Tag

Đề xuất đưa tên danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên đường phố tại Hà Nội

Văn hóa 16/12/2017 22:50
aa
TTTĐ – TS Phạm Quang Nghị - nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng một số nhà nghiên cứu đã cùng có đề xuất đưa tên của danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên để đặt tên cho đường phố ở Hà Nội.

Đề xuất đưa tên danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên đường phố tại Hà Nội

Đề xuất được đưa ra tại Hội thảo khoa học “Lê Đại Cang với Bắc thành và Hà Nội” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 16/12, tại Hà Nội. Đây là lần thứ 3 hội thảo về danh nhân Lê Đại Cang được Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức. Hội thảo thu hút được sự quan tâm của đông đảo diễn giả.

Đề xuất đưa tên danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên đường phố tại Hà Nội
TS Phạm Quang Nghị phát biểu tại Hội thảo

Theo TS Phạm Quang Nghị, Lê Đại Cang là người rất đặc biệt, một bậc quan bị giáng chức, vui vẻ thực hiện nghĩa vụ của một người khiêng võng cho chính lính tráng từng dưới quyền mình.

Với Hà Nội, TS Phạm Quang Nghị cho rằng công lao của Lê Đại Cang là rất lớn với vai trò của một “Vua đê”. Trong 20 năm làm quan ở Bắc thành, danh nhân Lê Đại Cang đã để lại công lao và sự nghiệp rất lớn lao, xuất sắc. Đặc biệt, ông đã từng được mệnh danh là "vua đê" Bắc Hà khi được vua Minh Mệnh cử ra Bắc làm Quản lý Đê chính trong những năm 1828-1830.

Trong thời gian này, Lê Đại Cang đã tiến hành khảo sát và bắt tay vào công việc sửa đắp, khơi đào nạo vét lòng sông và xây dựng các tuyến đê mới thuộc hệ thống đê điều của 2 dòng sông đặc biệt qua trọng ở Bắc thành là sông Nhị Hà (sông Hồng) và sông Ngũ Huyện Khê.

Không chỉ thế, trong quá trình khảo sát hầu như toàn bộ đê điều của 5 trấn Sơn Tây, Sơn Nam, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương và phủ Hoài Đức, ông đã ghi chép cụ thể hiện trạng của các tuyến đê rồi biên soạn thành sách Tổng kê.

Theo TS Phạm Quang Nghị, Lê Đại cang tuy chức không lớn nhưng công lao để lại cho hậu thế là rất lớn. Từ những đóng góp của Lê Đại Cang, TS Phạm Quang Nghị cho rằng tên của vị danh sĩ này xứng đáng được đưa vào ngân hàng tên đường phố của Hà Nội để đặt tên cho đường phố Thủ đô.

Đề xuất này của TS Phạm Quang Nghị cũng là đề xuất của nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học tại buổi hội thảo khoa học về Lê Đại Cang.

Đề xuất đưa tên danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên đường phố tại Hà Nội
Giáo sư Hoàng Chương chủ trì Hội thảo

Theo Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc: Lê Đại Cang là một nhân cách đặc biệt trong lịch sử. Cuộc đời Lê Đại Cang đầy kịch tính, là tấm gương phấn đấu không ngừng vì đất nước, nhân dân. Tuy nhiên, cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật lịch sử này chưa được quan tâm nghiên cứu, tôn vinh xứng đáng. Do đó, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định, Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), UBND thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang), Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang tổ chức 2 hội thảo “Lê Đại Cang-Tấm gương kẻ sĩ” và “Tổng đốc Lê Đại Cương với An Giang”. Cuốn sách “Tổng đốc Lê Đại Cương với An Giang” do Nhà Xuất bản Sân khấu thực hiện đã được giới thiệu đến công chúng. Tên của danh nhân Lê Đại Cang cũng được đặt cho một đường phố ở thành phố Quy Nhơn, một số thị trấn, thị xã ở tỉnh Bình Định, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Nói về danh nhân Lê Đại Cang, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ghi nhận: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn và thời đại nhiễu nhương, bất ổn, việc học tập theo trường lớp của Lê Đại Cang có nhiều trắc trở. Tuy nhiên khi có điều kiện, ông lại là người nêu tấm gương về tính hiếu học, tinh thần tự học. Nhờ tự học, Lê Đại Cang đã tỏ rõ tầm hiểu biết về nhiều lĩnh vực như địa lý, lịch sử, văn hóa, chính trị… Chính vì vậy, dù không có bằng cấp gì, Lê Đại Cang vẫn được cử làm Chánh chủ khảo kỳ thi Hương ở Thăng Long.

Cùng chung quan điểm đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tường - Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) khẳng định: Có thể nói 20 năm làm quan ở Bắc thành đã góp phần quan trọng làm nên tên tuổi một bậc danh thần, một vị lương thần Lê Đại Cang đi vào sử sách. Cũng tại Bắc thành này, Lê Đại Cang có điều kiện để bộc lộ, thi thố tài năng khi xử lý, giải quyết những công việc hành chính nan giải, khiến cho các bạn đồng liêu và dân chúng vị nể, được chính vua Minh Mạng hết lời khen ngợi.

Đề xuất đưa tên danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên đường phố tại Hà Nội
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Hội thảo Lê Đại cang đã gợi lên nhiều câu chuyện của ngày hôm nay.

Điều mà các diễn giả muốn nhắc đến nhiều hơn cả về danh nhân Lê Đại Cang là những bài học làm người, làm quan từ ông.

Lê Đại Cang đã 20 lần thăng thưởng quan tước, nhưng cũng có đến 5 lần bị giáng chức, 1 lần bị án "trảm giam hậu"… Chẳng hạn như khi làm Quản lý Đê chính, dù có rất nhiều công trạng, ông cũng từng bị 2 lần bị giáng chức do sửa đắp đê không đúng quy định, hay do vỡ đê ở Sơn Nam.

Ông hai lần bị giáng chức từ đại thần thành lính khiêng võng, lúc làm Tổng đốc, Tuần phủ An -Hà… Dẫu vậy, sau những "ba đào" ấy, Lê Đại Cang vẫn tận tụy với bất kể nhiệm vụ nào được giao.

Vì thế, theo PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi, cuộc đời làm quan của Lê Đại Cang khi gặp thời thành công không đắc chí, lúc sa cơ thất bại ông vẫn không nản chí.

Cuộc đời ông là tấm gương đối với các quan chức về sự tận tụy, hết mình, luôn đi sâu đi sát thực tế, tới tận nơi xem tình hình cụ thể. "Trong đó có những bài học về không sợ hiểu lầm, không sợ bị vu oan, giáng họa, khi làm quan có lúc thăng trầm; cái gì có lợi cho dân thì gắng sức làm, cái gì có hại cho dân thì tuyệt đối tránh" - PGS. TS Nguyễn Thị Phương Chi nhấn mạnh.

Góp thêm một câu chuyện, nhà văn Hoàng Quốc Hải nhắc đến tài xử án của Lê Đại Cang đã tìm ra "Viên dịch Hình tào nhiều người tham nhũng" khi ông được cử làm khâm sai ra Bắc thành xét xử các vụ án tồn đọng.

Ông nói: "Nhân việc ngày xưa liên hệ đến ngày nay mà buồn cho nền công lý nước nhà. Có vụ án xử đi xử lại tới 10 năm vẫn chưa thành án. Có vụ án quy tội giết người nhưng chưa thi hành án như ở Bắc Giang, ở Bình Thuận. Công dân phải ngồi tù hơn 10 năm mới phát hiện oan sai".

Đề xuất đưa tên danh sĩ Lê Đại Cang vào ngân hàng tên đường phố tại Hà Nội
Hậu duệ của Lê Đại Cang xúc động trước những ghi nhận của các học giả với tiền bối của mình


Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Hội thảo về Lê Đại Cang hôm nay rất có ý nghĩa. Theo ông, cuộc hội thảo về Lê Đại Cang đã gợi ra không ít những vấn đề của đời sống hôm nay. Ông cũng lên tiếng yêu cầu các địa phương cần bảo tồn các di sản của Lê Đại Cang tại địa phương mình.

Lê Đại Cang, tự Thống Thiện, hiệu Kỳ Phong, biệt hiệu Cư Chính Thị, sinh năm Tân Mão (1771) tại thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; là cháu 6 đời của công thần Lê Công Triều tháp tùng Chúa Nguyễn vào Nam. Ông là một vị quan triều Nguyễn, trải qua ba đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Trong 40 năm làm quan từ chức Tri huyện tới quyền Tổng trấn, Tổng đốc, Thượng thư, Tham tán đại thần…, Lê Đại Cang đã thực thi nhiệm vụ ở khắp ba miền đất nước, trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, có đóng góp rất đáng quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin liên quan

Đọc thêm

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Xem thêm