Tag

Đô thị trước những thách thức về rủi ro thiên tai

Môi trường 20/10/2022 14:00
aa
TTTĐ - Những năm vừa qua, thiên tai trên thế giới và trong khu vực diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, là một trong những mối lo lớn nhất của nhân loại. Ở nước ta, thiên tai đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố cực đoan, bất thường, khó dự báo, cảnh báo.
Hiệu ứng tích cực từ Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh Các địa phương ven biển đề phòng những hiện tượng thiên tai cực đoan Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi chủ động ứng phó với bão số 3 Hà Nội lên phương án đề phòng úng ngập mùa mưa bão Trận động đất ở Kon Plong (Kon Tum): Mạnh nhất trong hơn một thế kỷ

Phần lớn đô thị nằm trong vùng dễ tổn thương

Trong 20 năm vừa qua, các khu vực trên cả nước đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng; Tác động xấu đến môi trường sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.

Theo số liệu thống kê cho thấy, thiên tai có xu thế ngày càng gia tăng bất thường. Số lần xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng lớn, nghiêm trọng hơn, nhất là bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn...

Mỗi năm trung bình thiên tai làm trên 400 người chết và mất tích, thiệt hại vật chất khoảng 1-1,5% GDP và ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội; Đồng thời tác động lớn đến sự phát triển bền vững của đất nước. Thiệt hại trên biển đã giảm tuy nhiên thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền núi hiện có xu hướng gia tăng.

Đô thị trước những thách thức về rủi ro thiên tai
Cứ mỗi khi mưa to, nhiều khu vực tại TP Hà Nội lại rơi vào cảnh ngập lụt

Đặc biệt, đô thị được xem là nơi chịu thiệt hại nhiều nhất trước thiên tai bởi tính tập trung dân cư, tài sản và nằm ở những vị trí dễ bị tổn thương. Trong hơn 20 năm qua, số lượng đô thị tăng nhanh (từ 629 năm 1999 lên 862 đô thị năm 2020), tỷ lệ đô thị hóa từ 20,7% năm 1999 lên 40% năm 2020. Tính đến năm 2021, cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III và 89 đô thị loại IV. Nếu không có giải pháp ứng phó hiệu quả cho vùng tập trung cao dân cư, công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng ở các đô thị thì mức độ tổn thương sẽ tăng lên nhiều.

Đáng nói, hiện nay cả 5 thành phố lớn trực thuộc Trung ương là TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và toàn bộ hệ thống đô thị ven biển đều chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Tại TP HCM, hiện tượng ngập đã ảnh hưởng đến 47% dân số thuộc diện nghèo. Gần một nửa số phường xã bị ngập thường xuyên với diện tích 110.000ha và 12% dân số thành phố. Hạn hán cũng diễn ra trong 3 - 4 tháng mỗi năm, đặc biệt nghiêm trọng vào những năm 1993, 1998, 2002 và 2020.

Tình trạng ngập lụt đô thị hiện nay ở Việt Nam đã trở thành vấn đề bức xúc và dường như ngày càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động biến đổi khí hậu, đặc biệt đối với các thành phố ven biển. Nguyên nhân được xác định là chưa thực hiện việc lồng ghép, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu trong công tác quy hoạch đô thị vì trên thực tế các giải pháp riêng lẻ đã không mang lại hiệu quả.

Đô thị trước những thách thức về rủi ro thiên tai
Tình trạng ngập lụt đô thị đã trở thành vấn đề bức xúc và ngày càng trở nên trầm trọng hơn dưới tác động của thiên tai

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, ở Việt Nam sẽ có khoảng 115 đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu (rong đó có 21 đô thị ven biển, 6 đô thị ven vịnh lớn, 12 đô thị giáp sông lớn và 76 đô thị ven sông, kênh rạch nhỏ, vùng trũng). Các đô thị ven biển và khu dân cư vùng bờ biển là vùng dễ bị tổn thương nhất. Nhiều người lao động di cư nghèo sống trong điều kiện nhà ở tồi tàn vì thế bị tổn thương cao do thiên tai.

Giảm nhẹ tác động, rủi ro thiên tai đến phát triển đô thị

Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020". Ðây là cơ sở quan trọng để triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, do hệ thống đô thị nước ta đã có bước phát triển nhanh về số lượng với 862 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%, nên cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Ðó là sự hình thành và phát triển đô thị còn thiếu kiểm soát, hệ thống đô thị của các tỉnh phát triển vượt dự báo phát triển đô thị quốc gia, vùng. Trong khi đó, trình độ và chất lượng quản lý đô thị lại chưa theo kịp thực tiễn phát triển; Trình độ và năng lực dự báo của quy hoạch cũng chưa đáp ứng được xu thế phát triển đô thị; Phát triển đô thị mất cân đối, hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ và quá tải...

Đô thị trước những thách thức về rủi ro thiên tai
Ngập do triều cường ở TP Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh ấy, sự tác động của biến đổi khí hậu đã khiến cho những bất cập của đô thị càng trở nên trầm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Hà Nội - một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới, đang phải hứng chịu những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra.

Theo đó, gần 4.000ha diện tích nội thành có nguy cơ tổn thương cao và 648ha có nguy cơ tổn thương rất cao. Theo số liệu thống kê, trước năm 1970 tần suất mưa, lụt lớn tại thành phố Hà Nội xảy ra từ 15 đến 25 năm/lần. Trong vòng 60 năm qua, các đợt lũ lụt xảy ra trở nên thường xuyên hơn với tần suất 5 - 7 năm/lần.

Cùng với đó, dân số của Hà Nội cũng tăng cao, hiện thành phố có khoảng hơn 10 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm hơn 40%. Không những thế, với 17 khu công nghiệp, hơn 1.300 làng nghề, hơn 5,3 triệu xe gắn máy và 560.000 ô tô, mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ ước tính trên 38 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng dầu… Ðây chính là nguồn phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp và hành động đã được quy định trong đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013 - 2020", như: Lồng ghép việc thích ứng với biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị.

Đô thị trước những thách thức về rủi ro thiên tai
Quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ góp phần tạo điều kiện giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai

Trong đó quy hoạch đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu phải góp phần tạo điều kiện giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, tạo điều kiện thực hiện các biện pháp công trình và phi công trình, tạo điều kiện cứu trợ khi có tai họa và phục hồi sau tai họa.

Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ ngập úng/bản đồ thích ứng với biến đổi khí hậu, bộ chỉ số đánh giá mức độ chống chịu tác động của biến đổi khí hậu. Tăng cường hiệu lực, cơ chế, chính sách về quản lý xây dựng và phát triển đô thị.

Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả của công tác dự báo, giám sát và cảnh báo sớm. Tập trung hoàn thành việc xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước, cải tạo và chống lấn chiếm thu hẹp hồ ao, sông, kênh trong đô thị. Thường xuyên nạo vét khơi thông dòng chảy; Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê bao, đê xung yếu, bờ ngăn chống lũ. Khảo sát và xây dựng các hồ, hầm lưu trữ nước mưa tại các đô thị.

Mặt khác, chính quyền các cấp cần đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản trong tư duy, hành động về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.

Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên khó lường và mang tính cực đoan nhiều khi ngoài dự báo của các cơ quan chuyên môn. Thích ứng, giảm thiểu hay tăng cường năng lực đô thị ứng phó là việc làm rất cần thiết, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các ngành, các cấp và mỗi người dân.

Đọc thêm

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Nam Bộ tiếp tục diễn ra. Ngày 27-28/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; thời điểm diễn ra nắng nóng từ 12-15 giờ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.
Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng Môi trường

Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng

TTTĐ - Bãi bồi ven sông Thu Bồn qua Gò Nổi, thị xã Điện Bàn thời gian qua bị các đối tượng ngang nhiên trộm cát khiến người dân và chính quyền vào cuộc.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26-27/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%; thời gian xảy ra nắng nóng từ 12-15 giờ.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh” Môi trường

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

TTTĐ - Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại Môi trường

Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại

TTTĐ - Lực lượng chức năng Bộ Công an phối hợp với các đơn vị tại tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra đột xuất khuôn viên khu B, nhà máy xử lý chất thải thông thường và nguy hại thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nơi có dấu hiệu chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại.
Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá Môi trường

Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá

TTTĐ - Mỏ cát ĐB2B tại thị xã Điện Bàn chưa thăm dò khoáng sản vừa được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào danh mục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác Môi trường

Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25-26/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 45-50%.
Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre Môi trường

Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre

TTTĐ - Nhân Ngày Nước thế giới 22/3, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh đoàn Bến Tre, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng 2 hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn cho người dân.
Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng Môi trường

Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng

TTTĐ - Mặc dù chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng xuống hành lang đường, hệ thống đê điều, sông ngòi, đất nông nghiệp… Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra công khai, gây nhức nhối trong dư luận.
Bắc Bộ có mưa rải rác, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ có mưa rải rác, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác còn khu vực Nam Bộ trời nắng nóng.
Xem thêm