Tag

Đề xuất 5 nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế

Thị trường - Tài chính 24/11/2021 19:51
aa
TTTĐ - Dự kiến sẽ có các giải pháp về cho vay ưu đãi, thông qua công cụ hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực cho phục hồi và phát triển...
Giải pháp để bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động hậu Covid-19 Dự kiến 5 nhóm giải pháp phục hồi kinh tế Giải pháp cho môi trường làm việc kết hợp toàn diện

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa chia sẻ với báo chí một số thông tin liên quan tới quá trình xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Theo ông Trần Quốc Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành dự thảo đề án chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 trình Chính phủ cho ý kiến thông qua để triển khai các bước tiếp theo trình các cấp có thẩm quyền.

Dự kiến sẽ trình Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương, đường hướng và trình Quốc hội để xem xét thông qua các giải pháp, cơ chế chính sách, đặc biệt là các giải pháp, chính sách liên quan đến tài khóa và tiền tệ thuộc đến thẩm quyền của Quốc hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, đặc biệt là các cơ quan trong tổ điều hành vĩ mô là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ để hoàn thiện báo cáo có chất lượng để trình các cấp có thẩm quyền.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, có 5 nhóm giải pháp được đề xuất tại chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương (Ảnh: VGP)

Thứ nhất, giải pháp về phòng, chống dịch bệnh và y tế. Trong đó, về phòng chống dịch bệnh có hai nội dung chính liên quan đến các giải pháp thực hiện quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", để thực hiện được các mục tiêu này thì có rất nhiều nhiệm vụ cần phải thực hiện liên quan đến vắc xin, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như xét nghiệm, cách ly và điều trị.

Tất cả các giải pháp này đều cần đến kinh phí và đều được thể hiện trong gói chính sách về tài khóa và tiền tệ để đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch. Đây là nhiệm vụ hàng đầu và theo quan điểm chung đây là điều kiện tiên quyết để có thể thực hiện các nhóm giải pháp khác.

Trong các giải pháp của nhóm thứ nhất, có một giải pháp quan trọng mang tính dài hơi hơn liên quan đến nâng cao năng lực y tế và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Bài học kinh nghiệm trong đợt chống dịch vừa qua cho thấy, phòng, chống dịch hiệu quả tại hệ thống y tế cơ sở rất quan trọng, để nâng cao được năng lực về phát hiện dịch, các ứng xử ban đầu đối với bệnh nhân và hệ thống y tế tuyến trên chỉ tập trung vào các bệnh nhân nặng để hạn chế tối đa tỉ lệ tử vong do nhiễm Covid-19.

Đây là giải pháp không thể thực hiện trong một sớm một chiều vì ngoài vấn đề về vật chất như cơ sở y tế, trang thiết bị máy móc còn có cần đào tạo về con người với số lượng đáp ứng yêu cầu thì đòi hỏi phải có thời gian.

Thứ hai, về an sinh xã hội, quan điểm chính của nhóm giải pháp này liên quan đến quan điểm tổng thể của đề án phục hồi kinh tế đó là, đối với tất cả các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta luôn song hành phát triển bền vững, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường.

Do vậy, trong thời gian dịch bệnh vừa qua quan điểm của Đảng, Nhà nước được thể hiện rõ, an sinh xã hội là mục tiêu trọng tâm trong phát triển bền vững, mặc dù dịch bệnh xảy ra, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động nhưng công tác an sinh xã hội vẫn được đảm bảo, còn có những giải pháp mang tính hỗ trợ thêm đối với những đối tượng bị ảnh hưởng và gặp rất nhiều khó khăn.

Trong nhóm giải pháp này, nhiều nhóm đối tượng bị ảnh hưởng được nghiên cứu và mở rộng thêm, trong đó có đề cập đến các đối tượng như công nhân trong khu công nghiệp để lôi kéo, giữ chân, hấp dẫn công nhân quay trở lại làm việc. Đồng thời, tạo điều kiện cho những lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có điều kiện ăn ở, sinh hoạt đảm bảo cuộc sống lâu dài.

Cũng trong nhóm giải pháp thứ hai này cũng có các giải pháp về tiền tệ là cho vay ưu đãi đối với các đối tượng, trong đó tập trung thêm vào nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học…

Thứ ba, giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các giải pháp về tài khóa như giãn, hoãn, giảm thuế phí, lệ phí như đã thực hiện trong thời gian vừa qua sẽ được rà soát để tiếp tục thực hiện.

Còn chính sách về tiền tệ, sẽ có các giải pháp về cho vay ưu đãi, cho vay thông qua công cụ hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực cho phục hồi và phát triển.

Thứ tư, về kích cầu đầu tư công, giải pháp này có ý nghĩa “kép” vừa kích thích chi tiêu đầu tư công tức thời trong gian đoạn ngắn để kích thích tăng trưởng, vừa có ý nghĩa lâu dài tạo ra các kết cấu hạ tầng hiệu quả cho nền kinh tế.

Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đã được xác định là một trong những trọng tâm quan trọng, cơ bản là hạ tầng lớn, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu thì tập trung vào hạ tầng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Giải pháp về đầu tư công là giải pháp khó, đây là vấn đề trong ngắn và dài hạn, để thực hiện trong thời gian ngắn, công tác chuẩn bị phải rất tốt, dự án phải sẵn có, năng lực của nhà thầu thực hiện phải tốt, nhưng trên thực tế khi chuẩn bị dự án có rất nhiều thủ tục cần nhiều thời gian, còn đối với năng lực nhà thầu, hiện nay giá cả nguyên liệu đầu vào cho đầu tư công đang ở mức cao, không phải nhà thầu nào cũng chịu được sức ép này.

"Giải pháp đầu tư công trong chương trình vừa mang ý nghĩa kích thích đầu tư phục vụ cho tăng trưởng trong ngắn hạn nhưng cũng có ý nghĩa lâu dài là phục vụ cho tăng trưởng của giai đoạn 2026-2030 và mục tiêu cao nhất là phấn đấu hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc-Nam", ông Phương đánh giá.

Thứ năm, giải pháp về quản lý điều hành, đảm bảo cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định và kiểm soát rủi ro. Trong nội hàm của giải pháp có một nhiệm vụ đòi hỏi sự đồng thuận cao của các bộ, ngành đó là giải pháp về cải cách hành chính.

Trong đầu tư thì có đầu tư công và đầu tư ngoài Nhà nước, trong đó tỉ trọng đầu tư ngoài Nhà nước chiếm phần lớn, khoảng hơn 70%, tuy nhiên để khuyến khích được đầu tư ngoài Nhà nước thì cải cách thủ tục hành chính là quan trọng.

Đọc thêm

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng Thị trường - Tài chính

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...
Mitsubishi Power đạt thị phần tuabin khí số 1 toàn cầu năm 2023 Thị trường - Tài chính

Mitsubishi Power đạt thị phần tuabin khí số 1 toàn cầu năm 2023

TTTĐ - Mitsubishi Power, thương hiệu giải pháp năng lượng của Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI), đạt thị phần tua bin khí hàng đầu toàn cầu (với thị phần 36%) tính theo megawatt vào năm 2023, theo dữ liệu của báo cáo ngành điện McCoy.
GDP quý I/2024 duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng Thị trường - Tài chính

GDP quý I/2024 duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý I/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (mức 6,7% hồi quý IV/2023). Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trường GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm nay.
Nguy hiểm khôn lường từ các loại “mũ bảo hiểm thời trang” Thị trường - Tài chính

Nguy hiểm khôn lường từ các loại “mũ bảo hiểm thời trang”

TTTĐ - Mặc dù cơ quan chức năng đã có Quy chuẩn kỹ thuật dành cho mũ bảo hiểm với người đi xe máy từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu của thị trường nhiều tiểu thương đang lập lờ trong việc đặt tên cho loại "mũ bảo hiểm thời trang" nhằm lừa dối người tiêu dùng với mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn của người sử dụng.
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý Thị trường - Tài chính

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 768/UBND-KTTH chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các biện pháp điều hành, bình ổn giá.
Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn” Thị trường - Tài chính

Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn”

TTTĐ - Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn” đánh dấu hành trình 12 năm mang đến cho người tiêu dùng Việt một kênh mua sắm tiết kiệm, tiện lợi cùng những trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí đa dạng và thú vị. Buổi tiệc “Sinh nhật sale xịn” sẽ chính thức được mở màn vào 20h tối ngày 24/3/2024 cho đến hết ngày 29/3/29024.
Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank Thị trường - Tài chính

Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank

TTTĐ - Từ ngày 21/3 đến hết 31/3/2024 Sacombank triển khai nguồn vốn 10.000 tỷ đồng với lãi suất siêu ưu đãi chỉ 3%/năm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn cuối quý I/2024.
Giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 24.200 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III vượt ngưỡng 24.200 đồng mỗi lít

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước đồng loạt đi lên từ 15 giờ ngày hôm nay (21/3) sau khi trích lập quỹ bình ổn (BOG).
Theo dõi chặt chẽ diễn biến cung - cầu thị trường vàng Thị trường - Tài chính

Theo dõi chặt chẽ diễn biến cung - cầu thị trường vàng

TTTĐ - Ngày 20/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các bộ, ngành về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý thị trường vàng.
Xem thêm