Tag

"Đổi đời" nhờ nghề nuôi ong lấy mật tại Kim Sơn

Nông thôn mới 28/08/2019 07:03
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đã và đang phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Kim Sơn (Sơn Tây, Hà Nội). Để giúp đỡ nhau cùng phát triển, các hộ dân trong xã đã liên kết xây dựng hợp tác xã nuôi ong và tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi ong lấy mật, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn.

Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Nguyễn Xuân Quyền, xã Kim Sơn (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

Bài liên quan

Mê Linh tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Quốc Oai hoàn thành mục tiêu 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thanh Trì xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí trở thành quận

Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân

Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn có cách đây hơn 30 năm nhưng ở thời điểm đó chỉ dừng lại ở các hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Đến năm 2007, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc nuôi ong lấy mật nên các hộ dân trong xã Kim Sơn đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ lúc đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên đăng ký tham gia, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 4.000 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 35.000-40.000 lít/năm.

Phát huy những lợi thế sẵn có, cùng với mong muốn tạo thêm liên kết chặt chẽ để hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, đầu năm 2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 80 - 200 đàn, cho lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn cho biết: Nghề nuôi ong lấy mật mỗi năm được thu hoạch ba lần, tuy nhiên đợt thu hoạch vào mùa Xuân sẽ cho năng suất và chất lượng mật cao nhất. Hiện tại, Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn đang có 39 hộ dân tham gia, trong đó hộ nuôi nhiều nhất là trên 200 đàn, còn hộ nuôi ít nhất là gần 100 đàn.

Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn giới thiệu về mô hình nuôi ong lấy mật
Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn giới thiệu về mô hình nuôi ong lấy mật

Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong toàn xã, các hội viên đều chia sẻ kinh nghiệm của mình với nhau bằng đam mê, tâm huyết và hoàn toàn miễn phí. Khoảng vài tháng, hợp tác xã lại tổ chức họp tổ một lần, còn việc trao đổi kinh nghiệm luôn diễn ra hằng ngày giữa các thành viên. Mọi người có khúc mắc hay gặp phải vấn đề gì có thể liên hệ hỏi các thành viên khác ngay. Riêng trong năm 2018, hợp tác xã đã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc ong, đồng thời hỗ trợ thu mua, tiêu thụ một phần mật ong cho các thành viên.

Do có sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, sản lượng mật ong từ đầu năm đến nay của tổ liên kết đạt 30.000 lít, tăng khoảng 8.000 - 9.000 lít so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn có quy định mức giá chung cho mỗi lít mật ong là 220.000/lít và được các hộ thực hiện nghiêm túc. Ngoài doanh thu từ khai thác mật, các hộ còn có tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, thu hoạch phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập từ 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm (tùy quy mô chăn nuôi).

Cùng với sự giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố, thị xã Sơn Tây cũng đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”. Sản phẩm mật ong cung ứng cho thị trường đã có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Vì vậy, mật ong Kim Sơn gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách.

"Nhờ có nghề nuôi ong lấy mật mà nhiều hộ dân trong xã đã được "đổi đời", có việc làm ổn định và chất lượng đời sống được nâng cao. Chúng tôi đang có dự định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân đàn để mở rộng quy mô nuôi ong, vừa tạo thêm việc làm cho bà con, vừa tăng thêm thu nhập”, ông Nguyễn Xuân Quyền chia sẻ.

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong lấy mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác. Ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn khẳng định: "Nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. Với diện tích đất vườn của gia đình, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong…Hiện nay gia đình tôi đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con, và hơn 100 thùng ong. So với các con vật khác, mức độ rủi ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp các hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm”.

Cũng theo ông Hòa, việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc từ người đi trước. Người nuôi ong muốn phát triển được bền vững thì phải tạo thành một khối, cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Có thể nhận thấy một điều rằng, chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Kim Sơn. Qua đó, đóng góp vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn xã đã đạt trên 41 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 1,7%.

Ông Nguyễn Xuân Quyền cho biết, hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn đang có 39 hộ dân tham gia
Ông Nguyễn Xuân Quyền cho biết, hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn đang có 39 hộ dân tham gia

Không chỉ xã Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ cũng đang mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 5 - 12 hộ thành viên. Riêng phường Xuân Khanh đã thành lập tổ hợp tác nuôi ong với 22 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 50 - 70 đàn, hộ nuôi nhiều nhất là 200 đàn.

Đồng chí Lê Thị Chính, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho biết: Để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2019 của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn.

Để tạo điều kiện cho nghề nuôi ong xã Kim Sơn phát triển bền vững và mang lại giá trị cao cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố. Đặc biệt là đối với công tác thông tin thị trường, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong Kim Sơn.

Cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây” nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó khuyến khích các hộ dân trên địa bàn phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế trang trại, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm