Thứ ba 28/03/2023 05:53 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Đền Củi (Đền ông Hoàng Mười): Chốn linh thiêng tìm về

Văn hóa -
In bài viết

Đông đảo du khách lựa chọn Đền Củi (Đền ông Hoàng Mười) bởi sự linh thiêng và phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Những nét truyền thống ấn tượng tại Hội đền Đông Bộ Đầu Lễ hội đền Đông Cuông chính thức ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Chính thức khai mạc lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2023 Đặc sắc lễ hội ''Tế khai sắc, Rước khai xuân'' tại đền Voi Phục Sơn Tây: Hàng ngàn du khách thành tâm dâng hương khai hội đền Và

Du khách thập phương ghé thăm Đền Củi

Đền Củi hay còn được gọi là đền chợ Củi (địa chỉ tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), là địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Nơi đây có vị trí đắc địa, lưng tựa núi Hồng Lĩnh, bên cạnh là dòng sông Lam thơ mộng. Đây là điểm đến được đông đảo du khách lựa chọn bởi sự linh thiêng và phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Theo lịch sử đền chợ Củi, ông Hoàng Mười là con của Long Thần Bát Hải Đại Vương. Ông vốn là quan trên Đế Đình, thần tiên chốn Đào Nguyên. Sau đó, ông giáng trần theo lệnh để giúp dân chúng và thân thế của ông sau khi hạ phàm có rất nhiều dị bản.

Tuy nhiên, đối với người dân Hà Tĩnh thì ông Hoàng Mười là hiện thân của vị tướng Lê Khôi, gọi Lê Lợi bằng chú. Ông theo Lê Lợi và có nhiều chiến công lớn trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược. Ông làm quan qua 3 triều đại nhà Lê và được phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục, Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng.

Tương truyền rằng, ông là người yêu nước thương dân. Khi một trận cuồng phong ập đến khiến nhà cửa đổ nát, ông đã cùng binh sĩ lên ngàn chặt tre, mở kho lương cứu tế giúp dân. Tuy nhiên, khi đến chân núi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, thuyền của ông đã bị nhấn chìm.

Dân làng thương tiếc cử hành tang lễ thì bỗng trời nổi mây ngũ sắc, kết thành hình xích mã và thi thể ông nổi lên mặt nước nhẹ tựa như không. Khi vào đến bờ thì đột nhiên mối đã đùn đất lên, che lấy di quan của ông. Cảm phục và biết ơn, người dân nơi đây đã lập đền và suy tôn ông là Đức ông Hoàng Mười.

Đền Củi được thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống, đậm dấu ấn thời Nguyễn. Mặc dù đã qua vài lần tôn tạo nhưng vẫn giữ được hồn cốt nét xưa cổ kính. Tham quan ngôi đền được xây dựng khá uy nghi, nằm ngay bên bờ sông Lam và chính giữa có trụ cao 2,85m xây theo kiểu chồng diêm.

Từ tam quan bước lên 12 bậc là đến hạ điện, được bố trí thành các cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười, cung Trần Triều.

Đền Củi chốn linh thiêng tìm về

Từ ngàn năm qua, đền Củi có tiếng linh thiêng, dân gian truyền rằng người thành tâm thì cầu gì được đó. Vì vậy, không chỉ người dân Hà Tĩnh mà du khách thập phương cũng về đền Củi vãn cảnh, hành lễ cầu bình an, công danh, tài lộc… Nhất là trong những ngày lễ hội đền chợ Củi thì người dân càng đổ về đây nhiều hơn.

Hằng năm, đền Củi có 3 ngày đại lễ, bao gồm:

Ngày 3/3 Âm lịch: Giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Ngày 20/8 Âm lịch: Giỗ Hưng Đạo Đại Vương

Ngày 10/10 Âm lịch: Giỗ Đức Quan Hoàng Mười.

Cao Sơn
www.phapluatplus.vn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Thiên Ân, Trang Hý "sang chấn tâm lý" với thử thách bắt rắn, kỳ nhông

Thiên Ân, Trang Hý "sang chấn tâm lý" với thử thách bắt rắn, kỳ nhông

TTTĐ - Tập 12 "Sao nhập ngũ 2023" vừa lên sóng đã gây chú ý bởi nhiều tình tiết vui nhộn, hài hước những cũng không kém phần kịch tính: Thiên Ân kiếm đồ ăn “nơi hoang đảo”, sợ rắn nhưng ăn thì khen ngon nức nở; Trang Hý dũng cảm bắt rắn, được giáo viên tuyên dương và trở thành chiến sĩ mẫu trước Thiên Ân; Nhã Phương nghẹn ngào sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại hội thao dùng lượng nổ đánh mục tiêu, bật khóc vì “quá tự hào về bản thân”.
Tin khác
[Xem thêm]
Trang thơ lảnh lót tiếng chim...

Trang thơ lảnh lót tiếng chim...

TTTĐ - Đây là một bài thơ đậm chất trữ tình, tự sự của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Trong đó có khá nhiều câu chữ, hình ảnh rất thơ, khắc họa tâm trạng nhân vật rất tài tình. Đó là những hình ảnh: "Mùa thu chìm dưới đáy", "Chở nắng Hà thành thiên di miền ngược", "Những cọng sen tàn than thở hỏi nhau"...
Đưa nền công nghiệp văn hóa lên bản sắc riêng

Đưa nền công nghiệp văn hóa lên bản sắc riêng

TTTĐ - Muốn công nghiệp văn hóa phát triển thì rất cần có những sản phẩm để tạo ra giá trị kinh tế đồng thời phải giới thiệu được văn hóa của Hà Nội tới khách du lịch. Những nghệ nhân trẻ, cùng với tài năng, tâm huyết và sự nhanh nhạy của mình đã và đang tiếp tục phát huy nghề truyền thống, tạo nên các sản phẩm độc đáo, mới lạ, trở thành một tác nhân quan trọng trong công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Khi giới trẻ say mê số hóa di sản…

Khi giới trẻ say mê số hóa di sản…

Những năm gần đây, ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia vào việc phục dựng, số hóa di tích, di sản, góp phần bảo tồn di sản văn hóa Việt. Điều này cho thấy, giới trẻ không hề “quay lưng” với với các giá trị truyền thống.
TP Hồ Chí Minh: Khai mạc triển lãm kỉ niệm 70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam

TP Hồ Chí Minh: Khai mạc triển lãm kỉ niệm 70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 23/2, Nhà văn hóa Điện ảnh tại TP Hồ Chí Minh (Viện phim Việt Nam), Trường Đại học Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dấu ấn 70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023)” để cung cấp những thông tin bổ ích về ngành Điện ảnh Việt Nam trong 70 năm qua đến với đông đảo người xem.
Xem phiên bản di động