Tag

Đời sống công nhân: Khéo “co” chưa lo đủ “ấm”

BHXH & Đời sống 17/03/2018 14:39
aa
TTTĐ - Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có gần 40 khu, cụm công nghiệp, chế xuất (KCN, KCX) thu hút hàng trăm nghìn công nhân, lao động. Phần lớn, họ là những người xa quê về Thủ đô để lập nghiệp. Vài năm trở lại đây, điều kiện sinh hoạt và làm việc của công nhân trong các KCN, KCX đã có nhiều cải thiện song họ vẫn không thoát khỏi cảnh bấp bênh. Để bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này, từ số này, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đăng loạt bài: Đời sống công nhân tại các khu công nghiệp – khu chế xuất: Khéo “co” chưa lo đủ “ấm”...

Đời sống công nhân: Khéo “co” chưa lo đủ “ấm”

Bài 1: Tận mục sở thị những khu nhà "ổ chuột"

Đa phần công nhân lao động tại các khu công nghiệp đều phải thuê nhà trọ để ở. Nếu được công ty hỗ trợ nhà ở hoặc có điều kiện kinh tế, họ sẽ thuê những căn hộ chung cư hoặc các phòng trọ rộng rãi, sạch sẽ. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít, còn hầu hết công nhân đều phải sống trong các khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường và nhu cầu sinh hoạt.

Chỉ là tạm bợ

Sáng ngày 13/3, chúng tôi về xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) nơi có hàng nghìn phòng trọ cho công nhân đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long thuê. Dọc con đường dẫn vào thôn Tây Bầu hai bên hàng quán mọc lên san sát, không khí mua bán sôi động, tấp nập chẳng khác gì các con phố bên nội thành. Vào một ngõ nhỏ, không gian như trầm lắng, bớt nhộn nhịp hơn, thay vào đó là sự yên tĩnh đến lạ thường bởi phía trong là các dãy phòng trọ - nơi các công nhân thuê.


Đời sống công nhân: Khéo “co” chưa lo đủ “ấm”
Công nhân trong khu nhà ở gần KCN Bắc Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Vương Đức

Đang loay hoay tìm cách tiếp xúc với các công nhân chúng tôi gặp anh Phan Văn Tú (quê ở Như Xuân, Thanh Hóa), công nhân một công ty trong KCN Bắc Thăng Long. Theo lời kể của anh Tú, quanh khu vực này có rất nhiều xóm trọ dành cho công nhân. Điểm chung của các dãy trọ là đóng cửa suốt ngày vì chủ nhân của nó đều là công nhân. Sau mỗi ca làm mệt mỏi họ lại nhanh chóng trở về phòng để ngủ, tách biệt với thế giới ồn ào bên ngoài.

Kể về hoàn cảnh của các công nhân đang sống tại xóm trọ, anh Tú cho hay: "Hầu hết công nhân sống ở đây đều là người tỉnh lẻ, có hoàn cảnh khó khăn, ở quê không kiếm được việc làm ổn định nên ra Hà Nội lập nghiệp. Với đồng lương ít ỏi, chi phí sinh hoạt cao nên chúng tôi phải ở trong các phòng trọ với giá chỉ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng. Để tiết kiệm chi phí, những công nhân chưa lập gia đình thường ở chung 2-3 người một phòng khoảng 10m2. Phía cuối dãy trọ kia là khu vệ sinh dùng chung của cả xóm. Vì là vệ sinh chung, chẳng ai quan tâm, dọn dẹp nên lúc nào cũng bốc mùi khai nồng, rất khó chịu”.

Chính vì cuộc sống khó khăn nên sau gần 10 năm làm công nhân ở đây, anh Tú vẫn chưa kiếm nổi tiền để cưới vợ. Ngày hùng hục làm, tối về quanh quẩn khu nhà trọ, ai bày gì thì xúm lại chơi cái ấy. "Thật ra, ở đây cũng có ngành “công nghiệp giải trí” nhưng với công nhân, chơi một bữa thì nhịn đói cả tuần”, anh Tú chia sẻ.

Theo anh Tú, những người công nhân đang sống tại các khu nhà trọ "ổ chuột" chỉ xác định ở tạm bợ còn bao giờ mới kết thúc chuỗi ngày sống này thì không ai trả lời được. Chỉ biết là hàng ngày, hàng giờ họ vẫn phải sống trong không gian chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh môi trường và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là điều khó tránh khỏi…

Phòng ở “đa năng”

Rời xóm trọ nhỏ, chia tay anh Tú, chúng tôi tiếp tục đến một xóm trọ khác tại thôn Đông Bầu (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Mặc dù chỉ cách nhau con đường cao tốc nhưng không gian sống của hai bên có sự khác nhau rất lớn. Khác xa với không khí nhộn nhịp, tấp nập bên thôn Tây Bầu, ở đây mọi thứ rất tĩnh lặng, không có nhiều hàng quán. Các công nhân sinh sống tại đây vẫn thường đùa nhau rằng, một bên là thành phố còn một bên là nông thôn.

Đời sống công nhân: Khéo “co” chưa lo đủ “ấm”
Dãy phòng trọ nơi anh Nguyễn Văn Thái sinh sống rất chật chội và luôn vắng bóng người

Đi sâu vào trong một con ngõ nhỏ, chúng tôi tìm đến xóm trọ của anh Nguyễn Văn Thái, 30 tuổi (quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa), làm việc tại một công ty trong KCN Bắc Thăng Long. Anh Thái cho hay: "Vì không có điều kiện kinh tế nên chúng tôi thường thuê phòng trọ tuềnh toàng, mùa hè nóng hừng hực, mùa đông lại lạnh giá. Quanh KCN có phòng trọ khang trang hơn nhưng chúng tôi không có khả năng để thuê ".

Anh Thái gọi nơi mình đang tá túc là “chỗ ở đa năng”. Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngỡ ngàng, anh Thái liền phân tích: “Vì không gian căn phòng chật hẹp nên công nhân chúng tôi phải “sáng tạo” để sử dụng hết công suất của nó. Trong diện tích chưa đến 10m2 của căn phòng, tôi phải thiết kế một góc đặt giường ngủ, một góc làm bếp nấu, phần còn lại để đồ dùng sinh hoạt và diện tích chính giữa phòng thì làm nơi ăn uống và chỗ để xe vào ban đêm.

Sống trong cùng dãy trọ, công nhân Vũ Thị Hoa, quê ở Nghệ An bộc bạch: “Thu nhập của chúng tôi khá thấp nên 3, 4 công nhân phải thuê chung một phòng trọ cho tiết kiệm tiền sinh hoạt”.

Qua quan sát, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận thấy, các phòng trọ của công nhân, được thiết kế úp mặt vào nhau, ở giữa là hành lang rộng khoảng 1m, dùng làm lối đi lại và phơi quần áo…. Mỗi phòng được xây dựng với diện tích từ 10 đến 12m2, tường bao quanh thấp, trên lợp tôn, hoặc pro xi măng. Khu vệ sinh, tắm giặt được bố trí chung tại một vị trí. Nhìn chung, đó là một không gian nhếch nhác, chật chội.

Khi được hỏi, tất cả công nhân đều có chung tâm tư, nguyện vọng là mong những doanh nghiệp trong các KCN, KCX sớm quan tâm đến việc đầu tư các hạng mục công trình phúc lợi xã hội như nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, nhà giữ trẻ, trường mầm non, khu vui chơi giải trí, thể dục, thể thao… để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của công nhân sinh hoạt hàng ngày.



Nên quy trách nhiệm cho các nhà đầu tư

Nâng cao đời sống của công nhân lao động tại các KCN, KCX là nội dung luôn được TP Hà Nội, các cấp công đoàn chú trọng. Thời gian vừa qua, đã có 2.468 lượt công nhân, viên chức lao động được trợ cấp với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng, 15 công nhân lao động được hỗ trợ xây dựng “Mái ấm công đoàn”. Tuy nhiên, những hoạt động này chưa đồng đều, không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo công nhân lao động.

Để nâng cao đời sống cho công nhân, lao động thiết nghĩ thành phố cần có chính sách cụ thể quy trách nhiệm cho các nhà đầu tư; hỗ trợ vay vốn cho các dự án xây nhà ở, nhà trẻ, công trình phúc lợi cho người lao động trong các KCN, KCX. Khi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân phải quan tâm đến nhu cầu của công nhân, có tính đến điều kiện như: Giá cả, diện tích, trường học, bệnh viện, khu vui chơi...


(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Trao tặng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn huyện biên giới BHXH & Đời sống

Trao tặng bảo hiểm y tế cho học sinh khó khăn huyện biên giới

TTTĐ - Công an tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức trao tặng 175 thẻ bảo hiểm y tế và quà nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện biên giới Cư Jút.
Tích cực vận động Nhân dân không dùng tiền mặt BHXH & Đời sống

Tích cực vận động Nhân dân không dùng tiền mặt

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt.
Tích cực đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội BHXH & Đời sống

Tích cực đổi mới hoạt động truyền thông trên mạng xã hội

TTTĐ - Ngoài những hình thức truyền thông theo hình thức truyền thống như truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thành, tờ rơi, tờ gấp, băng rôn...), BHXH TP Hà Nội còn tích cực truyền thông trên các mạng xã hội như Zalo, TikTok hay Facebook.
Thực hiện nghiêm quy định về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành BHXH BHXH & Đời sống

Thực hiện nghiêm quy định về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành BHXH

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4331/BHXH-TTKT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh, thành phố) về việc tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quản lý thu, thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính.
Hà Nội: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững BHXH & Đời sống

Hà Nội: Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội như hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định của Trung ương và một số nhóm đối tượng đặc thù của thành phố. Đây được xem chính sách phù hợp với tình hình thực tế nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
Chậm đóng bảo hiểm xã hội, 3 doanh nghiệp bị xử phạt Xã hội

Chậm đóng bảo hiểm xã hội, 3 doanh nghiệp bị xử phạt

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng vừa có quyết định xử phạt hành chính 3 doanh nghiệp vì chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động.
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1-2/2024 vào cùng kỳ chi trả BHXH & Đời sống

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1-2/2024 vào cùng kỳ chi trả

TTTĐ - BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan Bưu điện tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1, tháng 2/2024 vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2024, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời tới người hưởng.
Quyết liệt đôn đốc thu, giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN Xã hội

Quyết liệt đôn đốc thu, giảm tỷ lệ chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

TTTĐ - BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH các tỉnh) tăng cường thực hiện các giải pháp đôn đốc thu, giảm nợ tiền chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Quy định mới khi thực hiện thủ tục hành chính ngành BHXH BHXH & Đời sống

Quy định mới khi thực hiện thủ tục hành chính ngành BHXH

TTTĐ - BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4144/BHXH-VP gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc không yêu cầu công dân nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành BHXH Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già Xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Tích lũy khi trẻ, vui khỏe khi già

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phối hợp Bưu điện thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân tuyên truyền bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Chương trình được tổ chức đồng loạt tại 30 quận, huyện, thị xã.
Xem thêm