Tag

Đến năm 2100: Nhiều thành phố Châu Á có nguy cơ bị “chìm”

Nhìn ra thế giới 09/03/2023 16:47
aa
TTTĐ - Theo một nghiên cứu kết hợp cả tác động của biến đổi khí hậu với những biến động tự nhiên của đại dương, một phần của các thành phố lớn nhất Châu Á có thể chìm dưới nước vào năm 2100 do mực nước biển dâng cao.
Nghiên cứu dự đoán các siêu đô thị ở Châu Á như Manila (Philippines) có nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao (Ảnh: Getty)
Nghiên cứu dự đoán các siêu đô thị ở Châu Á như Manila (Philippines) có nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao (Ảnh: Getty)

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), Đại học La Rochelle ở Pháp và Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR). Nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn mới và những cảnh báo rõ ràng về tác động tồi tệ có thể xảy ra đối với hàng triệu người.

Mực nước biển tăng lên do nhiệt độ đại dương tăng và mức độ băng tan chưa từng có do biến đổi khí hậu gây ra. Kết quả là một số đô thị ven biển tại Đông Nam Á có thể trở thành điểm nóng mới của tình trạng nước biển dâng.

Ví dụ, tại thủ đô Manila của Philippines, nghiên cứu dự đoán các sự kiện lũ lụt ven biển trong thế kỷ tới sẽ xảy ra thường xuyên hơn 18 lần so với trước đây do biến đổi khí hậu.

Nếu kết hợp với các biến động tự nhiên dẫn đến tình trạng nước biển dâng, lũ lụt có thể xảy ra nhiều hơn 96 lần trước đây.

Ông Lourdes Tibig, cố vấn khoa học khí hậu của Viện Khí hậu và thành phố bền vững ở Philippines, cho biết, những phát hiện của nghiên cứu nhấn mạnh tính cấp bách của việc giải quyết biến đổi khí hậu.

Mưa to gây ngập lụt ở Bangkok, Thái Lan tháng 9/2022 (Ảnh: Workpoint Today)
Mưa to gây ngập lụt ở Bangkok, Thái Lan tháng 9/2022 (Ảnh: Workpoint Today)

“Thế giới cần cần hành động chống biến đổi khí hậu một cách cấp bách và tham vọng hơn để bảo vệ hàng triệu người sống trong các siêu đô thị ven biển”, ông Tibig nói.

Tuy nhiên, Manila - nơi có hơn 13 triệu người dân sinh sống, không hề đơn độc trước các mỗi đe dọa từ khí hậu.

Nghiên cứu đã chỉ ra thủ đô Bangkok (Thái Lan), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Yangon (Myanmar) cùng với Chennai và Kolkata (Ấn Độ), một số hòn đảo nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương và Tây Ấn Độ Dương có nguy cơ đặc biệt cao.

Chỉ tính riêng các siêu đô thị Châu Á, trên 50 triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao hơn dự kiến. Trong đó, gần 30 triệu người ở Ấn Độ, 11 triệu người ở Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh hơn 9 triệu và Yangon khoảng 5,6 triệu người. Ngoài ra, mực nước biển dọc theo bờ biển phía Tây của Mỹ và Australia cũng đang tăng nhanh.

Dự báo về thay đổi mực nước biển được nêu trong nghiên cứu sẽ không xảy ra trước khi kết thúc thế kỷ XXI. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo nếu tốc độ phát thải khí nhà kính tăng lên, mối đe dọa sẽ trở nên cận kề hơn.

“Từ góc độ chính sách, chúng ta phải chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất”, nhà khoa học Aixue Hu, một trong những tác giả của nghiên cứu nói.

Nghiên cứu cũng cho thấy các sự kiện xảy ra tự nhiên như El Niño, một hiện tượng thời tiết khiến phần lớn Tây Thái Bình Dương, Australia và Châu Á ấm hơn bình thường, có thể làm tăng 20 - 30% mực nước biển so với dự đoán trước đó.

Nhiều khu dân cư bị ngập nghiêm trọng ở Pakistan trong trận lũ lụt lịch sử năm 2022 (Ảnh: AFP)
Nhiều khu dân cư bị ngập nghiêm trọng ở Pakistan trong trận lũ lụt lịch sử năm 2022 (Ảnh: AFP)

Bằng chứng, hồi năm ngoái, biến đổi khí hậu đã gây ra các đợt lũ lụt nghiêm trọng chưa từng có ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Một phân tích của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh Châu Âu đã mô tả năm 2022 là “một năm khí hậu cực đoan”, trong đó có lũ lụt gây chết người ở Pakistan. Tháng 6/2022, khoảng 1/3 diện tích của Pakistan chìm trong nước, 33 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại 40 tỷ USD, trở thành thảm họa “lũ lụt nghiêm trọng nhất trong lịch sử”.

Các nước như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia cũng đo được lượng mưa chưa từng có trong vài thập kỷ qua khiến hàng trăm người tử vong.

Đồng thời, nhiệt độ trên các đại dương đang ở mức cao nhất từ ​​trước đến nay và dự kiến ​​tiếp tục tăng. Nhiệt độ đại dương đã ở mức cao kỷ lục vào năm ngoái, vượt qua kỷ lục được thiết lập vào năm 2021 theo báo cáo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) hồi tháng 1 vừa qua.

Bốn năm qua cũng là 4 năm nóng nhất được ghi nhận đối với các đại dương trên hành tinh. “Chúng tôi dự đoán năm 2023 sẽ ấm hơn năm 2022”, ông Gavin Schmidt, nhà khoa học khí hậu tại NASA, cho biết vào tháng 1/2022.

Việt Nam xếp thứ 5 Châu Á - Thái Bình Dương về cơ sở lưu trú đạt huy hiệu Du lịch Bền vững Việt Nam xếp thứ 5 Châu Á - Thái Bình Dương về cơ sở lưu trú đạt huy hiệu Du lịch Bền vững
Công bố khảo sát về thói quen cá nhân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công bố khảo sát về thói quen cá nhân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Việt Nam đứng thứ 6 các nền ẩm thực ngon nhất Châu Á Việt Nam đứng thứ 6 các nền ẩm thực ngon nhất Châu Á

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm