Tag

Đề xuất bỏ Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa: Đây là tác phẩm nhân văn và không đáng bị đưa ra khỏi chương trình học

Giáo dục 07/12/2017 14:51
aa
TTTĐ – Sau khi ý kiến bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa, một số giáo viên THPT đã lên tiếng.

Đề xuất bỏ Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa: Đây là tác phẩm nhân văn và không đáng bị đưa ra khỏi chương trình học

Đề xuất bỏ Chí Phèo ra khỏi sách giáo khoa: Đây là tác phẩm nhân văn và không đáng bị đưa ra khỏi chương trình học


Vài ngày gần đây, anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, nên loại bỏ tác phẩm tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT. Theo anh Nguyễn Sóng Hiền, tác phẩm này không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh.

Đề xuất này ngay lập tức tạo nên sự tranh cãi gay gắt về việc có hay không nên bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi chương trình SGK lớp 11. Giáo viên THPT cũng giật mình bày tỏ quan điểm.

Cô Bùi Thu Hằng, giáo viên trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho biết: "Tôi không góp ý và nhận xét gì về bài viết của anh Hiền nhưng đề xuất đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi SGK thì tôi có quan điểm như sau: Thứ nhất là phần đưa vào SGK thì chi tiết rạch mặt ăn vạ của nhân vật trong tác phẩm cũng không được nhà văn miêu tả đến mức như phim kinh dị, hay tiểu thuyết hành động thì đó không phải là vấn đề. Thứ hai là cho đến thời điểm này, Tôi đứng lớp, cả cô trò đều nghĩ rằng, Chí phèo không phải là người lưu manh đến mức độ ảnh hưởng đến học sinh, phải làm cho học sinh bị tác động. Thực tế cho đến thời điểm này, chưa có học sinh nào nói với tôi rằng, nhân vật này làm như thế là xấu hay làm như thế là ảnh hưởng đến học sinh".

Cũng theo cô Hằng, cô khai thác tác phẩm Chí Phèo ở góc độ nhân văn: Sức mạnh tình thương, cảm hóa con người, nguyên nhân xã hội tác động làm băng hoại giá trị tốt đẹp của con người đó và họ đã đấu tranh họ bảo vệ phẩm giá tốt đẹp của họ. Học trò tán thành và hiểu nhân vật, học trò tiếp cận tác phẩm này ở góc độ nhân văn, không liên quan đến bạo lực ngoài xã hội.

“Trường hợp mọi người ở xã hội nhìn thấy ai lưu manh đều cho rằng là Chí Phèo vì họ không hiểu, họ chưa tiếp cận chính xác về tác phẩm, không được hiểu thấu đáo nên họ bị hiểu sai, làm hỏng hình tượng nghệ thuật chứ không phải là hình tượng nghệ thuật làm hỏng con người. Tôi cho rằng, bản thân người ta tiếp nhận tiếp nhận sai về tác phẩm và có cái nhìn lệch lạc về tác phẩm chứ không phải tác phẩm có tác động gì tiêu cực cả. Đây là tác phẩm ca ngợi tình thương, sức mạnh của tình thương, tình động loại thì đây tôi cho rằng nó là tác phẩm nhân văn chứ không phải tác phẩm đáng bị đưa ra khỏi chương trình.” cô Hằng nêu quan điểm.


Thầy Đào Tuấn Đạt, lãnh đạo trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cũng cho biết, không nên bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa.


Theo thầy Đào Tuấn Đạt, học sinh nên học tất cả các tác phẩm văn học hay trong đó có Chí Phèo của Nam Cao. Tất cả những cái xấu, cái tốt nên được ra thảo luận từ đó học sinh sẽ rút kinh nghiệm, chắt lọc và ứng xử cho đúng.


Hơn nữa, tác phẩm Chí Phèo sẽ giúp học sinh nhìn lại một thời của xã hội phong kiến, thấy được giai cấp bóc lột người yếu thế khiến con người ta bị bần cùng hóa, lưu manh hóa.


Thầy Đào Tuấn Đạt cho biết, ở các nước trên thế giới, học sinh và giáo viên sẽ đọc và học những tác phẩm hay đại diện cho mọi tầng lớp chứ không phải lấy cái hay, cái đẹp ra ca ngợi, để giáo dục.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Xem thêm