉ tạo nên sự phấn khởi, vui tươi của của người dân, mà còn là sự phát triển của văn hoá trong một bối cảnh mới trên mọi lĩnh vực, trong số đó là lễ hội truyền thống, nơi chứa đựng không chỉ những di sản văn hoá đa dạng, phong phú của cha ông, mà còn luôn luôn thể hiện sự sáng tạo và phục hưng văn hoá của người dân các địa phương. GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra những kiến nghị, nhận định về công tác Phục hưng lễ hội truyền thống của Hà Nội.
Chất lượng dịch vụ mới là “thỏi nam châm” níu chân du khách

Chất lượng dịch vụ mới là “thỏi nam châm” níu chân du khách

TTTĐ - Trước bối cảnh du lịch kiệt quệ vì đại dịch COVID-19, du lịch Việt Nam cần lắm những giải pháp đột phá để tìm lại thời hoàng kim như năm 2019. Ngoài các giải pháp về chính sách, nhiều người cho rằng cần khởi động lại chiến dịch “Nụ cười Việt Nam” để thu hút và giữ chân du khách.
Xem phiên bản di động