Tag

Đi bộ cũng cần văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông 12/11/2021 12:33
aa
TTTĐ - “Đi bộ là việc ai cũng biết, cần gì phải học?” - nhiều người đã đặt câu hỏi như vậy khi được tuyên truyền về đi bộ đúng luật, đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, nhận thức đó có phần thiếu hụt, bởi Luật Giao thông đường bộ quy định rất chi tiết về việc đi bộ đúng cách.
Ba đối tượng trộm cắp đi bộ trốn chốt kiểm dịch vào Hà Nội Hà Nội: Phạt 42 triệu đồng 21 trường hợp tụ tập trên cầu vượt đi bộ đường Hồ Tùng Mậu

Tiềm ẩn nguy cơ khi đi bộ không đúng luật

Cuối tháng trước, khi Hà Nội mới nới lỏng giãn cách xã hội, anh Phạm Minh Quân ở quận Nam Từ Liêm, cùng bạn bè tụ tập liên hoan tại một quán rượu gần nhà. Anh tự bấm bụng rằng đã uống rượu bia thì không được lái xe nên cẩn thận đi bộ đến địa điểm tụ họp. Sau chầu nhậu mềm môi, anh Quân loạng choạng đi bộ về nhà, bước qua dải phân cách cứng, ngỡ rằng như thế sẽ tiện hơn.

Tuy nhiên, một đồng chí Công an phường chứng kiến sự việc đã dừng anh lại và nhắc nhở. "Uống rượu bia rất có hại cho cơ thể" - đồng chí công an nhẹ nhàng nói - "Hơn nữa, anh đi bộ băng ngang đường, trèo qua dải phân cách cứng là vi phạm luật giao thông". Nghe vậy, anh Quân mới sực tỉnh và nhận ra: Đi bộ cũng phải tuân thủ luật giao thông nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn cho chính mình và người đi đường.

Hàng ngày, trên các tuyến đường của Hà Nội, dễ dàng bắt gặp những người đi bộ bất chấp pháp luật về giao thông, bỏ mặc những lưu ý của cơ quan chức năng và coi thường cả sự an toàn của người khác, cũng như chính bản thân họ. Sinh viên băng ngang đường ở Đại Cồ Việt, người tập thể dục trèo qua dải phân cách tại đường Trần Khánh Dư, những cô chú bán rong lênh khênh đẩy xe hàng trên vỉa hè ở đường Quang Trung... đó là những ví dụ rất điển hình về vi phạm pháp luật khi đi bộ.

Người đi bộ cần chấp hành di chuyển trên vỉa hè đúng quy định
Người đi bộ cần chấp hành di chuyển trên vỉa hè đúng quy định

Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, tình hình vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn của Việt Nam mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn nghiêm trọng và trở thành một vấn đề lớn của xã hội. Đặc biệt, tình trạng người đi bộ vi phạm luật giao thông diễn ra khá phổ biến trên nhiều tuyến đường như người đi bộ vượt qua dải phân cách, qua đường không đúng nơi quy định, không chấp hành đèn tín hiệu giao thông… Những hành vi vi phạm này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông nhưng số biên bản xử lý các trường hợp vi phạm của người đi bộ lại rất ít, không đáng kể.

Phớt lờ quy định, các vi phạm liên quan đến người đi bộ (đi không đúng làn đường, vượt đèn đỏ…) tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự an toàn giao thông vẫn diễn ra phổ biến. Những hành vi vi phạm này không chỉ bị xử lý hành chính mà còn có thể bị xử lý hình sự nếu là nguyên nhân gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Mặt khác, hành vi vi phạm luật giao thông của người đi bộ còn có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân họ. Hồi đầu năm 2021, trên tuyến đường Nguyễn Trãi, hai người đi bộ ngang đường đã xảy ra va chạm với xe máy, khiến cả 2 người này tử vong, trong đó có một bạn trẻ sinh năm 2000. Cũng đầu năm nay, một người bán hàng rong đã thiệt mạng do va chạm với xe bus khi di chuyển ngang qua ngã tư Văn Cao - Đào Tấn.

Cần có chế tài cứng rắn hơn

Đến thời điểm hiện tại các quy định đảm bảo quyền lợi, sự an toàn của người đi bộ cũng như các phương tiện tham gia giao thông đã có từ lâu, song có một thực tế không thể phủ nhận, việc người đi bộ phớt lờ các quy định, ngang nhiên vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn diễn ra khá nhức nhối.

 người đi bộ vượt qua dải phân cách là vi phạm Luật giao thông
Người đi bộ vượt qua dải phân cách là vi phạm Luật giao thông

Luật Giao thông đường bộ đã qui định rõ người đi bộ khi tham gia giao thông phải thực hiện theo các quy định: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Đồng thời, nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn, nhường đường cho các phương tiện giao thông đang đi trên đường và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và qua đường đúng các vị trí. Đặc biệt, trên đường có dải phân cách, người đi bộ không được vượt qua dải phân cách. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các vi phạm khi các quy định về ATGT.

Hình ảnh vụ tai nạn khiến 2 người đi bộ ngang đường thiệt mạng tại đường Nguyễn Trãi
Hình ảnh vụ tai nạn khiến 2 người đi bộ ngang đường thiệt mạng tại đường Nguyễn Trãi

Thời gian tới, để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người đi bộ, nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông hiện nay, hạn chế các nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông do người đi bộ, các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt một số công tác.

Cụ thể, các lực lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, với các ban ngành, đoàn thể, cơ quan trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và nếu cần thiết, hãy xử lý thật nghiêm những hành vi này để răn đe, phòng ngừa chung.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ trên các phương tiện truyền thông, ở trường học, cơ quan, xí nghiệp, cộng đồng dân cư để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông để bảo vệ mình, thì biện pháp xử phạt nghiêm vi phạm hành chính là một trong các hình thức quan trọng để nâng cao ý thức của người đi bộ. Việc xử phạt hành vi người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ không khó. Cảnh sát giao thông cần cương quyết trong việc xử lý vi phạm, dù mức phạt có thể còn thấp, dù có thể mất nhiều thời gian.

Giải pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người đi bộ vi phạm, khi bị lập biên bản vi phạm hành chính mà không mang theo căn cước công dân, tiền nộp phạt, thì lực lượng chức năng ngoài việc lập biên bản theo thủ tục chung, cần chụp ảnh, lấy dấu vân tay người vi phạm và hẹn ngày đến cơ quan công an xuất trình phiếu thu đã nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.

Đọc thêm

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông Văn hóa giao thông

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao nhận thức về lái xe an toàn và văn hóa giao thông trong cộng đồng, Toyota Việt Nam đồng hành cùng Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024 với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông”.
Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Trong đêm 21/2, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an quận Hồng Bàng, Công an huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã triển khai lực lượng tuần tra vũ trang trên 1 số tuyến, địa bàn trọng điểm.
Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng Văn hóa giao thông

Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng

TTTĐ – Tài xế điều khiển xe 16 chỗ “đua tốc độ” đã bị Phòng CSGT - Công an tỉnh Kon Tum xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có lệnh vận chuyển”.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn Văn hóa giao thông

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 18/2/2024 chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng) vừa tạm giữ phương tiện của 2 trường hợp điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng
Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn Văn hóa giao thông

Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 16/2, Công an TP HCM đã thông tin về tình hình an toàn trật tự thành phố trong 7 ngày Tết Giáp Thìn 2024, theo đó đã xử phạt hơn 2.600 trường hợp người vi phạm nồng độ cồn.
Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 25 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Văn hóa giao thông

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/1/2024 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông Văn hóa giao thông

"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông

TTTĐ - Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia diễn ra sáng 9/1 tại Hà Nội.
Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm Văn hóa giao thông

Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm

TTTĐ - Văn hóa giao thông đang được đặt làm một trong những điểm nhấn quan trọng trong Quy tắc ứng xử tại Hà Nội nhằm duy trì ý thức và xây dựng hình ảnh văn minh, thanh lịch cho cư dân Thủ đô. "Bức tranh" về tình hình di chuyển của người dân Hà Nội dịp cuối năm khá nhiều "màu sắc" vì thế chúng ta cần ý thức cao hơn nữa để đón Tết an toàn và hạnh phúc.
Xem thêm